Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực II ở Đồng bằng sông Hồng gắn với việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm sau:
A. Chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày, vật liệu xây dựng, hoá chất - phân bón - cao su
B. Chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử
C. Chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày, vật liệu xây đựng, luyện kim đen và luyện kim màu.
D. Chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày, vật liệu xây dựng, đóng tàu và luyện kim màu
Định hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là gì?
A. Giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực I.
B. Giảm tỉ trọng của khu vực II, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực I và khu vực III
C. Giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III
D. Tăng tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
Phát biểu nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến năm 2005?
A. Tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ giảm.
B. Tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ tăng.
C. Tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp tăng, công nghiệp - xây dựng giảm, dịch vụ tăng.
D. Tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp tăng, công nghiệp - xây dựng giảm, dịch vụ tăng.
Thuận lợi của số dân đông ở Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là:
A. Đông lao động, giải quyết đuợc nhiều khó khăn về tự nhiên
B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
C. Nhiều lao động kĩ thuật cao, phát triển nhiều khu công nghiệp.
D. Lao động nông nghiệp đông, có nhiều vùng chuyên môn hoá cây trồng