Quảng cáo
2 câu trả lời 535
Đồ gốm Giồng Nổi về cơ bản có 3 nhóm chất liệu chính: (1) gốm cứng, thành phần đất sét pha cát mịn, bề mặt miết lát, thân dày, áo gốm màu nâu đỏ, xương gốm nâu, độ nung cứng chắc; (2) gốm thô, thành phần đất sét pha bã thực vật và nhuyễn thể, lớp áo màu đỏ hồng hoặc vàng nhạt, bề mặt thô mỏng dễ vỡ, xương gốm màu đen; (3) gốm mịn làm từ đất sét không lẫn tạp chất, áo gốm màu hồng hoặc vàng nhạt, xương gốm thường không khác biệt với áo gốm, gần với xương của đồ gốm giai đoạn tiền Óc Eo.
Đồ gốm có sự phối hợp hài hòa về bố cục, motif và kỹ thuật tạo văn, đặc biệt là văn khắc vạch, in ấn và đắp nổi, các yếu tố này đã góp phần tạo nên đặc trưng của gốm Giồng Nổi. Trong đó, nhiều motif đã được phát hiện tại các di tích lân cận như Gò Ô Chùa, Gò Cao Su, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt và xa hơn là với văn hóa Sa Huỳnh. “Sự giống nhau của gốm Giồng Nổi và gốm trong văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung không hẳn là do sự giao lưu mà là sự phản ánh tính truyền thống, nguồn gốc. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa với các vùng khác như Đồng Nai, Cần Giờ, Đức Hòa (Long An), tính truyền thống, nguồn gốc chỉ còn lại trong phong cách, đã có những thay đổi trong bố cục, chi tiết, tiết tấu hoa văn và có cả những loại hoa văn mới xuất hiện, như văn lá dừa nước, hoa văn bốn cánh, băng ô tứ giác” (Trần Anh Dũng – Lại Văn Tới, 2007: 34). Ngoài ra, đồ gốm Giồng Nổi còn có một số motif cho thấy sự gần gũi với đồ gốm Óc Eo.
Việc kĩ thuật chế tác gốm của người tiền sử giồng trôm cho thấy nó rất tinh xảo, tuyệt kĩ và người tiền sử rất giỏi khi có thể chế tác gốm một cách sắc sảo
Quảng cáo