Đặc điểm chế độ nhiệt trong năm trên lãnh thổ nước ta là
A. có một cực đại và một cực tiểu.
B. có hai cực đại và hai cực tiểu.
C. miền Nam có hai cực đại và một cực tiểu.
D. miền Bắc có một cực đại và một cực tiểu.
Quảng cáo
10 câu trả lời 62475
Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 20oC20oC
Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên 20oC20oC, chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới 20oC20oC.
Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên 20oC20oC; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới 20oC20oC.
Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian
Phân hóa theo thời gian
Thế hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu:
Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24oC24oC, còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên 24oC24oC.
Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới 20oC20oC (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên 20oC20oC.
♦ Giải thích:
Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta.
Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm.
Phân hóa theo không gian
Phân hóa theo chiều bắc - nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu):
Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC23oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12oC12oC.
Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26oC26oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC8oC.
Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC27oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 3oC3oC.
♦ Giải thích:
Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần.
Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.
Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu).
So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất).
So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải).
♦ Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC0,6oC.
Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).
Giải thích:
Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.
Đốì với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
2 68852
-
63574
-
50493
-
47689