Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 8

358
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 20 : Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Câu 1: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?

   A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.

   B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

   C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.

   D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.

Chọn đáp án: D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.

Giải thích: Trang 99, mục 1

Câu 2: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?

   A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

   B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.

   C. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.

   D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.

Chọn đáp án: A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

Giải thích: Trang 101. Mục 1

Câu 3: Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?

   A. Bất hợp tác với thực dân Anh

   B. Bạo động chống thực dân Anh

   C. Bất bạo động

   D. Thương lượng với thực dân Anh.

Chọn đáp án: A. Bất hợp tác với thực dân Anh

Giải thích: Trang 99, mục 1

Câu 4: Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?

   A. Xu hướng vô sản

   B. Xu hướng tư sản

   C. Xu hướng thỏa hiệp

   D. Phát triển song song tư sản và vô sản.

Chọn đáp án: D. Phát triển song song tư sản và vô sản.

Giải thích: Thời gian đầu các cuộc đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản, từ những năm 20, giai cấp vô sản từ bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng theo xu hướng vô sản

Câu 5: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

   A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú

   B. Lan rộng khắp các quốc gia

   C. Phong trào chủ tư sản phát triển.

   D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.
Chọn đáp án: D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.

Giải thích: Trang 101, mục 1

Hỏi đáp VietJack

Câu 6: Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á?

   A. Phong trào Ngũ tứ

   B. Xô viết Nghệ Tĩnh

   C. Cách mạng Mông cổ

   D. Khởi nghĩa Gia-va

Chọn đáp án: A. Phong trào Ngũ tứ

Giải thích: Trang 99, mục 1

Câu 7: Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?

   A. Học sinh

   B. Nông dân

   C. Công nhân

   D. Trí thức

Chọn đáp án: C. Công nhân

Giải thích: Trong giai đoạn đầu lực lượng chủ yếu của phong trào là học sinh, trí thức. Nhưng từ giai đoạn sau, lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.

Câu 8: Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?

   A. Qui mô của phong trào

   B. Hình thức đấu tranh

   C. Lực lượng tham gia

   D. Khẩu hiệu đấu tranh

Chọn đáp án: D. Khẩu hiệu đấu tranh

Giải thích: Khẩu hiệu đấu tranh của phong trào đó là : Trung Quốc là của người Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và sự quyết tâm chống lại đế quốc xâm lược.

Câu 9: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

   A. Tầng lớp trí thức mới

   B. Tầng lớp trí thức

   C. Giai cấp tư sản

   D. Tầng lớp công nhân.

Chọn đáp án: A. Tầng lớp trí thức mới

Giải thích: Trang 101, mục 1

Câu 10: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là?

   A. Xuất hiện các nhóm

   B. Xuất hiện các phái

   C. Xuất hiện các chính đảng

   D. Xuất hiện các hội.

Chọn đáp án: C. Xuất hiện các chính đảng

Giải thích: Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, các chính đảng ở Đông Nam Á lần lượt ra đời, tiêu biểu ở In-đô-nê-xia, Việt Nam,..

Bài viết liên quan

358
  Tải tài liệu