Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 10
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
Bài 1: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. nơtron và electron.
Đáp án: C
Bài 2: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å.
a) Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
A. 2,47 g/cm3.
B. 9,89 g/cm3.
C. 5,20 g/cm3.
D. 5,92 g/cm3.
b) Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là
A. 2,31.1011 kg/cm3.
B. 1,38.1014 kg/cm3.
C. 2,89.1010 kg/cm3.
D. 2,31.1013 kg/cm3.
Đáp án: a/ B; b/ D
Coi nguyên tử crom là hình cầu, thể tích nguyên tử là
V=(4/3) πr3 = 8,78. 10-24 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của nguyên tử là
D = m/V = (52.1,67.10-24)/(8,78. 10-24 ) = 9,89 (g/cm3)
Thực tế coi nguyên tử là một quả cầu rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
Thể tích hạt nhân là : V = 4/3 πr3= 3,76.10-39 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của hạt nhân là :
D = m/V = (52.1,67.10-27)/(3,76.10-39 ) = 2,31.10-13 (kg/cm3)
Bài 3: Bắn một chùm tia αđâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 106.
B. 107.
C. 108.
D. 109.
Đáp án: C
Khi bắn một chùm tia α qua 1 nguyên tử : các tia sẽ đi qua tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân.
Tỉ lệ giữa tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân là : (πd2)/(πd'2 )
Trong đó: d là đường kính của nguyên tử và d’ là đường kính hạt nhân. Tỉ lệ này bằng (104)2 = 108.
Vậy: khi có 1 tia α gặp hạt nhân thì có 108 hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử.
Bài 4: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. nơtron và electron
Đáp án: C
Bài 5: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
A. 78,26.1023 gam.
B. 21,71.10-24 gam.
C. 27 đvC.
D. 27 gam
Đáp án: C
mp = 13.1,6726.10-24 = 21,71.10-24 g
Bài 6: Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là
A. 5,418.1021
B. 5,4198.1022
C. 6,023.1022
D. 4,125.1021
Đáp án: B
Số nguyên tử của phân tử NH4NO3 = 0,01.6,022.1022.(1 + 4 + 1 + 3) = 5,4198.1022
Bài 7: Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).
A. 1,52 A0
B. 1,52 nm
C. 1,25nm
D. 1,25A0
Đáp án: D
1 mol nguyên tử Cr chứa 6,022.1023 nguyên tử Cr
Vtinh thể = 52/7,19 = 7,23 (cm3)
Vnguyên tử Cr = 0,68.7,23/6,023.1023 = 8,16.10-24 cm3 = 4πR3/3
R = 1,25.10-8 cm = 1,25 A0
Bài 8: Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là:
A. 15,66.1024
B. 15,66.1021
C. 15,66.1022
D. 15,66.1023
Đáp án: D
nFe = 0,1 mol → số nguyên tử Fe = 0,1.6,023.1023 = 6,023.1022
Số hạt p = 26.6,023.1022 = 15,66.1023
Bài 9: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là
A. electron.
B. proton.
C. nơtron.
D. nơtron và electron.
Đáp án: B
Bài 10: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nowtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
A. 1 và 0.
B. 1 và 2.
C. 1 và 3.
D. 3 và 0.
Đáp án: B
Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là:
Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nowtron trong hạt nhân là 2.
Bài 11: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân.
Cho các phát biểu sau về X:
X có 26 nơtron trong hạt nhân.
X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
X có điện tích hạt nhân là 26+.
Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: B
Phát biểu 2 và 3 đúng.
Bài 12: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
A. +79.
B. -79.
C. -1,26.10-17 C.
D. +1,26.10-17 C.
Đáp án: D
Điện tích hạt nhân là +1,26.10-17 C, hoặc kí hiệu là 79+.
Bài 13: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là
A. 2+.
B. 12+.
C. 24+.
D. 10+.
Đáp án: A
Bài 14: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
A. ≈ 1,0.
B. ≈ 2,1.
C. ≈ 0,92.
D. ≈ 1,1.
Đáp án: A
Nguyên tử Na có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử, 11 proton và 12 nowtron trong hạt nhân.
Vì me ≈ 9,1. 10-31 kg và mn ≈ mp ≈ 1,67.10-27 kg.
me << mn và mp.
Như vậy, coi như khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
Bài 15: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 4m.
B. 40 m.
C. 400 m.
D. 4000 m.
Đáp án: C
Nếu đường kính hạt nhân là 4cm thì đường kính nguyên tử khoảng:
4.104 cm = 400 m