Giải Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 2. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Video giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Lời giải:
- Cần phải nghiên cứu, phục dựng lại lịch sử, vì:
+ Tìm hiểu về quá khứ lịch sử, tìm hiểu về cội nguồn tổ tiên là nhu cầu tự thân của con người. Từ rất xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng…
+ Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, những bí ẩn này đã thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
- Ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử:
+ Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
Lời giải:
- Vai trò và ý nghĩa của lịch sử:
+ Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Lời giải:
(*) Giới thiệu sơ lược: lịch sử, truyền thống của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An)
- Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có tiền thân từ hai trường: Trường Quốc học Vinh và trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.
+ Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/9/1920 theo Quyết định của Khâm sứ Trung kỳ. Năm 1943 đổi tên là Trường Quốc học Nguyễn Công Trứ.
+ Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng được tách ra từ trường Quốc học Huế năm 1947.
+ Năm 1950, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất, Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu IV đã quyết định sát nhập trường Quốc học Nguyến Công Trứ và trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, lấy tên là Trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Trường được dời về xã Bạch Ngọc (tức là xã Lam Sơn, huyện Đô Lương ngày nay) và là trường cấp 3 duy nhất của Nghệ An lúc bấy giờ.
+ Đến năm 1955, trường trở về Vinh.
+ Từ năm 1962, do sự nghiệp giáo dục phát triển, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều trường cấp 3 ở các huyện được thành lập, trường được đổi tên là trường phổ thông cấp 3 Vinh; đến năm 1976 đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Vinh I. Năm 1981 được mang tên Trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng cho đến ngày nay
- Ngay từ những năm đầu mới thành lập thầy và trò trường Quốc học Vinh đã biến nơi đây thành vườn ươm mầm của cách mạng, thành nơi bồi dưỡng, đào tạo biết bao nhân sỹ yêu nước, biết bao chiến sĩ cách mạng, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử trường bước sang trang mới, thầy trò tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nhiều học sinh nhà trường lại xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến tranh gian khổ, nhờ sự chở che đùm bọc của nhân dân, thầy và trò của trường lại “cõng” giáo án, sách vở sơ tán về các miền quê Nghệ-Tĩnh để hoàn thành sự nghiệp “trồng người”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thầy và trò lại cùng nhau sơ tán về Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, tổ chức dạy và học trong các lán tranh tre có lũy, hào bao quanh dưới bom đạn của giặc Mỹ.
- Khi đất nước thống nhất, thầy và trò trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục nỗ lực thi đua dạy tốt - học tốt, viết thêm những trang sử truyền thống của nhà trường.
- Những đóng góp của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh của trường đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba, Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, nhiều Bằng khen và cờ thi đua của Bộ GD & ĐT và của UBND tỉnh Nghệ An. Nhà trường đã được công nhận là trường THPT đạt Chuẩn quốc gia. Đặc biệt, năm 2010, Chủ tịch nước đã tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động cho trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - đây là trường THPT đầu tiên của tỉnh Nghệ An vinh dự nhận danh hiệu cao quý này.
* Cảm xúc của em: cảm thấy vô cùng tự hào khi được trở thành học sinh của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, ngôi trường đã giúp nhiều thế hệ học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ, luôn vững bước trước mọi khó khăn thử thách, tích cực chuẩn bị nền móng cho tương lai rộng mở. Và em cảm thấy thật hạnh phúc khi có một phần thanh xuân ở trong này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời
Câu hỏi 1 trang 18 Lịch sử 10: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
Lời giải:
- Chúng ta phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử không ngừng biến đổi và phát triển gắn với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,…Nhận thức lịch sử có thể thay đổi theo thời gian.
+ Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...
+ Việc học tập lịch sử sẽ giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức , hoàn thiện kĩ năng, xây dựng sự tự tin để thích ứng với những thay đổi mới của xã hội, tạo ra cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,…
Lời giải:
- Một số bộ phim có sử dụng chất liệu và tri thức lịch sử:
+ Phim tài liệu: “Những người chốt giữ thành cổ”, “Khát vọng Hoàng Sa - Trường Sa”; “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với ba nước Đông Dương”, “Con đường đã chọn”… của trung tâm sản xuất phim Điện ảnh Quân đội nhân dân.
+ Phim Thái sư Trần Thủ Độ của đạo diễn Đào Duy Phúc (được thực hiện bởi hãng phim truyện Việt Nam).
+ Phim: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh
+ Phim “Phượng Khấu” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh
+ Phim “Trò đời” của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang
+ Phim “thương nhớ ở ai” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh
- Một số chương trình truyền hình có sử dụng chất liệu và tri thức lịch sử:
+ Chương trình: Kí ức vui vẻ được công chiếu trên kênh VTV3
+ Chương trình: chuyện cũ dấu xưa được công chiếu trên kênh VTV9
Lời giải:
- Chúng ta có thể học tập lịch sử qua rất nhiều hình thức như: Tham quan tại các bảo tàng, các khu tưởng niệm, di tích; hoặc tìm hiểu lịch sử qua việc đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát, câu chuyện liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử qua đài, mạng youtube,….
- Hình thức giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất là xem các bộ phim hoạt hình, hoặc các bộ phim tài liệu, phim dựng lại lịch sử,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 18)
Lời giải:
* Tri thức thức sử có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội.
- Vai trò:
+ Tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
- Ý nghĩa:
+ Giúp con người nhận thức được cội nguồn,bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và chung sống trong thế giới đa dạng.
+ Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh gặp những sai lầm trong quá khứ.
+ Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ và thời cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động phát triển của hiện tại.
* Ví dụ cụ thể:
+ Ví dụ 1: sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược Nam Việt đã để lại bài học kinh nghiệm về việc chú trọng tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
+ Ví dụ 2: thất bại của nhà Hồ trước quân xâm lược Minh (vào đầu thế kỉ XV) đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc về vai trò và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Theo em, quan điểm “Học tập lịch sử chi diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên” chưa đúng. Bởi vì học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học, khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá lịch sử suốt đời. Vì:
+ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
+ Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
+ Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
+ Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công, là nền tảng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và chung sống trong thế giới đa dạng.
+ Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới trong tương lai cho các thế hệ trẻ.