Giúp mik với làm giúp mình khổ thơ 5,6,7 trong bài thơ về tiểu đội xe không kính ai làm đc nhanh thì mik cảm ơn nhiều nhé
Quảng cáo
1 câu trả lời 437
"Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp" (Sóng Hồng). Con người và thời đại của cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt đã đi vào trang thơ, kết tinh đẹp nhất là hình tượng người lính. Phạm Tiến Duật đã viết thành công bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", ca ngợi hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ác liệt, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó, cách sống lạc quan, tươi trẻ và 1 khát vọng thống nhất đất nước. Tiêu biểu là qua các đoạn thơ sau:
"Những chiếc xe .... một trái tim".
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ ác liệt cho nên ông viết thành công đề tài người lính và cô gái thanh niên xung phong. Tập thơ tiêu biểu là "Vầng trăng- Quầng lửa". Ông mất năm 2007.
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác vào năm 1969, trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn ác liệt. Không gian Trường Sơn máu lửa, mưa bom bão đạn đã thử thách lòng người chiến sĩ. Bài thơ ra đời như 1 kỉ niệm đẹp.
Đoạn thơ thuộc 3 khổ cuối bài, tác giả đã làm bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe. Đó là tình đồng chí, đồng đội, là cách sống yêu thương, sẻ chia, đùm bọc của người lính, vẫn tin vào ngày mai đất nước sẽ được giải phóng. Người lính thể hiện một ý chí sắt đá. Chiến trường khốc liệt, mưa bom bão đạn và trên phông nền đó, người lính hiện lên với tinh thần dũng cảm, sự lạc quan, khắc phục những gian khó.
Trước hết, vẻ đẹp hình tượng người lính tình đồng chí, keo sơn bền chặt, đây cũng chính là phẩm chất cao đẹp của người lính Cách mạng:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi."
Người lính lái xe từ muôn phương đã tụ họp về đường Trường Sơn, họ gọi nhau là đồng chí, cùng trong một tiểu đội, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong lúc làm nhiệm vụ, họ là bạn bè và xem nhau là tình thân ruột thịt. Tác giả dùng xe để nói người những chiếc xe vận tải ở muôn nẻo đường Trường Sơn bị bom bạn làm cho méo mó. Những chiếc xe đã được những người lính chiến sĩ xem như bầu bạn để làm nhiệm vụ thầm lặng phía sau chiến tranh. Nếu không có các anh, thì chiến trường sẽ không thể đầy đủ quân trang, quân nhu, hậu phương không vững chắc thì tiền tuyến sẽ không chiến thắng quân thù.
Người lính đã quan tâm đến nhau, động viên tinh thần qua những cái bắt tay ấm áp, họ tiếp thêm sức mạnh. Điều thú vị khi lái xe, người lính có thể trò chuyện, bắt tay nhau qua cửa kính đã vỡ. Ta nhớ đến hành động tay cầm tay qua bài thơ của Chính Hữu trong thời kỳ chống Pháp. Những người nông dân ra trận, trong hoàn cảnh mùa đông tái tê, những người lính động viên nhau, cùng đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Người lính trong quá trình chiến đấu luôn có những sáng tạo để khắc phục khó khăn:
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy".
"Bếp Hoàng Cầm" là do anh nuôi, có tên là "Hoàng Cầm sáng chế", là kiểu bếp dã chiến có thể dùng trong mọi tình huống. Khi đun nấu, bếp được đặt trong lòng đất vào khói tỏa ra xung quanh, không bốc lên cao cho nên kẻ thù không phát hiện được. Nhờ đó, người lính có thể bảo vệ tính mạng và những chiếc xe vận tải của mình. Trong cái khó khăn, người lính đã sáng tạo. Chính sức mạnh của tập thể, nhiều người hợp sức thì mới có thể vượt qua được.
Cuộc sống của người lính nơi chiến trường tạm bợ, họ có thể dừng xe bên lề đường để phục vụ cho cuộc sống, cho sinh hoạt. Những bữa cơm thấm tình đồng chí, đồng đội, 1 định nghĩa gia đình rất đơn giản chỉ là chung bát đũa, trong chiến đấu cũng như trong đời thường, chỉ có tình đồng đội là giúp đỡ không toan tính.
"Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm."
Chiếc võng tấm tăng chính là vật dụng cùng đồng hành với cuộc sống người lính. Họ dừng xe và mắc võng, có thể nghỉ ngơi tạm bợ rồi lại tiếp tục gian nan trường kì 21 năm, rất cần sự bền bỉ, kiên nhẫn của lòng người. Người lính tin rằng khó khăn nào cũng sẽ vượt qua. "Lại đi lại đi" được lặp lại mang tính khẩu ngữ. Người lính tiếp tục cuộc hành trình, đồng hành trên những chiếc xe không còn kính, không còn gương. Chữ "xanh" ở trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển, ẩn dụ. Đó là màu xanh của hi vọng, của sự lạc quan, của niềm tin tất thảy và lịch sử đã chứng minh 6 năm sau đất nước giành thắng lợi, vào mùa xuân năm 1975.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nhấn mạnh những khó khăn về những chiếc xe không còn kính còn gương, do bom đạn tàn phá. Cấp đô hủy diệt của chiến tranh ngày một tăng cường.
"Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước"
Điệp từ "không" lặp lại đã phủ định những bộ phận cần có để lái xe an toàn. Người lính làm nhiệm vụ ngày đêm đường trường và phải tự khắc phục khi xe bị hư hỏng. Không có đèn thì thiếu đi tầm nhìn. Không có kính, không có mui xe gặp trời mưa nắng sẽ gặp gió bụi, sẽ cảm trở. Từ câu chuyện xe không có kính, đèn, gương, tác giả đã làm bật lên chiến trường mưa bom bão đạn. Vật nhỏ bé như xe vận tải cũng bị méo mó thì tính mạng con người cũng trở nên mong manh. Đây là tuyến đường quan trọng, huyết mạch của cả nước. Kẻ thù muốn chia cắt 2 miền để có thể đánh nhanh thắng nhanh. Chính vì thế, bom đạn đã dội vào đường Trường Sơn. Điều kì diệu của con người là khắc phục, hàn gắn những tuyến đường, san lấp hố bom để xe tiếp tục lái.
Tác giả ngợi ca tinh thần quyết chiến, quyết thắng của người lính.
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim".
Xe vẫn chạy, con người vẫn thông suốt, từng hàng dài những chiếc xe vận tải nối đuôi nhau, bon bon ra tiền tuyến. Tất cả vì miền Nam phía trước, miền Nam thân yêu. Miền Nam là khúc ruột mềm của cả nước, nhưng giờ đây miền Nam đang chìm vào khói lửa chiến tranh, cả nước đang hướng về thành Đồng. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở câu thơ cuối bài. Nhà thơ lấy bộ phận trái tim để chỉ người lính. Trái tim là biểu hiện của lòng yêu nước, cách sống có lí tưởng, thể hiện được tinh thần quyết chiến, khát khao giành độc lập, tự do. Lí tưởng chiến đấu của con người là vì miền Nam giải phóng, chỉ cần người lính có 1 trái tim yêu nước, căm thù giặc thì sẽ đồng hành với non sống đến hơi thở cuối cùng.
Phạm Tiến Duật từng là người lính lái xe, cho nên cuộc đời gắn bó với Trường Sơn, nhà thơ luôn có những kỉ niệm sâu sắc với đồng đội. Hình ảnh người lính lái xe với tinh thần lạc quan, yêu đời và có chút ngang tàng, đậm chất người lính lái xe. Vẻ đẹp của người lính Trường Sơn đi cứu nước, tiêu biểu cho tuổi trẻ thời chống Mĩ. Đó là những con người sinh ra trong thời đại mất nước nên họ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
"Thơ hay là thơ chín đỏ về cảm xúc". "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã ngợi ca hình tượng người lính lái xe Trường Sơn, những năm chống Mĩ ác liệt, dùng cảm, tinh thần vượt khó, cách sống lạc quan, tươi trẻ và 1 khát vọng thống nhất đất nước. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi. Giọng điệu hào hùng, ngang tàng, sử dụng những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, độc đáo. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu và là nốt ngân vang trong khúc nhạc văn chương Việt Nam.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
9177
-
2976
-
2627