Câu 1: anh (chị) hãy giải thích vì sao cơ thể người sau khi bị nhiêm virus không có biểu hiện bệnh trong một thời gian dài?
Câu 2: khi chuyển từ dưới nước lên cạn thực vật và động vật có xướng sống hình thành những đặc điểm gì để thích nghi?
Quảng cáo
3 câu trả lời 459
Lần sau hỏi 1 câu thôi
Câu 1 : vì giai đoạn đầu là giai đoạn virut đang ủ bệnh nên biểu hiện ra bên ngoài chưa rõ ràng
Một chu trình của virus trải qua 5 giai đoạn:
- Hấp thụ: Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.
- Xâm nhập:
+ Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
+ Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
- Sinh tổng hợp:
+ Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.
+ Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp
- Lắp vỏ: Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, lắp ráp thành virut hoàn chỉnh
- Phóng thích: Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan. Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.
Chính bởi phải trải qua các giai đoạn như này để có thể nhân lên virus, nên khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ chưa xuất hiện biểu hiện bệnh trong 1 thời gian.
Đặc điểm của thực vật thích nghi với đời sống trên cạn:
- Phát triển hệ mạch dẫn.
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá, biểu bì lá chứa khí khổng.
- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng.
- Duy trì thế hệ sau nhờ sự tạo thành hạt và quả.
Đặc điểm của động vật thích nghi với đời sống trên cạn:
- Mũi thông với khoang miệng và phổi -> Giúp hô hấp trên cạn
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -> Bảo vệ mắt, giúp mắt không bị khô, nhận biết âm thanh
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt -> Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn
Quảng cáo