Quảng cáo
2 câu trả lời 90
Trách nhiệm của công dân không chỉ là một nghĩa vụ, mà còn là một quyền lợi. Mỗi công dân đều có trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng mà họ là một phần của nó. Trách nhiệm này bao gồm việc tuân thủ pháp luật, tham gia vào các hoạt động xã hội, và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Trách nhiệm của công dân không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Nó còn liên quan đến việc tạo ra một xã hội công bằng, hòa bình và thịnh vượng. Điều này đòi hỏi mỗi công dân phải có ý thức về vai trò của mình trong xã hội, và phải sẵn lòng đóng góp cho sự phát triển chung.
Cuối cùng, trách nhiệm của công dân cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bản thân và của người khác. Điều này đòi hỏi mỗi công dân phải biết đứng lên và nói lên lời của mình khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, và cũng phải tôn trọng quyền lợi của người khác.
Như vậy, trách nhiệm của công dân không chỉ là một nghĩa vụ, mà còn là một quyền lợi. Mỗi công dân đều có trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng mà họ là một phần của nó. Trách nhiệm này bao gồm việc tuân thủ pháp luật, tham gia vào các hoạt động xã hội, và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Bạo lực học đường
Môi trường học đường luôn có những vấn đề nhận dược sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến chính là nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phúc tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao...; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trang mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này là do sự nhận thức về đạo đức còn kém, coi nhẹ việc học đạo đức khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Môi trường học tập căng thẳng thêm vào đó, những xích mích trong cuộc sống cũng khiến cho các bạn dễ nổi nóng và xảy ra những hiện tượng không đáng có. Nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi đi trên con đường tốt đẹp được. Hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường để lại hết sức nghiêm trọng: Đối với nạn nhân, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người thân, bạn bè, người bị hại. Đối với người có hành vi bạo lực không toàn diện, có thiên hướng bạo lực, là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Chính vì thế, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hằng này học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà trường cần mở ra nhiều sân chơi bổ ích, làm mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên để các bạn học sinh vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ làn gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
240568
-
72197
-
Hỏi từ APP VIETJACK50057
-
44695