Quảng cáo
3 câu trả lời 602
Tiên Lãng – quê hương tôi là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng. Quê tôi được biết đến như một ốc đảo nhỏ nằm giữa các con sông Thái Bình và Văn Úc.
Có một niềm vui lớn đã đến với bà con Tiên Lãng quê tôi: ngày 6 – 10, cây cầu Khuể (nhịp cầu nối những bờ vui giữa quê tôi với huyện bạn An Lão, với trung tâm thành phố, với những miền xa trên đất nước mà có thể tôi chưa từng biết đến) đã được khánh thành trong niềm vui hân hoan, náo nức của mọi người.
Bạn có biết không? Quê hương Tiên Lãng của tôi chính là nơi quê cha đất tổ của thượng thư Nhữ Văn Lan, ông ngoại của danh nhân văn hóa- trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thật tự hào cho tôi là người con của mảnh đất Tiên Lãng, nơi được thừa hưởng một truyền thống vô cùng tốt đẹp của sự học muôn đời!
Không chỉ có vậy, người dân Tiên Lãng còn rất dũng cảm. bất khuất. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tiên Lãng còn là một hậu phương anh dũng, tiêu biểu là trận càn Cờ- lốt năm 1953 đã để lại tiếng vang lớn cho hậu thế muôn đời. Cũng trong hoàn cảnh đó, huyện Tiên Lãng đã có người anh hùng Phạm Ngọc Đa đã anh dũng hi sinh không khai ra hầm trú ẩn của giặc dù bị chặt chân, tay, máu chảy ròng ròng. Đến thời kì đổi mới, quê tôi lại có thêm những người anh hùng không tiếc thân mình hi sinh vì đàn em thân yêu, vì tổ quốc; đó là gương của chị Bùi Thu Nội, anh Nguyễn Văn Hiệp,…
Nhắc đến Tiên Lãng, những người con xa quê lại nhớ về những mùa hè chói chang bên những phê thuốc lào- đặc sản mà có lẽ chỉ có ở Tiên Lãng mới có. Từ trung tâm huyện đi xuống khoảng 1-2 cây số là làng nghề chiếu cói Lật Dương. Xa hơn chút nữa, theo con đường 212 liên xã của huyện, xuống đến con đê, ta sẽ bắt gặp những lớp sóng xô dạt dào với rừng thông, phi lao xanh quanh năm. Nếu có dịp thì xin mời các bạn về thăm Tiên Lãng quê tôi, để hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi ven biển này nhé!
Mảnh đất nơi đây cằn cỗi, thời tiết thì nóng bực hoặc lạnh thì lạnh tím da tím thịt. Nhưng không vì thế mà tôi chán ghét mảnh đất nơi đây, ngược lại tôi yêu mảnh đất này vô cùng.
Yêu mảnh đất này là vì nơi đây sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn bằng những thứ dân giả thường có. Hơi thở, cuộc sống nơi đây nuôi tôi khôn lớn. Tôi có cái ăn là nhờ những cây lúa được trồng chốn này, cái cái học cũng là nhờ những cánh đồng lúa đó vì ba mẹ tôi làm nông để sinh sống và nuôi hai anh em chúng tôi.
Quê tôi dạy cho tôi cách làm người lương thiện, cách nhẫn nại của một con người. Người dân quê tôi họ có ý chí, có ‘sức chịu đựng’ trước những khó khăn thiên nhiên gây ra cho họ.
Họ chỉ biết sống và làm việc; không sân si, toan tính điều gì. Họ sống với cái tâm thánh thiện của mình. Họ không cố chạy những lợi nhuận lớn trước mắt mà bỏ mặc cái ông cha truyền dạy. Có người vẫn theo làm thợ mộc mặc dù phải kì công, tỉ mỉ từng li từng tí; có gia đình từ đời ông bà đến đời con, cháu họ vẫn theo nghề dệt nón;…
Những thảm họa của thiên nhiên không làm họ nhụt chí. Họ vẫn ở đó, vẫn làm việc, vẫn gồng mình chống lại các thiên tai, bão lụt.
Người dân quê tôi sống một cuộc sống rất mực tình cảm. Họ luôn quan tâm nhau giữa gia đình, làng xóm láng giềng với nhau. Khó khăn của một gia đình cũng như khó khăn chung của một tập thể vì thế họ luôn giúp đỡ nhau trong đời sống, công việc.
Tôi yêu những con người ở đây cần cù, siêng năng; chịu thương, chịu khó!
Tôi luôn quan niệm rằng: con người thay đổi quê hương chứ quê hương không thay đổi một con người. Vì thế những khó khăn ở quê tôi không làm chúng tôi(những người con, người cháu được sinh ra trên mảnh đất này) cảm thấy bị bất tài trước hoàn cảnh
Là một người con ở quê hương này tôi đã và đang cố gắng học thật chăm ngoan vì biết đâu chính tôi có thể góp một phần vào sự phát triển của quê hương. Như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi!
Tôi yêu quê hương tôi!
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
50615
-
Hỏi từ APP VIETJACK47732
-
35840