Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 14: Nam châm
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm
Video giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm
Nam châm có tính chất gì mà chúng lại được sử dụng nhiều như thế?
Trả lời:
Nam châm có thể hút được các vật liệu từ, hút (hoặc đẩy) một nam châm khác khi chúng đặt gần nhau.
I. Sự định hướng của thanh nam châm
+ Khi thanh nam châm đã nằm yên, ghi lại hướng trục dài của nó.
+ So sánh kết quả của em với kết quả của nhóm bạn khác.
+ Rút ra kết luận về sự định hướng của thanh nam châm tự do.
Trả lời:
- Sau khi thanh nam châm đã nằm yên trở lại, hướng của nó chỉ hướng Bắc – Nam.
- Kết quả của em và các nhóm bạn khác là như nhau.
- Từ đó, rút được kết luận, thanh nam châm tự do luôn nằm theo một hướng xác định Bắc – Nam nếu như không chịu tác động của bất kì ngoại lực nào.
Trả lời:
Trong thí nghiệm hình 14.2, khi treo thanh nam châm gần một nam châm khác thì hướng của nó sẽ bị thay đổi.
Trả lời:
Đặt hệ thống nam châm trên một mặt phẳng cố định sao cho kim nam châm không chịu lực tác dụng của gió, của nam châm hay các vật liệu từ khác. Khi kim nam châm đã nằm yên, nó nằm dọc theo hướng địa lí nam bắc. Cực từ bắc của nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất, cực từ nam của nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất.
II. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau
Thực hành trang 77 KHTN lớp 7: Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh.
+ Làm tương tự cho cực từ nam của thanh nam châm A.
Trả lời:
+ Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm B lại gần cực từ bắc của thanh nam châm A, ta thấy, hai cực từ này đẩy nhau.
+ Với trường hợp đưa cực từ bắc của thanh nam châm B lại gần cực từ nam của thanh nam châm A, ta thấy, 2 cực từ này hút nhau.
Trả lời:
Treo thanh nam châm B vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh, để thanh B có thể di chuyển tự do dễ dàng.
Ta đưa cực từ bắc (cực N) của thanh A lần lượt lại gần 2 đầu của thanh B:
+ Nếu thấy 2 cực này hút nhau thì xác định đó là cực từ nam (cực S) của thanh B.
+ Nếu thấy 2 cực này đẩy nhau thì xác định đó là cực từ bắc (cực N) của thanh B.
Thực hành trang 78 KHTN lớp 7:
Một thanh nam châm và các vật làm bằng đồng, nhôm, sắt, nhựa, thủy tinh, gỗ, …
+ Lần lượt đưa các cực từ của thanh nam châm lại gần mỗi vật nói trên.
+ Ghi các kết quả thí nghiệm vào bảng.
Trả lời:
Kết luận: Nam châm có tác dụng lên một số vật liệu từ như sắt, không có tác dụng trên các vật liệu như đồng, nhôm, nhựa, thủy tinh và gỗ.
Trả lời:
Tại các cực từ, nam châm tác dụng mạnh nhất lên vật liệu từ hoặc lên nam châm; vậy ta sẽ lần lượt đặt hai thanh vuông góc với nhau, đầu của thanh này ở giữa thanh kia:
- Nếu 2 thanh hút nhau rất mạnh thì thanh đặt nằm ngang là thanh sắt, thanh còn lại là nam châm.
- Nếu 2 thanh gần nhau không hút nhau thì thanh đặt nằm ngang là thanh nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
Trả lời:
Em không thể sử dụng nam châm để tách nickel, sắt hoặc cobalt; do cả 2 chất đó đều là các vật liệu từ và đều chịu tác dụng lực từ của nam châm