Quảng cáo
1 câu trả lời 288
Có ý kiến cho rằng "Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học Việt ". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Văn học dân gian của VN chủ yếu là ca dao, tục ngữ đã hoàn toàn thể hiện được giá trị thẩm mỹ của nó trong suốt chiều dài lịch sử văn học VN. Lấy ca dao, tục ngữ làm ví dụ, nếu như tục ngữ là những bài học kinh nghiệm dân gian được đúc kết truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì ca dao chính là những lời ca thấm đẫm chất trữ tình, bồi đắp tình cảm cho con người. Hơn nữa, cách sáng tạo ca dao, tục ngữ hay bất cứ hình thức văn học nghệ thuật dân gian nào như: chèo, tuồng,... đều có sự phá cách trong hình thức, đều có sự tự do, không bó buộc, nó thể hiện một trí tưởng tượng diệu kì cũng như sự phá cách, phóng khoáng và hồn nhiên trong ngôn từ của dân tộc. Dù cho có những sự phá cách, đa dạng đó, ca dao tục ngữ vẫn đề cao những giá trị tốt đẹp của con người, đề cao những tình cảm tốt đẹp. Đồng thời, những giá trị trong ca dao, tục ngữ mãi trường tồn theo năm tháng và trở thành túi khôn của nhân dân VN, của các thế hệ con cháu sau này. Tục ngữ chính là những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúng rút qua những kinh nghiệm sống của mình. Về nghệ thuật, tục ngữ có muôn vàn sự phá cách khác nhau nhưng vẫn có sự d
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK205035
-
Hỏi từ APP VIETJACK154982
-
Hỏi từ APP VIETJACK33547