Giáo dục Công dân 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục Công dân lớp 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện GDCD 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục Công dân lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9.
Lý thuyết GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
I. Khái quát nội dung
* Câu chuyện 1
- Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia lấy ý kiến về “Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992”.
- Quyền làm chủ, quyền được quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
* Câu chuyện 2
- Nhà nước xây dựng Pháp lệnh để tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xh, phát huy quyền làm chủ của công dân. Giúp cho công dân hiểu rõ nội dung, cách thực hiện, nâng cao phẩm chất năng lực, tích cực tham gia.
- Là học sinh cần phải: Học tập tốt, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật; tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn; tham gia các hoạt động ở địa phương.
⇒ Ý nghĩa: Mọi công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân xây dựng và để phục vụ lợi ích của nhân dân. Công dân có quyền giám sát các cơ quan nhà nước, có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, giúp đỡ các cơ quan, cán bộ nhà nước thực hiện nhiệm vụ.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền được tham gia xây dựng, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. Ví dụ: Đi bầu cử tại đại hội Đảng, ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp…
Bầu cử thể hiện quyền dân chủ của công dân.
2.2. Nội dung quyền bầu cử của công dân
Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Trực tiếp: Tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức nhà nước.
- Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp).
2.3. Ý nghĩa: Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội tạo nên sức mạnh trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.
Bài viết liên quan
- Giáo dục Công dân 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Giáo dục Công dân 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Giáo dục Công dân 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
- Giáo dục Công dân 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Giáo dục Công dân 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật