Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Lý thuyết tổng hợp Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lý 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật lý lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật lí 9.
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Từ tính của nam châm
- Nam châm là những vật có tính chất từ (từ tính), chúng có thể hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
+ Các kim loại bị hút bởi nam châm gọi là các vật liệu từ.
Ví dụ: sắt, thép, niken, côban ...
+ Các kim loại không thuộc vật liệu từ thì hầu như không bị nam châm hút.
Ví dụ: đồng, nhôm, bạc...
- Nam châm vĩnh cửu (thường gọi tắt là nam châm) có từ tính tồn tại trong một thời gian khá dài.
- Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau
+ Về hình dạng: dạng chữ U, dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa...
+ Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)...
- Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.
Kí hiệu các cực của nam châm:
+ Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu đỏ, cực Bắc sơn màu xanh.
+ Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ S, cực Bắc viết chữ N.
2. Tương tác giữa hai nam châm
Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách xác định hướng Bắc – Nam địa lí
Đặt một kim nam châm thử tại bất kì vị trí nào trên Trái Đất. Cực từ Bắc chỉ về hướng Bắc địa lí. Cực từ Nam chỉ về hướng Nam địa lí.