Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 30 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 8

353
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 : Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Câu 1: Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ?

   A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.

   B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc Ngữ)

   C. Lên án phong tục tập quán lạc hậu

   D. Tất cả đều đúng.

Chọn đáp án:

Giải thích: Trang 145, mục 2

Câu 2: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo ?

   A. Thái Phiên và Trần Cao Vân

   B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.

   C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.

   D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.

Chọn đáp án: A. Thái Phiên và Trần Cao Vân

Giải thích: Trang 146, mục 2

Câu 3: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?

   A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mjang để đánh đuổi thực dân Pháp.

   B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

   C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

   D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Chọn đáp án: B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

Giải thích: Nhận thấy Nhật Bản rất phát triển từ khi duy tân, nên cả Phan Bội CHâu và Phan Châu Trinh đều muốn học tập con đường duy tân để áp dụng vào nước mình.

Câu 4: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn ?

   A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

   B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

   C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

   D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Chọn đáp án: D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Giải thích: Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của những nhà cách mạng đi trước nhưng Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cứu nước đó không đúng đắn, người ví con đường đó là Đuổi hổ cửa trước, rước Beo cửa sau

Câu 5: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

   A. Tự lực tự cường.

   B. Tự lực cánh sinh

   C. Tự lực khai hóa

   D. Tư do dân chủ

Chọn đáp án: C. Tự lực khai hóa

Giải thích: Các chính sách của Phan Châu Trinh nhằm giúp dân tộc Việt Nam từ bỏ những cổ hủ, lạc hậu, tiếp thu cái mới mang tính chất, tự lực khai hóa. Ngoài ra, khi Pháp vào Việt Nam với khẩu hiệu khai hóa văn minh, để chống đối lại Phan Châu Trinh đã đưa ra giải pháp là tự lực khai hóa

Hỏi đáp VietJack

Câu 6: Mục đích của Hội Duy Tân là gì?

   A. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.

   B. Bạo động vũ trang chống Pháp.

   C. Nâng cao dân trí.

   D. Nâng cao dân trí, dân quyền.

Chọn đáp án: A. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.

Giải thích: Trang 144, mục 1

Câu 7: Tổ chức phong trào Đông Du là ai?

   A. Phan Châu Trinh

   B. Hội Duy Tân

   C. Phan Bội Châu

   D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

Chọn đáp án: B. Hội Duy Tân

Giải thích: Trang 144, mục 1

Câu 8: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?

   A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ.

   B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.

   C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.

   D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.

Chọn đáp án: B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.

Giải thích: Trang 146, mục 3

Câu 9: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?

   A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.

   B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

   C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

   D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Chọn đáp án: C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

Giải thích: Phong trào chống sưu thuế năm 1908 là một trong những phong trào vận động duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng. Mặc dù kết quả của phong trào là thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng phong trào đã làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở một số vùng quê.

Câu 10: Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thông Việt Nam giảm sút?

   A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.

   B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.

   C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

   D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Chọn đáp án: C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

Giải thích: Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, mà Pháp là một trong những nước tham chiến. Người lao động bị đưa đi làm lính rất nhiều. Từ chỗ canh tác cây lúa, nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh, cung cấp cho Pháp.

Bài viết liên quan

353
  Tải tài liệu