Viết một bài văn ngắn (20-25 câu) thuyết minh về một loài cây ở quê em (đặc điểm sinh trưởng, hình dáng, lợi ích) trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả
Quảng cáo
2 câu trả lời 404
Trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tê cao của nước ta, cây cao su chiếm vị thế vô cùng quan trọng.
Cây cao su bắt nguồn từ loài cây ở vùng lưu vực sông Amazon, đến năm 1878,những cây cao su đầu tiên được du nhập vào Việt Nam dưới sự vận chuyển của thực dân Pháp và được ươm trồng ở một vườn ươm riêng, nay được gọi là Thảo Cầm Viên. Đến nay, cây cao su là loài cây được trồng phổ biến ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước, từ vùng duyên hải miền Trung đến vùng núi phía Bắc. Diện tích trồng cao su của nước ta tính đến năm 2017 đã đứng thứ 3 trên toàn thế giới với tổng diện tích là 969.000 ha. Cây cao su thuộc họ Thầu Dầu, thích hợp với môi trường sống ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thân cao thẳng với chiều dài thân từ 15 đến 30 mét, to khoảng 0,5 đến 1 mét. Cao su là loài cây rễ cọc, rễ cắm sâu vào lòng đất để dễ hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho các bộ phận của cây. Lá cây cao su là lá kép, màu xanh thẫm, cứ đến tháng 12 hàng năm cây sẽ thay lá một lần. Cây cao su là loài cây ra hoa. Hoa cao su không mọc thành khóm hay chùm mà mọc riêng lẻ. Sau khi hoa rụng sẽ kết quả. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh nhạt hơn lá một chút.
Hiện nay, người ta nhân giống vô tính cây cao su bằng cách ghép mắt chồi và trồng như một giống phổ biến khắp cả nước. Tùy vào khả năng chăm bón và điều kiện khí hậu, một cây cao su có thể mất 5 đến 6 năm để trưởng thành đến giai đoạn lấy mủ. Tuy thế, thời gian khai thác mủ của một cây cao su kéo dài rất lâu, từ 20 đến 25 năm. Sau khi khai thác triệt để mủ cao su, người ta có thể đem thân cây dùng như gỗ gia dụng hàng ngày. Có nghĩa là, suốt một vòng đời khoảng 30 năm của mình, cây cao su được tận dụng triệt để những công dụng của nó. Dù vẫn có thể được sử dụng với mục đích lấy gỗ với nhu cầu thị trường đang ngày một cao lên, nhưng mủ cao su mới là trọng tâm trong giá trị kinh tế của cây cao su. Mủ cao su được lấy bằng cách cắt nghiêng 32 độ trên vỏ cây, sản phẩm mủ sẽ được chuyển đến các nhà máy và được chế biến thành thành phẩm. Có rất nhiều mặt hàng được làm từ mủ cao su, từ găng tay y tế, băng chuyền đến lốp xe các loại… Chính bởi giá trị kinh tế cao của nó , cao su là loại cây được trồng rất nhiều trên diện tích lớn ở vùng núi nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng sâu vùng xa nước ta. Bên cạnh lợi ích to lớn về kinh tế, việc khai thác cây cao su nói chung và khai thác mủ cao su nói riêng gây ra những ảnh hướng xấu vô cùng đến môi trường. Chất thải, khí thải trong quá trình khai thác và chế biến mủ cao su tác động xấu đến không khí và tầng ozone, thậm chí là chính sức khỏe của những người dân lao động kiếm sống nhờ loài cây này. Chính vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân lao động.
Cùng với tiềm năng kinh tế to lớn cần được khai thác của cây cao su, ta cần tìm ra những giải pháp khắc phục những mặt xấu trong quá trình chế biến chúng, chỉ có thế ta mới có thể biến cây cao su trở thành cây hoàn toàn có ích, không gây hại đến bất cứ phương diện nào của cuộc sống.
Nói về nguồn gốc của loài thực vật – cây dừa này cũng chính là chủ đề gây tranh cãi nhất. Và có một số ý kiến cho rằng cây dừa có nguồn gốc chính ở khu vực Đông Nam Á Chấu Á, một luồng ý kiến khác lại cho rằng cây dừa có nguồn gốc ở miền Tây Bắc Nam Mỹ.
Cây dừa là loại cây phát triển tốt trên đất pha cát và đồng thời cũng lại có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích được ở các nơi có điều kiện khí hậu là nhiều nắng, thường mọc gần các bờ biển nhiệt đới.
Đặc biệt hoa của cây dừa là một loại hoa tạp tính vì nó có hoa đực, hoa cái và cả hoa lưỡng tính nữa cùng mọc trên một cụm hoa. Theo nghiên cứu thì người t acho rằng cây dừa chính là một loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là loại cây tự thụ phấn. Hình ảnh quả dừa đang chín trên cây xét về mặt thực vật học thì dừa chính là loại quả khô đơn độc và được biết đến giống như quả hạch có xơ. Phần vỏ quả của nó rất cứng, nhẵn và nổi ẽo cả 3 gờ lên. Khi bổ ra bên trong là gáo dừa hoặc có nơi gọi là sọ dừa. Sọ dừa rất cứng và bên trong sọ có một lớp cùi dừa, khi càng già lớp cùi dừa càng dầy và chắc hơn, sau lớp cùi chính là nước dừa trong mát và ngọt lành.
Cây dừa ở Việt Nam thì mọc nhiều ở tỉnh Bến Tre và không sai chút nào khi nói Bến Tre chính là thủ phủ của cây dừa. Cây dừa còn có rất nhiều hữu ích giúp cho bao người dân thoát nghèo. Qủa dừa ngoài việc láy cùi, lấy nước thì phần gáo dừa để làm gáo múc nước. Vỏ dừa để đun, phần lá dừa khô cũng vậy. Cây dừa có rất nhiều tác dụng chính vì thế mà ai ai cũng yêu mến cây dừa.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
9177
-
2976
-
2627