Đọc kĩ bài thơ Dòng sông mặc áo (Trần Trọng Tạo) và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ở dưới:
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ. Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa? Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai...
(Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 2
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Tám chữ
B. Sáu chữ
C. Tự do
Câu 3
Cách nói "dòng sông mặc áo" có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4 Bốn câu thơ đầu gieo vần ở những tiếng nào?
A. sao - đào, tha - la
B. làm –tha – la – là
C. sao – đào; bao - la
D. điệu – đào, la - là
Câu 5
Cách ngắt nhịp nào đúng với bốn câu cuối?
A. Sáng ra/ thơm đến /ngẩn ngơ Dòng sông đã/ mặc bao giờ, /áo hoa? Ngước lên/ bỗng gặp la đà Ngàn hoa /bưởi trắng/ nở nhoà/ áo ai...
B. Sáng ra thơm /đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc /bao giờ, áo hoa? Ngước lên/ bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng/ nở nhoà áo ai...
C. Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông/ đã mặc bao giờ,/ áo hoa? Ngước lên/ bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng/ nở nhoà áo ai...
D. Sáng ra/ thơm đến/ ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc/ bao giờ, áo hoa? Ngước lên /bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng nở/ nhoà áo ai...
Câu 6
Dòng nào sau nêu đúng về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu “Dòng sông mới điệu làm sao”?
A. Dòng sông hiền hòa như một dải lụa mềm mại.
B. Khiến dòng sông có tâm hồn biết làm duyên làm dáng như con người.
C. Diễn tả màu sắc tươi sáng, tràn đầy sức sống của dòng sông.
D. Diễn tả dòng sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
Câu 7
Tại sao tác giả có thái độ “ngẩn ngơ” trước dòng sông?
A. Vì tác giả đang hồi tưởng lại những hồi ức về dòng sông quê hương.
B. Vì tác giả sững sờ trước vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
C. Vì tác giả đang buồn vì nhớ quê hương.
D. Vì tác giả đang quên điều gì đó.
Câu 8
Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung bài thơ “Dòng sông mặc áo”?
A. Ca ngợi vẻ đẹp của con người quê hương.
B. Sự gắn bó của con người với thiên nhiên.
C. Ca ngợi sức sống kì diệu của quê hương.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Câu 9
Bài thơ chủ yếu thể hiện tình cảm gì của người viết?
A. Bài thơ cho thấy sự gắn bó của dòng sông quê hương với cuộc sống của con người.
B. Bài thơ cho thấy nỗi nhớ của người con xa quê đối với quê hương.
C. Bài thơ cho thấy tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình.
D. Bài thơ cho thấy niềm ngưỡng mộ của tác giả về dòng sông quê mình.
Câu 10
Dòng nào nói chính xác nhất về nghệ thuật của bài thơ?
A. Gieo thành công vần lưng, vần chân, ngắt nhịp lẻ.
B. Sử dụng thành công thể thơ tự do, biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận.
D. Sử dụng thành công thể thơ lục bát, biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu 11
Nội dung của bài thơ khơi gợi ở em tình cảm gì với quê hương mình?
A. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương
B. Muốn quê hương đổi mới.
C. Muốn rời quê lên thành phố
D. Xây dựng quê hương hiện đại
Giúp mik luôn nhé
Quảng cáo
1 câu trả lời 3066
Quảng cáo