Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 56 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 lớp 7 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Công nghệ 7 lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 7
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
Câu 1: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là:
A. 0,05 – 0,1 mg/l.
B. 0,1mg/l.
C. 0,2 – 0,3 mg/l.
D. 0,3 – 0,4 mg/l.
Đáp án: B. 0,1mg/l.
Giải thích : Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là: 0,1 mg/l – SGK trang 153
Câu 2: Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B. 3
Giải thích : Có 3 phương pháp xử lí nguồn nước gồm:
- Lắng (lọc)
- Dùng hóa chất để diệt khuẩn
- Tăng sục khí, thay nước sạch, xử lý nguồn nước – SGK trang 152
Câu 3: Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng?
A. 12 – 24 giờ.
B. 1 – 2 ngày.
C. 2 – 3 ngày.
D. 3 – 5 ngày.
Đáp án: C. 2 – 3 ngày.
Giải thích : Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian 2 – 3 ngày để các tạp chất lắng đọng – SGK trang 152
Câu 4: Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là:
A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l.
B. CaO〖Cl〗_2 2%
C. Formon 3%
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: B. CaO〖Cl〗_2 2%
Giải thích : Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là: CaO〖Cl〗_2 2% – SGK trang 152
Câu 5: Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là:
A. 0,05 – 0,1 mg/l.
B. 0,1 – 0,2 mg/l.
C. 0,2 – 0,3 mg/l.
D. 0,3 – 0,4 mg/l.
Đáp án: B. 0,1 – 0,2 mg/l.
Giải thích : Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là: 0,1 – 0,2 mg/l – SGK trang 153
Câu 6: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
Đáp án: A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
Giải thích : Biện pháp không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người là: Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm – SGK trang 152, 153
Câu 7: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.
Giải thích : Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý:
- Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
- Tháo nước cũ, bơm nước sạch – SGK trang 152
Câu 8: Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.
B. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn.
D. Ô nhiễm môi trường nước.
Đáp án: A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.
Giải thích : Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản – Sơ đồ 17 SGK trang 153
Câu 9: Có mấy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B. 4
Giải thích : Có 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản gồm:
- Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt
- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa
- Phá hoại rừng đầu nguồn
- Ô nhiễm môi trường nước – Sơ đồ 17 SGK trang 153
Câu 10: Môi trường nước bị ô nhiễm là do:
A. Nước thải sinh hoạt.
B. Nước thải công, nông nghiệp.
C. Rác thải sinh hoạt.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả đều đúng.
Giải thích : Môi trường nước bị ô nhiễm là do:
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải công, nông nghiệp.
- Rác thải sinh hoạt – SGK trang 152