vì sao cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị lại là cuộc cách mạng tư sản?
Quảng cáo
4 câu trả lời 100
Cuộc Cách mạng Duy Tân Minh Trị (1868-1912) của Nhật Bản được coi là cuộc cách mạng tư sản vì những lý do sau:
Thay đổi thể chế chính trị: Trước cuộc Cách mạng Minh Trị, Nhật Bản có chế độ phong kiến với sự cai trị của hệ thống Mạc phủ Tokugawa. Sau cuộc cách mạng, Mạc phủ bị lật đổ và quyền lực được chuyển giao cho Thiên hoàng Meiji, đánh dấu sự chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lập hiến, một dạng thể chế chính trị mà quyền lực không chỉ nằm trong tay một tầng lớp phong kiến mà còn có sự tham gia của tầng lớp tư sản và tri thức.
Cải cách về kinh tế: Chính quyền Minh Trị đã thực hiện các cải cách kinh tế lớn, nhằm phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, và xóa bỏ những hạn chế của nền kinh tế phong kiến. Các chính sách như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp, cải cách thuế đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản. Những thay đổi này phản ánh rõ nét tư tưởng của giai cấp tư sản.
Cải cách về xã hội và giáo dục: Cách mạng Minh Trị cũng thúc đẩy các cải cách xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và xã hội, mở rộng cơ hội cho tầng lớp nhân dân học tập và tham gia vào các hoạt động kinh tế mới. Hệ thống giáo dục hiện đại được thiết lập, đào tạo nhân lực cho nền công nghiệp phát triển.
Tăng cường quyền lực của tầng lớp tư sản: Trong thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ tầng lớp tư sản, đặc biệt là sau khi các cải cách kinh tế và công nghiệp hóa được thực hiện. Các gia đình tư sản nắm giữ các ngành công nghiệp, ngân hàng và thương mại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Vì những lý do trên, cuộc Cách mạng Duy Tân Minh Trị có thể được xem là một cuộc cách mạng tư sản, khi giai cấp tư sản và tầng lớp thống trị mới đã thay thế giai cấp phong kiến cũ, thúc đẩy sự chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản.
Cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản vì:
-Lật đổ chế độ phong kiến Mạc phủ, đưa Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền.
-Cải cách kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa (phát triển công nghiệp, ngân hàng...).
-Cải cách chính trị với Hiến pháp 1889, xây dựng chính quyền theo mô hình tư bản.
-Xã hội biến đổi: Xóa bỏ đẳng cấp phong kiến, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
Những thay đổi này mở đường cho Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.
hihi
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như cuộc cách mạng tư sản bởi cuộc cải cách này đã thực hiện trên tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi:
Thứ nhất, về lý thuyết, cuộc cách mạng tư sản mang những đặc trưng sau:
– Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, tạo điều kiên cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
– Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân
– Ý nghĩa: chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai, đối chiếu với cuộc Duy tân Minh Trị:
– Do những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
– Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh trị trở lại nắm chính quyền và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
– Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, trở nên giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
– Tuy cuộc cải cách không làm lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, chính vì vậy cuộc Duy tân Minh trị còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến.
– Cuộc Duy tân Minh trị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Sau cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở thành cường quốc như hiện nay.
=> Do vậy, cuộc cải cách Duy tân Minh trị được xem là cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản, tuy nhiên, đây là cuộc các mạng tư sản không triệt để.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
4426