Có ý kiến cho rằng :Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo :Tình yêu thương con người .
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Quảng cáo
2 câu trả lời 3359
"Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: Tình yêu thương con người" là ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Và Ô Henri có lẽ chính là nhà văn chân chính đó, ông được bạn đọc khắp thế giới ưa chuộng vì niềm tin của ông vào con người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận, con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ, thất thế, bất hạnh. Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" chính là một trong những câu chuyện giúp ông truyền bá thứ tôn giáo ấy - thứ tôn giáo mang tên: Tình yêu thương con người
Vậy như thế nào là một nhà văn chân chính? Nhà văn chân chính là nhà văn mang tu tưởng tiến bộ, họ giành tình yêu thương và sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để đấu tranh trước cái xấu, cái ác để cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: Tình yêu thương con người, đó là lí tưởng sáng tác của người nghệ sĩ chân chính, vì cuộc đơi, vì con người, lan tỏa yêu thương. Và một tác pphẩm văn học chân chính là tác phẩm bồi đắp, cảm hóa, hướng thiện con người bằng tình yêu thương như (ML. Kalinane) đã từng nói "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn". Người nghệ sĩ và tác phẩm văn học của mình quả thực có sứ mệnh vô cùng to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong truyện ngắn "Chiếc là cuối cùng ' của Ô Henri tình yêu thương con người chính là tình cảm của những người họa sĩ nghèo dành cho nhau.
Tác phẩm sẽ đưa ta đến một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Nơi Giôn - xi một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồn tàn cùng với người bạn Xiu của mình, cvới người bạn Xiu của mình cô sống trong cảnh nghèo khổ và bênh tật (bệnh sưng phổi) tuy đây không phải căn bênh khó chữa. Thế nhưng chính cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống, cô chỉ thẵn thờ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiế lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc đời này." Trên cây thường xuân khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi "câu nói chứa đựng nỗi niềm tuyệt vọng của một cô gái trẻ, cô ước mơ được vẽ vịnh Naplơ, ước mơ cũng không đủ sức mạnh để níu giữ cô lại. Ống ở một tầng dưới cùng trong khu trọ của họ là cụ Bơ-men là" một người thất bại trong nghệ thuật "cụ ước mơ là vẽ một bức tranh kiệt tác như cụ" chưa bao giờ bắt đầu ". Ở khu trọ mỗi người một hoàn cảnh ấy, nơi nghèo khổ ấy lại chính là nơi cho ta thấy thế nào là tình yêu thương con người.
Tình yêu thương ấy là tình bạn sâu nặng giữa Xiu và Giôn-xi. Một tình bạn đáng ngưỡng mộ! Họ gặp nhau tại một bàn ăn chung, họ cùng sở thích về nghệ thuật và họ hơ nhau đến nõi thuê chung phòng ở trọ. Họ sống cùng nhau những ngày tháng nghèo khổ, thiếu thốn. Tình yêu thương ấy, tình bạn ấy đáng ngưỡng mộ hơn cả khi Giôn-xi phát hiện mình bị bệnh sưng phổi, sau khi nghe Xiu nghe bác sĩ nói về bệnh tình của Giôn-xi, họa sĩ nghèo ấy đã" khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật ". Nếu đây không phải là tình yêu thương thì có thể là gì cơ chứ? Vì thương bạn, vì xót bạn nên mới có thể khóc vì bạn, khóc rất nhiều. Thế nhưng một lúc sau chính cô lại thản nhiên cầm bản vẽ của mình vào phòng Giôn -xi miệng huýt sáo một điệu nhạc Jaz. Phải chăng chính Xiu đã tự động viên mình rằng mình phải mạnh mẽ, phải làm chỗ dựa vững chắc cho người bạn của mình, cũng vì thương bạn một cô nàng vừa mới khóc nức nở lại ngay lập tức cứ thế vừa đi vừa huýt sao. Có một đoạn trong truyện viết" Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi "chợp mắt được một giờ" cả đêm dài như vậy. Thế nhưng vì lo lắng cho bạn mà Xiu chỉ "chợp mắt được một giờ" Cũng là vì thương bạn mà Xiu đã lấy tình bạn của họ để níu kéo Giôn-xi lại "Nếu không còn nghĩ đến mình nữ thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?" câu nói ấy dường như cầu khhẩn, dường như van nài. Tất cả chỉ mong khơi gợi hi vọng sống mông manh của Giỗni nhưng không thành công. Chẳng lẽ Giôn -xi sẽ chết và để lại Xiu một mình trên cõi đời này sao? Ko, Giôn-xi đã không chết, thứ giữ cô lại chính là rất nhiều tình yêu thương.
Là tình yêu thương mà cụ Bơ-men dành cho Giôn xi, tình yêu thương ấy thầm lặng nhưng cao cả. Ông là một ông già "nhỏ nhắn", "dữ tợn" ông ấy tự coi mình là "một con chó xồm lớn" chỉ để bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ tầng trên đó chính là Xiu và Giôn-xi. Khi Xiu tìm ông để báo về bệnh tình và ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi. Ông đã vô cùng tức giận "cụ Bơ-men cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy dòng dòng". Nếu Xiu "khóc ướt cả chiếc khăn trải bàn Nhật" thì cụ Bơ-men cũng khóc nhưng nước mắt của cụ "chảy dòng dòng" như nỗi buồn ấy đang gặm nhấm trái tim người họa sĩ già tội nghiệp. Vì yêu thương co bé Giôn-xi mà cụ khóc, mà cụ "khinh bỉ" và "nhạo báng" những chuyện "tưởng tượng ngốc nghếc" ấy, cụ tức giận mà quát to ".. Trên đời này sao lại có những người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? Chà, tội nghiệp cô bé Giôn -xi". Nếu không phải cụ Bơ-men yêu thương Giôn-xi thì làm sao cụ có thể khóc, cụ có thể tức giận trước suy nghĩ muốn chết của Giôn-xi cơ chứ? Cuộc sống của người họa sĩ già ấy đã quá đỗi mệt mỏi rồi đâu có hơi sức để quan tâm chuyện người. Thế nhưng trái tim tràn ngập tình yêu thương không cho phép cụ Bơ-men bỏ mặc Giôn-xi. Trong cái đem khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió cụ Bơ -men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi vẽ chiếc lá thường xuân hay vẽ lên tia hi vọng sống cho Giôn-xi bằng tình yêu thương nên nó chính là "kiệt tác" là "tác phẩm kiệt xuất", tác phẩm ấy phải đánh đổi mạng của cụ Bơ-men để hoàn thành. Thật không may, trong cái đêm ấy cụ đã nhiễm bệnh sưng phổi và ra đi mãi mãi, thể xác cụ Bơ-men đã ra đi nhưng tình yêu thương của cụ vẫn còn sống mãi với thời gian. Và "chiếc lá thường xuân" trên bức tường kia là minh chứng, "chiếc lá" ấy đã cứu Giôn-xi khỏi lưỡi hái của tử thần, đã giúp cụ Bơ-men thực hiện ước mơ về kiệt tác của mình. Cũng cho chúng ta biết nghệ thuật thực sự là "nghệ thuật vì nhân sinh", nghê thuật xuất phát từ tình yêu thương, từ lòng nhân đạo.
Như minh chứng cho nhận định "Nhà thơ chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: Tình yêu thương con người." là vô cùng đứng đắn. Gợi người đọc những suy nghĩ, những cảm xúc riêng. Có thể là sự thương cảm, xót xa trước hoàn cảnh của những người nghệ sĩ nghèo mang trong mình ước mơ cháy bỏng. Hay sự nguõng mộ trước tình bạn của Xiu và Giôn -xi, trước tình yêu thương mà cụ Bơ -men dành cho họ, chính xác hơn là tình yêu thương mà những con người nghèo khổ, thiếu thốn dành cho nhau. Tình yêu thương khiến họ phải ngẫm nghĩ, phải trăn trở.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Nhà văn chân chính là những nghệ sĩ mang lý tưởng tiến bộ của thời đại, đại diện cho tri thức của loài người, sẵn sàng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí, lẽ phải, giàu tình yêu thương nhân ái, sẵn sàng xả thân cho cuộc đời và cho nghệ thuật.
- Truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người là cách nói nhằm khẳng định lí tưởng của nhà văn chân chính (sáng tác văn chương vì cuộc đời, để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn, có nhiều công bằng, yêu thương hơn), đồng thời khẳng định giá trị, chức năng to lớn của văn học trong việc giáo dục, bồi đắp, thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, phục thiện cho con người.
-> Ý kiến bàn về sứ mệnh của người nghệ sỹ, giá trị và chức năng của văn học nghệ thuật.
2. Bàn luận ý kiến
- Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn. Nhà văn chân chính lại lấy việc làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn làm mục đích sáng tác vì họ là những người rất giàu tình yêu thương đối với cuộc đời
- Nhà văn là người hiểu rõ khả năng, sức mạnh to lớn của văn chương. Họ đã dùng văn chương như một công cụ đắc lực để thực hiện lí tưởng nghệ thuật của mình.
3. Vận dụng qua truyện Lão Hạc của Nam Cao
- Khái quát: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Ông luôn cảm thông trước những số phận con người đầy thiên lương nhưng bất hạnh.
+ Đọc “Lão Hạc” Ta thấy cái tâm thể hiện rất rõ trên từng nét bút của tác giả – Một tình yêu thương con người vô tận theo cách của Nam Cao.
- Tình yêu thương con người qua tác phẩm:
+ Tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. . Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
+ nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình. Sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
-> Lão Hạc là bản cáo trạng đanh thép tố cáo hiện thực đen tối của xã hội đã đẩy con người đến bước đường cùng.
=> Nam Cao, nhà văn hiện thưucj xuất sắc của dân tộc , người có“có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến muôn đời”thông qua số phận, và tính cách của nhân vật gợi cảm hứng nhân đạo sâu sắc, cao cả.
3.Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề :
+Vai trò , thiên chức của người cầm bút.
+Tư tưởng nhân đạo là nội dung quan trọng của Nam Cao.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
240568
-
72197
-
Hỏi từ APP VIETJACK50057
-
44695