
lee lee
Bạch kim đoàn
1,540
308
Câu trả lời của bạn: 15:36 18/12/2023
Vẽ −−→AE=−−→BA→
Khi đó ta có (−−→AH,−−→BA)=(−−→AH,−−→AE)=ˆHAE=α.
Tam giác ABC đều có AH là đường cao.
Suy ra AH cũng là đường phân giác của tam giác ABC.
Tam giác ABC đều, suy ra ˆBAC=60°=60°.
Do đó ˆHAB=12ˆBAC=12.60°=30°=.
Ta có: ˆHAE+ˆHAB=180° (hai góc kề bù)
⇔ˆHAE=180°−30°=150°
Câu trả lời của bạn: 15:30 18/12/2023
Ta có tam giác ABC cân tại A, tức là AB = AC và góc BAC là góc 90 độ. Gọi M là trung điểm của AB và N là trung điểm của AC.
Vì N là trung điểm của AC, ta có AN=NC. Do tam giác ABC cân tại A, nên AB=AC, từ đó suy ra AM=MC.
Gọi P là trung điểm của BC. Khi đó, ta biết rằng NP là đoạn thẳng nối hai trung điểm của tam giác ABC, do đó NP song song và bằng một nửa độ dài AC(hoặc AB).
Vì N là trung điểm của AC, suy ra NP cũng chính là đoạn thẳng AP, và NP cũng là BK do N là trung điểm của BK
Như vậy, BK=AP, tức là BK=NP Điều này chỉ xảy ra khi K nằm trên đoạn thẳng BP và K
Câu trả lời của bạn: 15:25 18/12/2023
a) Theo em minh có thể thực hiện khảo sát theo những cách: phỏng vấn, lập bảng hỏi.
b) Dữ liệu minh thu được là dữ liệu không là số, không thể sắp xếp thứ tự.
Câu trả lời của bạn: 15:25 18/12/2023
a) Theo em minh có thể thực hiện khảo sát theo những cách: phỏng vấn, lập bảng hỏi.
b) Dữ liệu minh thu được là dữ liệu không là số, không thể sắp xếp thứ tự.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:21 18/12/2023
Câu trả lời của bạn: 18:39 17/12/2023
con lo hoc mit
Câu trả lời của bạn: 18:37 17/12/2023
Câu trả lời của bạn: 18:36 17/12/2023
Câu trả lời của bạn: 18:32 17/12/2023
a. sv sản xuất: cỏ
sv tiêu thụ: dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, thỏ
sv phân giải: vi sinh vật
Câu trả lời của bạn: 18:26 17/12/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:24 17/12/2023
ý nghĩa: Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc thành tựu;
* Sự ra đời của nhà nước:
- Nhà nước Văn Lang:
+ Thời gian tồn tại: thế kỉ VII TCN – năm 208 TCN
+ Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
+ Tổ chức nhà nước còn khá sơ khai: đứng đầu là Hùng Vương; giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu Lạc tướng; đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.
- Nhà nước Âu Lạc:
+ Thời gian tồn tại: 208 - 179 TCN
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
+ Tổ chức nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang
* Hoạt động kinh tế:
- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp.
- Có bước tiến về công cụ kĩ thuật canh tác nông nghiệp.
- Nghề chăn nuôi, đánh cá, thủ công cũng phát triển.
* Đời sống vật chất:
- Bữa ăn:
+ Lương thức chính là lúa, gạo;
+ Thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.
- Trang phục:
+ Thường ngày phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khổ, ở trần, đi chân đất.
+ Cư dân thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật,...
- Nhà ở: chủ yếu cứ trú trong các nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
+ Thờ các vị thần tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực.
- Nghệ thuật: Đạt đến trình độ thẩm mĩ khá cao.
- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn. vị trí:Văn Lang: Văn Lang là quốc gia đầu tiên được lập ở vùng đồng bằng sông Hồng, có thủ đô là Phong Châu (nay là Phú Thọ).
Âu Lạc: Sau khi Văn Lang bị xâm chiếm, Âu Lạc được thành lập với thủ đô là Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).
Câu trả lời của bạn: 18:16 17/12/2023
Số ki lô gam gạo nếp cửa hàng có là :
600 : 100 x 30 = 180 (kg)
Số ki lô gam gạo tẻ cửa hàng có là :
600 - 180 = 420 (kg)
Đáp số : 420 kg
Câu trả lời của bạn: 21:19 15/12/2023
C Thu thập nguyện vọng của dân, chuẩn bị triệu tập Đông Dương đại hội.
Câu trả lời của bạn: 21:17 15/12/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 21:15 15/12/2023
“Thạch Sanh” là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện co tích Việt Nam.
Tác phẩm thuộc kiểu truyện về nhân vật dũng sĩ, trong đó nổi bật lên hình tượng người dũng sĩ tài năng, dũng cảm trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Cốt truyện của -dạng này thường li kì, hấp dẫn. nhiều chặng gắn với những chiến công của chàng dũng sĩ. Nhiều truyện dũng sĩ kế thừa thể loại thần thoại, mô tả chiến công kì vĩ của con người.
Việc tìm hiểu phẩm chất, vẻ đẹp cua nhân vật dũng sĩ không thể tách rời với việc phân tích những hành động’ những chiến công trong các chặng đường phát triển của câu chuyện.
Sự ra đời vừa khác thường, vừa bình thường cua Thạch Sanh.
Sự ra đời khác thường:
+ Chàng là thái tử do Ngọc Hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người.
+ Bà mẹ có thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh (bình thường các bà mẹ phàm trần chỉ mang thai chín tháng mười ngày thì sinh nở).
+ Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Sự ra đời bình thường:
+ Thạch Sanh ra đời gắn liền với một gia đình nông dân nghèo cha mẹ mất sớm, chỉ có chiếc búa là tài sản duy nhất.
+ Chàng là đứa trẻ mồ côi như rất nhiều những đứa trẻ khác trong xã hội.
Như vậy:
Thạch Sanh ra đời gắn liền với gia đình người nông dân, có cuộc sống đời thường, giản dị. Đây là kiểu xây dựng nhân vật theo mô-tip quen thuộc của truyện cổ tích. Chi tiết mở đầu báo hiệu cuộc đời tràn đầy yếu tố kì lạ, hoang đường của Thạch Sanh. Nguồn gốc thần linh đã tô điểm cho xuất thân cao quý, vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật.
Sức mạnh của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa sức mạnh phi thường của bậc thần tiên và cuộc sống chân chất của người phàm trần. Qua đó nhân dân muốn thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với những thân phận nghèo khổ trong xã hội, ca ngợi họ như những người anh hùng nghĩa hiệp, trừ hại cho dân, bảo vệ công lí, công bằng cho người dân.
Những chiến công của Thạch Sanh
Thạch Sanh lần lượt vượt qua những thử thách và được đền bù, ban thưởng xứng đáng.
Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa đến miếu chằn tinh thế mạng.
+ Xuất phát từ lòng tham, Lí Thông đã lợi dụng Thạch Sanh có sức khoẻ lại thật thà, chất phác để kết nghĩa anh em rồi lừa Thạch Sanh đến miếu thờ thế mạng cho mình.
+ Thạch Sanh nhờ có sức mạnh yô song và võ nghệ cao cường đã đánh bại chằn tinh – một con quái vật có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Thạch Sanh chặt đầu chằn tinh bằng lưỡi búa và võ thuật. Sau khi tiêu diệt chằn tinh, chàng được Ngọc Hoàng ban tặng bộ cung tên vàng.
Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang đại bàng khi xuống cứu công chúa. Chàng diệt đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và được ban thưởng.
+ Thạch Sanh với bản chất thật thà, tốt bụng, một lần nữa lại giúp Lí Thông tìm tung tích công chúa bị đại bàng bắt mất. Chàng sẵn sàng xông pha vào hang của đại bàng, tiêu diệt kẻ thù và cứu được công chúa.
+ Nhưng tên Lí Thông gian ngoan, xảo quyệt đã không biết ơn, hấn còn rắp tâm hãm hại Thạch Sanh. Hắn ra lệnh cho quân sĩ xô đá lấp kín cửa hang không cho chàng lên khỏi mặt đất.
+ Song chính tại nơi ở của đại bàng, Thạch Sanh đã giải’thoát cho con trai của vua Thuỷ Tề, được vua mời xuống chơi ở Thuỷ Cung. Đồng thời nhà vua còn tặng cho chàng rất nhiều vàng bạc châu báu nhưng Thạch Sanh đều từ chối. Chàng chỉ xin được ban tặng một cây đàn.
—> Tuy xuất thân nghèo khổ, phải lao động kiếm sống nhưng đứng trước vàng bạc châu báu chàng không nảy lòng tham, đó là biểu hiện tâm hồn cao đẹp. Qua những thử thách trên, đã cho thấy phẩm chất tốt đẹp: chất phác thật thà, tốt bụng, dũng cảm, nghĩa hiệp và nghệ sĩ.
Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, chàng bị hạ ngục.
+ Hồn của chằn tinh và đại bàng vẫn còn, chúng lấy của trong kho nhà vua, giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị bắt vào ngục tối.
+ Thời điểm mà công chúa bị câm thì Thạch Sanh bị giam trong ngục, chàng mang đàn vua Thuỳ Tề tặng ra gảy.
+ Tiếng đàn da diết, ai oán, nửa như than thở, nửa như oán trách, theo gió bay vào hoàng cung. Tiếng đàn đến tai công chúa. Nàng nhận ra đó chính là chàng hiệp sĩ đã cứu mình khi xưa. Ngay sau đó Thạch Sanh được gặp lại công chúa, gặp vua. Chàng được minh giải oan và được nhà vua gả công chúa.
-> Chi tiết tiếng đàn mang nhiều yếu tố hoang đường. Nhờ tiếng đàn mà Thạch Sanh đã cứu được công chúa và giải thoát cho mình. Đồng thời nhận rõ bộ mặt gian ác của Lí Thông; Thạch Sanh được nhà vua trao quyền định tội hắn.
+ Thạch Sanh đã không trừng phạt mà còn tha bổng cho mẹ con chúng về quê làm ăn. Nhưng trời đã trừng phạt chúng cho sét đánh chết và biến chúng thành bọ hung.
Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ mười tám nước chư hầu. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
+ Nghe tin một chàng thanh niên mồ côi, nghèo đói lên ngôi hoàng tử, chư hầu mười tám nước nồi con thịnh nộ, kéo quân sang gây sự với nước ta.
+ Khi quân chư hầu mười tám nước tiến sang đánh nước ta, tiếng đàn Thạch Sanh lại một lần nữa vang lên.
+ Không động đao binh, không cần đổ máu, Thạch Sanh chỉ gảy đàn. Tiếng đàn với biết bao cung bậc, khi ai oán, khi trầm ngâm, lúc lại sôi sục đã thức tỉnh trong lòng các quân sĩ nỗi da diết nhớ quê hương, nỗi sầu thương li biệt… Cuối cùng các hoàng tử của mười tám nước chư hâu phải cởi giáp xin hàng.
-> Những sự cản trở, nguy hiểm cứ dần tăng lên qua từng chặng, Thạch Sanh đã vượt qua những khó khăn đó một cách hào hùng nhờ lòng dũng cảm tàỉ năng và sự trợ giúp của những lực lượng thần kì. Hình tượng Thạch Sanh giống như chàng dũng sĩ Héc – quyn lập những chiến công nối tiếp nhau, tạo nên sự hấp dẫn hồi hộp của câu chuyện.
-> Những thứ thách mà chàng dũng sĩ Thạch Sanh vượt qua đã phần nào bộc lộ phâm chất tốt đẹp của nhân vật: một con người thật thà chất phác, tin tưởng vào người khác, có tấm lòng vị tha và bao dung. Hết lần này đến lần khác chàng bị Lí Thông lừa gạt mà không oán thán, rồi không nề hà khi cứu người, sau cùng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh là một người dũng cảm và tài năng. Chàng đến miếu chằn tinh giữa đêm khuya, đi xuống hang sâu của đại bàng, rồi xuống thủy cung, sau đó bình tĩnh đối phó với mười tám nước chư hầu. Những phẩm chất và tài năng đó đà giúp chàng vượt qua thử thách và đạt được hạnh phúc.
Câu trả lời của bạn: 20:40 15/12/2023
Sự tích bông hoa cúc trắng là một trong những truyện cổ tích hấp dẫn. Tác phẩm gửi gắm những bài học giá trị về cuộc sống thông qua một cốt truyện ý nghĩa. Nhân vật trung tâm trong truyện là cô bé hiếu thảo, ngoan ngoãn, yêu thương mẹ vô vàn, sẵn sàng làm mọi thứ để mẹ có thể sống lâu hơn với mình. Nhân vật đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đậm nét.
Trước hết sự tích hoa cúc trắng có một cốt truyện độc đáo. Một gia đình nghèo khó chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. Dù nghèo nhưng gia đình chưa bao giờ thiếu vắng tiếng cười bởi hai mẹ con rất yêu thương nhau. Thế nhưng tai hoạ lại bất ngờ ập đến, người mẹ bị bệnh, cô bé đáng thương không biết làm gì, theo chỉ dẫn của thầy thuốc, cô bé lên núi tìm bông hoa cúc trắng làm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Bằng tấm lòng hiếu thảo của mình cô bé đã khiến trời xanh cảm động và người mẹ đã được cứu sống.
Đây là một tình huống truyện khá đặc biệt, nhân vật đã được đặt vào thử thách, những thử thách liên tiếp. Nhờ có những thử thách ấy nhân vật đã bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Trước tiên cô bé trong truyện cổ tích là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu thảo với mẹ. Dù gia đình nghèo khó nhưng hai mẹ con vẫn sống rất hạnh phúc, hòa thuận, yêu thương nhau, căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười ấm áp, hạnh phúc. Cô bé ngoan ngoãn ấy luôn chăm chỉ, chịu khó để mẹ được vui lòng. Nhưng tai hoạ không may ập đến, mẹ cô bé bị ốm nặng, nằm trên giường với hơi thở yếu ớt, tính mạng chỉ như ngọn đèn trước gió. Cô bé đau khổ biết chừng nào, người mẹ là chỗ dựa duy nhất của cô vậy mà nay lại đau ốm, bệnh tật. Phải tìm mọi cách để cứu mẹ, cô bé ấy đã chạy đôn đáo khắp nơi để nhờ thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ. Chăm sóc mẹ bằng tất cả tình yêu thương của mình “Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo lên nhìn con” Khi mẹ tỉnh dậy cất tiếng gọi thều thào “ Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo lên nhìn con “ Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm” là cô bé vội vàng đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ ngay. Những chi tiết dù rất ít ỏi nhưng cũng đủ để thấy được tình yêu thương vô bờ bến, sự hiếu thảo, quan tâm chăm sóc mẹ rất đáng trân trọng của cô bé này.
Thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ và nói có một bông hoa màu trắng trên núi có thể làm thuốc quý và chữa được bệnh cho mẹ của cô. Chẳng cần nghĩ nhiều, cô bé ấy đã trèo đèo lội suối để tìm bông cúc ấy “Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng” những chi tiết đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo, sự quyết tâm của cô bé, vì mẹ cô có thể chịu đói, chịu rét, chịu khổ miễn sao mẹ khỏi bệnh. Bông hoa trắng được cô tìm thấy nhưng chỉ có vài cánh hoa mỏng manh tức là tuổi thọ của mẹ cũng rất ngắn ngủi. Không nghĩ nhiều cô bé đã lấy tay xé nhỏ từng cánh hoa thành nhiều cánh, bông hoa mỏng manh bỗng chốc trở nên dày hơn, mẹ cô đã được cứu sống. Chính tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã khiến trời xanh cảm động và ông trời đã thương xót, cứu sống mẹ cô bé, để hai mẹ con lại được đoàn tụ bên nhau.
Truyện đã khắc hoạ thành công nhân vật cô bé là biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Nhân vật được xây dựng qua hành động, lời nói, tuy chỉ là những nét đơn giản nhưng khá sinh động, hấp dẫn. Người kể chuyện ngôi thứ ba cũng góp phần làm nổi bật phẩm chất của nhân vật.
Cảm phục tấm lòng hiếu thảo của cô bé, mỗi chúng ta đều thấy được tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng như thế nào. Cảm ơn câu chuyện cổ tích hấp dẫn đã nhắc nhở chúng ta nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu trả lời của bạn: 20:31 15/12/2023
Câu trả lời của bạn: 20:29 15/12/2023
Bài viết tham khảo
Tôi rất nhớ buổi sáng hôm đó, sau khi theo ngoại về nhà, hàng xóm và cả họ hàng đếm nhà tôi rất đông. Má tôi lo chuẩn bị đồ đạc, tư trang để ba chuẩn bị lên đường, ba tôi đang tiếp chuyện mọi người. Dường như chẳng ai chú ý đến sự có mặt của tôi lúc này. Tâm trí tôi lúc này rối bời, biết bao suy nghĩ đang bủa vây lấy tôi. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba nhưng không dám.
Đến giờ phút chuẩn bị lên đường, khoác ba lô trên vai, ánh mắt của ba hướng về phía tôi. Có lẽ ba cũng như tôi, rất muốn lại gần nhưng sợ tôi sẽ bỏ chạy như ngày hôm trước. Cái nhìn âu yếm, buồn đau khó tả, bao nhiêu năm qua trong ký ức non nớt của tôi vẫn ghi đậm hình ảnh đôi mắt ấy, đôi mắt buồn thương mênh mông. Không thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, tôi thét lên : “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình. Mình hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mình nữa. Rồi tay tôi giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mãi, mình mới cho ba đi. Tôi đâu ngờ rằng, lần gặp đó cũng là lần gặp sau cuối của tôi với ba. Dù đi xa nhưng những kí ức về ba và chiếc lược ngà sẽ đi theo tôi đến suốt cuộc đời.
Câu trả lời của bạn: 20:27 15/12/2023
Bài 1
- Lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động:
+ Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
- Lực tác dụng lên một vật làm thay đổi hướng chuyển động:
+ Khi đập mạnh quả bóng vào bức tường, quả bóng bật ngược trở lại.
- Lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng:
+ Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng. Bài 2
Lời giải:
- Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
- Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng:
+ Làm quả bóng bị bật ngược trở lại, tức là bị biến đổi chuyển động của quả bóng.
+ Làm quả bóng bị méo đi, tức là làm biến dạng quả bóng.
Chọn đáp án C.
Bài 3
Khi hai viên bi sắt va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2 làm biến dạng viên bi 2. (Nếu 2 viên bi va chạm mạnh thì chúng sẽ bị sứt mẻ, vỡ gây biến dạng).
Chọn đáp án A.
Bài 4
a) Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang (1) đứng yên bắt đầu (2) chuyển động.
b) Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang (3) chuyển động bị (4) đứng yên.
c) Khi quả bóng bay ngang trước khung thành, cầu thủ nhảy lên dùng đầu đập bóng vào khung thành tức là cầu thủ đã dùng đầu tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng (5) thay đổi hướng chuyển động.
d) Không khí tác dụng lực lên cái dù làm cho vận động viên nhảy dù chuyển động (6) chậm lại.
e) Dùng tay đè lên tấm nệm cao su làm cho tấm nệm bị (7) biển dạng.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:23 15/12/2023