Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

Phần dưới là Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 6.

3551
  Tải tài liệu

Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề số 1

Phần đọc hiểu

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: (2 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?

Câu 4: (1 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".

    a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ?

    b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

Phần tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại (5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần đọc hiểu

Câu 1: (1 điểm)

- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Vượt thác

- Tác giả: Võ Quảng

Câu 2: Nội dung: Hình ảnh dũng cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác dữ. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.

Câu 3: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: (1 điểm)

- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt. (0,25 điểm)

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc (0,25 điểm)

- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (0,25 điểm)

- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. (0,25 điểm)

Kiểu so sánh: (1 điểm)

* So sánh ngang bằng: (0,5 điểm)

- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

* So sánh không ngang bằng (0,5 điểm)

Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

Câu 4: (1 điểm)

Thuyền // cố lấn lên.

CN               VN

→ Câu trần thuật đơn

Phần tập làm văn

- Xác định đúng đối tượng miêu tả, biết cách triển khai một bài viết hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài (0,5 điểm)

MB: giới thiệu được nhân vật văn học trong tác phẩm (4 điểm)

TB: Tả bao quát về nhân vật

    + Nhân vật xuất hiện trong hoàn cảnh nào

    + Lý do đây là nhân vật em thích

    + Vị trí nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính/phụ, phản diện/ chính diện…)

- Tả cụ thể, chi tiết về nhân vật

    + Tả ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm

    + Tả tính cách của nhân vật

    + Tả hoạt động của nhân vật

KB: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện

Hỏi đáp VietJack

_______________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề số 2

 

Phần đọc hiểu

Cho đoạn trích sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Ngữ văn 6 tập 2)

    1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai?

    2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    3. Trình bày ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trên

Phần tập làm văn

Hãy viết bài văn tả khu phố/ làng quê nơi em đang sống.

Đáp án và Thang điểm

Phần đọc hiểu

Câu 1: (1 điểm)

- Đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên

- Tác giả: Tô Hoài

Câu 2: (1,5 điểm)

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa (nhân vật xưng “tôi”) nhằm làm cho Dế Mèn trở thành một con người sống động, gần gũi. (1,5 điểm)

- Sử dụng biện pháp nhân hóa:

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

⇒ Gợi liên tưởng, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 3: (1,5 điểm)

Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn tuổi đang lớn (1,5 điểm)

- Nghệ thuật:

    + Ngôn ngữ miêu tả và tự sự độc đáo, đa dạng

    + Sử dụng biện pháp tu từ: nhân vật sinh động hơn

Phần tập làm văn

- Trình bày khoa học, rõ ràng, đầy đủ các phần MB, TB, KB (0,5 điểm)

MB: Giới thiệu về khu phố nơi em sinh sống ( vị trí địa lý, đặc điểm, giao thông…) (4 điểm)

TB: Tả bao quát

    + Diện tích

    + Không khí, thời tiết…

Tả chi tiết

- Cảnh vật ở khu phố:

    + Nhà cửa, đường phố, cây cối

    + Cảnh ở khu phố sạch, đẹp, khoáng đạt

- Tả con người ở khu phố

    + Hoạt động của con người ở khu dân cư

    + Công việc của mọi người mỗi ngày

    + Điểm thêm hoạt động của gia đình em/ bản thân em

- Cảm nhận về khu phố

KB: Nêu tình cảm đối với khu phố nơi em sinh sống.

_______________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề số 3

 

"Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.”

    1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Hãy trình bày khái niệm về thể loại đó (2 điểm)

    2. Tìm sự thật lịch sử có trong đoạn trích trên (1 điểm)

    3. Giải thích nghĩa từ “băn khoăn”? Em vừa giải thích nghĩa cua từ bằng cách nào (1 điểm)

    4. Chỉ nêu câu chủ đề trong đoạn văn trên (1 điểm)

    5. Bằng đoạn văn khoảng 1/ 2 trang giấy, hãy kể sáng tạo sự việc trong đoạn trích trên

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

Tác phẩm “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Thể loại: truyền thuyết

Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường mang yếu tố hoang đường kì ảo. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể

Câu 2: (1 điểm)

Sự thật lịch sử: thời đại vua Hùng, nhà vua kén rể. Về sau có đền thờ Sơn Tinh trên núi Tản Viên

Câu 3: (1 điểm)

Băn khoăn: vẫn còn thấp thỏm lo âu, khi có điều đang được cân nhắc, suy nghĩ

- Giải thích bằng cách nêu khái niệm

Câu 4: (1 điểm)

Câu chủ đề “Một hôm có hai càng trai đến cầu hôn”

Câu 5: (5 điểm)

MB

Giới thiệu nhân vật, sự việc

TB: Nhập vai nhân vật (vua Hùng Vương, Thủy Tinh, Lạc hầu) kể lại đoạn truyện.

Chú ý cách xưng hô “ta/ tôi”

KB

Nêu kết truyện và ý nghĩa của câu chuyện về mặt lịch sử, cuộc sống.

Hỏi đáp VietJack

_______________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề số 4

 

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh    B. Sọ Dừa

C. Thánh Gióng    D. Treo Biển

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là gì?

A. Miêu tả    B. Biểu cảm

C. Tự sự    D. Nghị luận

Câu 3: Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

Câu 4: Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Hành động, lời nói

D. Nhận xét

Câu 5: Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến nguồn gốc ra đời của người Việt?

A. Bánh chưng, bánh giầy

B. Con Rồng, cháu Tiên

C. Thành Gióng

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Câu 6: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống.

Câu 7: Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

Câu 8: Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

Câu 10: Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

Câu 11: Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

Câu 12: Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lung linh    B. Tươi tốt

C. Hân hoan    D. Mênh mông

Câu 13: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

Câu 14: Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

Câu 15: Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

Câu 16: Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Phần tự luận

Viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề bài: Miêu tả con đường đến trường thân thuộc của em.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8
B C D A B C C D
9 10 11 12 13 14 15 16
B D D B B D C A

Phần tự luận

- Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn, có câu mở đầu đoạn, câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết chốt vấn đề. (0,25 điểm)

- Xác định đúng đối tượng đoạn văn (0,25 điểm)

- MB: Giới thiệu được con đường đến trường (1 điểm)

- TB: Tả khái quát hình ảnh con đường đến trường quen thuộc (2 điểm)

- Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa hay trả đá, lát gạch…

- Cảnh vật hai bên đường:

    + Những dãy nhà, công viên

    + Những rặng cây, những lùm tre, những đám cỏ, bờ mương

    + Những dải đường phân cách, ngã tư đèn xanh đèn đỏ

- Hoạt động của con người trên đường

    + Cảnh học sinh tới trường

    + Cảnh những người lao động đi làm sớm

    + Những hàng quán ven đường mở cửa

- Hoạt động và cảm xúc của bản thân khi trên đường (1 điểm)

    + Được bố mẹ đưa tới trường

    + Đi học cùng chúng bạn

    + Kể những kỉ niệm gắn với con đường đến trường

KB: Tình cảm của em với con đường. Có thể mở rộng tới con đường tương lai của bản thân

Điểm trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng (0,5 điểm)

Bài viết liên quan

3551
  Tải tài liệu