Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương ngắn nhất
Quảng cáo
6 câu trả lời 469
Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương (mẫu ngắn nhất)
Văn chương bắt nguồn từ tình cảm, từ lòng vị tha của con người. Văn chương chính là những hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, nhưng cũng chính văn chương đã tạo nên sự sống, gây nên những tình cảm không có, luyện những tình cảm vốn có. Nếu thiếu đi văn chương, thì thế giới tinh thần nhân loại sẽ trở nên nghèo nàn. Đó là ý nghĩa của văn chương.
Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương (bài mẫu 2)
Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp cho thế giới tinh thần của nhân loại trở nên giàu có và phong phú. Bởi nó tạo ra sự sống, gây cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Bản thân văn chương vốn chính là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, bởi nó được xuất phát từ chính tình cảm, lòng vị tha của con người.
Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương (bài mẫu 3)
Văn chương, xuất phát từ nguồn gốc cốt yếu đó chính là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trượng, và còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương gây cho ta những tình cảm khong có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, thay đổi cuộc đời phù phiếm chật hẹp trở nên thâm trầm, và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Và chính những người thi nhân, văn nhân đã tạo cho muôn vật, muôn loài trở nên có sự sinh động nhường nào.
Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương (bài mẫu 4)
Bài nghị luận Ý nghĩa văn chương khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có và giúp ta nhận ra những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Đời sống tình cảm của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương (bài mẫu 5)
Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của vă chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Truyện ngắn làng được Kim Ngân viết vào năm 1948, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ kêu gọi nhân dân tản cư. Những người dân đang nằm ở vùng tạm chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Chuyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước qua nhân vật ông Hai đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân. Làng xoay quanh câu chuyện về ông Hai, một Lão nông dân cần cù, chất phát. Ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp nên ông phải rời làng tản cư đến sinh sống ở một vùng khác. Xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình và ông rất tự hào về làng của ông. Đi đâu ông cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp, luôn sẵn sàng kháng chiến của mình. Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta khiến ai cũng vui vẻ. Nhưng bỗng ông Hai nghe được một tin động trời là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ vì điều đó, cảm thấy nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu. Lúc nào cũng buồn chán và điều làm ông bế tắc lo sợ hơn đó là mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, không cho ông ở nhờ nữa vì ông là người ở làng Việt gian. Hàng ngày ông chỉ biết chút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ. Thực ra đó chính là nỗi lòng của mình. Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không được theo bọn giặc, hại nước còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
2016