Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 8

471
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 19 : Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

   A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản

   B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường

   C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh

   D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Giải thích: Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với vai trò là một nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, lợi dụng tình hình châu Âu không ổn định đã tranh thủ sản xuất, buôn bán

Câu 2: Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?

   A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.

   B. Khủng hoảng tài chính

   C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp

   D. Khủng hoảng về ngoại thương

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 3: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?

   A. Thiếu nhan công để sản xuất

   B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

   C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

   D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.

Chọn đáp án: B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

Giải thích: Trong thời gian 1929 -1933, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, bên cạnh đó, Nhật lại là một nước nhỏ nghèo tài nguyên thiên nhiên dẫn đến việc không có nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng hóa

Câu 4: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài?

   A. Nhật chưa có thuộc địa.

   B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

   C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

   D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

Giải thích: Cuộc khủng hoảng làm cho kinh tế Nhật giảm sút mạnh, xã hội không ổn định. Những điều kiện trong nước không đủ để Nhật khôi phục kinh tế và xã hội, nên Nhật cần một thị trường, cần thuộc địa để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường.

Câu 5: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

   A. Thập niên 20 của thế kỉ XX

   B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

   C. Thập niên 40 của thế kỉ XX

   D. Thập niên 50 của thế kỉ XX

Chọn đáp án: B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

Giải thích: Trang 98, mục II

Hỏi đáp VietJack

Câu 6: Trong thời gian từ năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng mấy lần?

   A. 5 lần

   B. 7 lần

   C. 3 lần

   D. 2 lần

Chọn đáp án: A. 5 lần

Giải thích: Trang 96, mục I

Câu 7: Cuộc “ bạo động lúa gạo” diễn ra vào thời gian nào?

   A. 1914      B. 1919

   C. 1922      D. 1918

Chọn đáp án: D. 1918

Giải thích: Trang 96, mục I

Câu 8: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

   A. Cuộc bạo động lúa gạo

   B. Khủng hoảng tài chính 1927

   C. Đảng cộng sản Nhật thành lập

   D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính 1927

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 9: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?

   A. Trung Quốc

   B. Châu Á

   C. Đông Á

   D. Đông Nam Á

Chọn đáp án: A. Trung Quốc

Giải thích: Trang 97, mục II

Câu 10: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào?

   A. Ngăn cản được chiến tranh

   B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

   C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa

   D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Chọn đáp án: B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

Giải thích: Trang 98, mục II

Bài viết liên quan

471
  Tải tài liệu