Giáo dục Công dân 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục Công dân lớp 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện GDCD 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục Công dân lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9.
Lý thuyết GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
I. Khái quát nội dung câu chuyện
* Câu chuyện 1:
- Cuộc hôn nhân giữa T và K: Cuộc hôn nhân chỉ dựa trên sự giàu có, tiền tài. Do nhà K giàu nên mẹ T đã gả T cho K, không có sự tự nguyện của T.
* Câu chuyện 2:
- Tình yêu của M và H: Không phải là một tình yêu đích thực, vì ko có sự tôn trọng lẫn nhau. H chỉ muốn lợi dụng M để chiếm đoạt đòi hỏi quá mức về giới hạn của tình yêu.
⇒ Để thực sự có hạnh phúc trong hôn nhân:
- Phải có sự đồng cảm, tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau.
- Phải có sự tự nguyện của 2 bên, ko vì tiền tài, địa vị. Đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân, dựa trên cơ sở tình yêu chân chính
⇒ Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc: Vì có sự đồng cảm chia sẻ hiểu nhau, tự nguyện tôn trọng lẫn nhau. Thì mới có thể có một gia đình hạnh phúc. Nếu ko thì hoàn toàn ngược lại.
⇒ ý nghĩa : Tình yêu chân chính là sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm:
- Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và Xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc.
- Có thể kết hôn giữa các dân tộc, các tôn giáo với người nước ngoài…nhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
⇒ Hôn nhân không được dựa trên các yêu cầu như: Vì tiền, vì địa vị, sắc đẹp, bị ép buộc sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc.
- Tình yêu không lành mạnh là tình yêu không bền vững, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong tình yêu thì cũng có thể dẫn đến hôn nhân ko bền vững
2.2. Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân.
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được p/luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
b. Quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quy định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự…
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau về nghề nghiệp nhân phẩm của nhau.
Gia đình hạnh phúc yêu thương nhau là cơ sở xã hội phát triển.
2.3. Trách nhiệm của công dân:
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong t/yêu và hôn nhân. Ko vi phạm p/luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
Bài viết liên quan
- Giáo dục Công dân 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Giáo dục Công dân 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Giáo dục Công dân 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Giáo dục Công dân 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Giáo dục Công dân 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân