Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 8

383
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 : Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Câu 1: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?

   A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam

   B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.

   C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

   D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Chọn đáp án: C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

Giải thích: Trang 139, mục 3

Câu 2: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề?

   A. Giai cấp tư sản dân tộc

   B. Tầng lớp tiểu tư sản.

   C. Giai cấp công nhân làm thuê.

   D. Giai cấp nông dân.

Chọn đáp án: D. Giai cấp nông dân.

Giải thích: Giai cấp nông dân là giai cấp khổ cực nhất trong xã hội. Họ bị tước đoạt ruộng đất, và chịu rất nhiều thứ thuế: thuế điền, thuế đinh, thuế sắt, thuế muối,…

Câu 3: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào?

   A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.

   B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề.

   C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát.

   D. Nông dân bị bần cùng hóa, không lối thoát.

Chọn đáp án: A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.

Giải thích: Trang 140, mục 1

Câu 4: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

   A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

   B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.

   C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.

   D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Chọn đáp án: C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.

Giải thích: Trang 140, mục 1

Câu 5: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là?

   A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.

   B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

   C. Những nhà thầu khoán, đại lý.

   D. Chủ xí nghiệp, chủ hang buôn bán.

Chọn đáp án: B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Giải thích: Trang 141, mục 2

Hỏi đáp VietJack

Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

   A. Cướp đoạt ruộng đất

   B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

   C. Thu tô nặng

   D. Lập đồn điền

Chọn đáp án: A. Cướp đoạt ruộng đất

Giải thích: Trang 138, thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất

Câu 7: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

   A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói

   B. Khai thác than và kim loại

   C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.

   D. Khai thác điện, nước.

Chọn đáp án: B. Khai thác than và kim loại

Giải thích: Trang 138, mục 2

Câu 8: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

   A. Chính sách “ chia để trị”

   B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt”

   C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.

   D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: A. Chính sách “ chia để trị”

Giải thích: Thực dân Pháp đã sử dụng chính sách : “ Chia để trị” theo đó Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa”.

Câu 9: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

   A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

   B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.

   C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

   D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Chọn đáp án: D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Giải thích: Trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp về cơ bản là quy mô nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Các chính sách, hình thức, mục tiêu của Pháp đều nhằm một mục đích duy nhất là bóc lột kinh tế, thu lợi nhuận

Câu 10: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

   A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

   B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học

   C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

   D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Chọn đáp án: C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

Giải thích: Trang 139, mục 3

Bài viết liên quan

383
  Tải tài liệu