Phân tích những mâu thuẫn trong "Vĩnh biệt cửu trùng đài" của Lưu Quang Vũ.

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 11 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài:  Phân tích những mâu thuẫn trong "Vĩnh biệt cửu trùng đài" của Lưu Quang Vũ.  ngữ văn lớp 11 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 11 hơn.

417
  Tải tài liệu

Phân tích những mâu thuẫn trong "Vĩnh biệt cửu trùng đài" của Lưu Quang Vũ.

A/ Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Huy Tưởng

- Giới thiệu khái quát vở kịch Vũ Như Tô, đặc biệt là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

* Bối cảnh của vở kịch: Viết về sự kiện trong khoảng thời gian từ năm 1516 - 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, khi đó ở kinh thành Thăng Long, xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình, cùng lúc đó kiến trúc sư đại tài Vũ Như Tô lại cho xây dựng Cửu Trùng Đài đồ sộ và tốn kém. Khi công trình tâm huyết của mình bị thiêu rụi, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn. 

* Mâu thuẫn của vở kịch:

- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực; giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ.

- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân lao động đồng thời là mâu thuẫn nội tâm Vũ Như Tô. 

* Cụ thể các mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn bao gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài.

+ Tên vua Lê Tương Dực: Không chăm lo cho đời sống dân chúng mà ăn chơi sa đọa.

=> Mâu thuẫn: Chỉ vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hắn cho lệnh tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, hành hạ những người chống đối khiến nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, xung đột ngày càng dâng cao đã gây ra hậu hỏa kinh hoàng cho triều đình. 

- Mâu thuẫn giữa các phe nội phản trong triều đình:

+ Phe cánh đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau là Ngô Hạch, An Hòa Hầu dấy binh nổi loạn, lôi kéo người làm phản, giết Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Đan Thiềm, phá hủy Cửu Trùng Đài.

+ Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ trong triều đình.

- Mâu thuẫn gay gắt nhất là giữa Vũ Như tô với nhân dân lao động:

+ Nhân dân với tầm nhìn thực tế, lợi ích nhất thời, thiết thực.

+ Người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô: Yêu cái đẹp, hoài bão lớn, tâm huyết nhiều nhưng tài năng thể hiện không đúng chỗ, đúng lúc; không ý thức được hậu quả khôn lường xuất phát từ phía đại chúng. 

=> Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo của mình. 

- Mâu thuẫn trong nội tâm Vũ Như Tô: Cũng chính là bắt nguồn từ người dân và thợ thuyền

+ Người dân: Phải chịu cuộc sống đói khổ, bị hành hạ, bóc lột nên oán giận vua và kẻ khởi xướng xây dựng Cửu Trùng Đài.

+ Kiến trúc sư: Chỉ say sưa với tác phẩm của mình, quên đi thực tại của nhân dân.

=> Khi công trình bị thiêu rụi, người nghệ sĩ vẫn nghĩ mình vô tội, một lòng sống chết bảo vệ công trình dang dở, vẫn khăng khăng tin bản thân quang minh chính đại.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

B/ Sơ đồ tư duy

C/ Bài văn mẫu

Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – mẫu 1

Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được Nguyền Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941. Từ vở kịch, ba hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943-1944, Nguyễn Huy Tướng đã sửa lại thành vở kịch 5 hồi. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi thứ V (Một cung cấm) của vở kịch Vũ Như Tô.

Trong đoạn trích có hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực và mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ.

Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực: Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài: các nhân vật này đã xuất hiện từ những đoạn trước. Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, các nhân vật này chỉ xuất hiện qua lời của Đan Thiềm: Dân gian đói kém nổi lên tứ tung... khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Các nhân vật này cũng xuất hiện qua lời của tên nội gián: Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu. Mâu thuẫn trong hồi V đạt đến đỉnh điểm và được giải quyết trọn vẹn. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là mâu thuẫn bị chi phối bởi các mâu thuẫn khác và được các mâu thuẫn ấy làm cho tăng lên.

Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ:

Trịnh Duy Sản coi Kim Phượng và các cung nữ là phương tiện hành lạc của vua Lê Tương Dực, chính vì vậy mâu thuẫn này cũng được đẩy lên đến đỉnh cao. Kim Phượng và các cung nữ đã lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong thoát tội, mong thoát khỏi sự trừng phạt của phe nổi loạn.

Mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô cũng được thể hiện rõ nét. Một bộ phận lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cuộc nổi loạn do bị đói khổ, bị áp bức đến nghẹt thở. Họ oán giận triều đình, oán giận kiến trúc sư Vũ Như Tô và cả Đan Thiềm. Trong khi đó, Vũ Như Tô say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế lòng dân. Đến khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Vũ Như Tô vẫn cho là mình vô tội, còn muốn chứng minh sự quang minh chính đại của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu. Đặc biệt, Vũ Như Tô muôn sống chết cùng Cửu Trùng Đài, vì ông coi đó là lẽ sống của chính mình. Đây là mâu thuẫn giữa con người xã hội và con người nghệ thuật trong Vũ Như Tô. Các mâu thuẫn trong đoạn trích gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và cuối cùng được giải quyết một cách trọn vẹn.

Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.

Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: Nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì nhân dân sẽ không rơi vào cảnh lầm than vì bản thân Lê Tương Dực không thể làm được. Tuy nhiên hành động giết hại Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài lại thể hiện tính thái quá. Giá trị nghệ thuật trong công trình và công sức của nhân dân bỏ vào đó thật lớn lao, nếu có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuật và cho chính người dân.

Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ và hành động để khắc họa tính cách nhân vật. Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của tác giả. Tác giả giải quyết mâu thuẫn một cách tài tình.

Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – mẫu 2

Vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng được sáng tác dựa trên một sự kiện lịch sử từng xảy ra ở Thăng Long dưới thời vua Lê Tương Dực. Vở kịch xoay quanh cuộc đời của người nghệ sĩ Vũ Như Tô với khát vọng xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, trở thành niềm tự hào của đất nước nhưng vì xung đột với lợi ích của nhân dân mà trở thành đối tượng của lòng căm thù. Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được những mâu thuẫn mang tính đối kháng để đẩy xung đột kịch lên cao trào, từ đó đặt ra bao bài học nhân văn sâu sắc về nghệ thuật, người nghệ sĩ.

Mâu thuẫn được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là những mâu thuẫn mang tính đối kháng vô cùng căng thẳng và không thể giải quyết. Trước hết đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bạo chúa với cuộc sống khổ cực của người dân. Lê Tương Dực muốn xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi, hưởng thụ mà dùng quyền lực để bóc lột tiền bạc, xương máu của người dân, gây nên bao cảnh lầm than, khiến bao gia đình li tán, con xa cha, vợ chìa chồng, oán hận chất chồng. Khi mâu thuẫn này được đẩy lên cao nhất, nhân dân đã nổi dậy phá hủy tất cả, giết chết bạo chúa, đốt cháy Cửu Trùng Đài và bắt giữ người xây dựng Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô.

Mâu thuẫn được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là những mâu thuẫn mang tính đối kháng vô cùng căng thẳng và không thể giải quyết. Trước hết đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bạo chúa với cuộc sống khổ cực của người dân. Lê Tương Dực muốn xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi, hưởng thụ mà dùng quyền lực để bóc lột tiền bạc, xương máu của người dân, gây nên bao cảnh lầm than, khiến bao gia đình li tán, con xa cha, vợ chìa chồng, oán hận chất chồng. Khi mâu thuẫn này được đẩy lên cao nhất, nhân dân đã nổi dậy phá hủy tất cả, giết chết bạo chúa, đốt cháy Cửu Trùng Đài và bắt giữ người xây dựng Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô.

Đến cuối cùng khi mọi thứ bị phá hủy: bạo chúa bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt, bản thân Vũ Như Tô bị bắt thì ông đã tuyệt vọng kêu lên đầy đau đớn “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài”. Và đến cuối người nghệ sĩ ấy vẫn không thôi trăn trở “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội”.

Thông qua những xung đột kịch mang tính đối kháng, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mang đến sự kịch tính, căng thẳng cho đoạn trích mà còn qua đó gửi gắm được bao bài học, thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và người nghệ sĩ với cuộc đời.

Bài viết liên quan

417
  Tải tài liệu