Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

964
  Tải tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12có đáp án

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 1)

Cho nguyên tử khối: H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, Mg = 24, Fe = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, Cr = 52, Al = 27, Na = 23, K = 39, Zn = 65, Mn = 55.

Câu 1: Cho 1 lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl2 (1); CuSO4 (2); Pb(NO3)2 (3); NaNO3 (4); MgCl2 (5); AgNO3 (6). Số trường hợp xảy ra phản ứng là

 A. 5.

 B. 3.

 C. 2.

 D. 4.

Câu 2: Không thể điều chế trực tiếp FeCl3 trong phòng thí nghiệm bằng cách thực hiện phản ứng nào sau đây ?

 A. Fe2O3 + HCl.

 B. FeCl2 + Cl2.

 C. Fe + HCl.

 D. Fe + Cl2.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3) (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

 A. HCl, Al(OH)3.

 B. NaCl, Cu(OH)2.

 C. Cl2, NaOH.

 D. HCl, NaOH.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn một oxit sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch X và không thấy có khí thoát ra. Oxit đó là

 A. Fe2O3.

 B. FeO.

 C. Fe3O4.

 D. A và C.

Câu 5: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra sản phẩm khí (chứa nitơ) là

 A. 4.

 B. 2.

 C. 3.

 D. 5.

Câu 6: Khi hòa tan Fe vào dung dịch HNO3 loãng sinh ra NO thì chất bị khử là

 A. Fe.

 B. Ion NO3-.

 C. Ion H+.

 D. H2O.

Câu 7: Quặng sắt nào sau đây có hàm lượng sắt lớn nhất ?

 A. Manhetit.

 B. Hematit.

 C. Pirit sắt.

 D. Xiđerit.

Câu 8: Cho các chất sau: Cr, CrO, Cr(OH)2, CrO3, Cr(OH)3. Có bao nhiêu chất thể hiện tính chất lưỡng tính ?

 A. 3.

 B. 1.

 C. 4.

 D. 2.

Câu 9: Cho chuỗi phản ứng : MCl2 → M(OH)2 → M(OH)3 → Na[M(OH)4] .Vậy M là kim loại nào sau đây:

 A. Cr.

 B. Zn.

 C. Fe.

 D. Al.

Câu 10: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dd X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch như sau:

 A. Từ vàng sang da cam.

 B. Từ da cam sang vàng.

 C. Từ không màu sang da cam.

 D. Từ không màu sang vàng.

Câu 11: Để phân biệt dung dịch CrCl3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch

 A. Na2SO4.

 B. KHSO4.

 C. KOH.

 D. NaNO3.

Câu 12: Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối CrCl3, nếu thêm tiếp dung dịch brom thì thu được sản phẩm có chứa crom là

 A. CrO2.

 B. Cr(OH)3.

 C. Na2Cr2O7.

 D. Na2CrO4.

Câu 13: Cho Cu tác dụng với:

 (1) dd HCl + NaNO3;

 (2) dd KNO3;

 (3) khí clo;

 (4) dd AgNO3;

 (5) dd FeCl2;

 (6) dd KOH;

 (7) dd FeCl3;

 (8) dd HNO3;

 (9)(H2SO4 (l) + O2) . Cu tác dụng được với bao nhiêu chất?

 A. 6.   B. 5.   C. 3.   D. 4.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là

 A. 2x = y + 2z.

 B. x = y – 2z.

 C. 2x = y + z.

 D. y = 2x.

Câu 15: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch FeCl3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho Y tác dụng với HCl không thấy khí thoát ra. Như vậy trong dung dịch X có chứa:

 A. FeCl2, FeCl3, H2O.

 B. CuCl2, FeCl2, H2O.

 C. CuCl2, H2O, FeCl3.

 D. FeCl3, H2O.

Câu 16: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 65 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

 A. 40,5 gam.

 B. 67,5 gam.

 C. 33,75 gam.

 D. 54,0 gam.

Câu 17: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (nóng, dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 45,6 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là

 A. 6,72.

 B. 20,16

 C. 13,44.

 D. 3,36.

Câu 18: Khử 16g Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được một hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe. Cho X tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y. sau khi cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là

 A. 18g.

 B. 30g.

 C. 40g.

 D. 25g.

Câu 19: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 1,792 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là

 A. 16,0 gam.

 B. 8,0 gam.

 C. 5,6 gam.

 D. 16,32 gam.

Câu 20: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3 mỗi oxit đều có 0,6 mol. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp A là

 A. 9,62 lit.

 B. 8 lit.

 C. 14,4 lit.

 D. 9,6 lit.

Câu 21: Cho 28 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng hoàn toàn và vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 2,5M. Khối lượng muối thu được là

 A. 67,0 gam.

 B. 86,8 gam.

 C. 43,4 gam.

 D. 68,0 gam.

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dd HCl dư thu được dd A. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn, m có giá trị là

 A. 16g.

 B. 32g.

 C. 48g.

 D. 52g.

Câu 23: Hòa tan 2,24 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,4 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3) ) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

 A. 18,3.

 B. 8,61.

 C. 7,36.

 D. 9,15.

Câu 24. Cho phương trình phản ứng : a X + b Y(NO3)a → a X(NO3)b + b Y. Biết dung dịch Y(NO3)a có màu xanh. Hai kim loại X, Y lần lượt là

 A. Cu, Fe.

 B. Cu, Ag.

 C. Zn, Cu.

 D. Ag, Cu.

Câu 25: Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được Cu?

 A. Dung dịch FeCl3.

 B. Dung dịch H2SO4 loãng.

 C. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 + HCl.

 D. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Câu 26: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?

 A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4.

 B. H2 + CuO → Cu + H2O.

 C. CuCl2 → Cu + Cl2.

 D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.

Câu 27: Cho 150ml dd FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 43,05.

 B. 59,25.

 C. 16,20.

 D. 57,4.

Câu 28: Hoà tan 12,8 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

 A. 2,24.

 B. 3,36.

 C. 4,48.

 D. 6,72.

Câu 29: Cho 28,8g Cu vào 500ml dd NaNO3 1M sau đó thêm vào 500ml dd HCl 2M thấy có khí NO bay ra, thể tích NO (đkc) là

 A. 2,24 l.

 B. 4,48 l.

 C. 6,72 l.

 D. 5,6 l.

Câu 30: Hòa tan hết 8,65g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn, Fe bằng dd H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí ở đktc và 37,45g muối sunfat khan. Giá trị của V là

 A. 1,344.

 B. 1,008.

 C. 1,12.

 D. 6,72.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Hóa học 12 - Đề số 1

Câu 1. B

 Fe + ZnCl2 → không phản ứng.

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

 Fe + NaNO3 → không phản ứng

 Fe + MgCl2 → không phản ứng

 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Câu 2. C

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 4. A

Do trong Fe2O3, sắt đã đạt số oxi hóa cao nhất.

 Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 5. A

Các hợp chất của Fe, trong đó Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất khi tác dụng với HNO3 loãng sinh ra sản phẩm khí (chứa nitơ).

→ Các chất thỏa mãn yêu cầu bài toán: Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2.

Câu 6. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 7. A

Manhetit: Fe3O4 có hàm lượng sắt lớn nhất.

Câu 8. B

Chất có tính lưỡng tính là: Cr(OH)3.

Câu 9. A

 CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2 ↓ + 2NaCl

 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

 Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

Câu 10. B

 Cr2O72- (da cam) + OH- ⇌ 2CrO42- (vàng) + H+

Câu 11. C

Dùng NaOH làm thuốc thử

+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh, trong không khí chuyển dần sang màu nâu đỏ → FeCl2

 FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + 2KCl

 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ

+ Xuất hiến kết tủa lục xám, sau đó KOH dư, kết tủa tan dần → CrCl3

 CrCl3 + 3KOH → Cr(OH)3 ↓lục xám + 3KCl

 Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]

Câu 12. D

CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 ↓lục xám + 3NaCl

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Câu 13. A

Các trường hợp phản ứng với Cu là: dd HCl + NaNO3 (1); khí clo (3); dd AgNO3 (4); dd FeCl3(7); dd HNO3(8); (H2SO4(l) + O2) (9).

Câu 14. C

Theo bài ra, Fe hết, chất tan duy nhất thu được là FeCl2.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

→ x = 0,5 y + 0,5 z hay 2x = y + z.

Câu 15. B

Theo bài ra, kết thúc phản ứng còn Cu dư. Vậy X không thể chứa FeCl3

→ loại A, C và D

Câu 16. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 17. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 18. C

Cho X tác dụng hết với lượng dư H2SO4 đặc, nóng nên muối thu được chỉ có: Fe2(SO4)3

Bảo toàn Fe có:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 19. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 20. D

Ta có: nO(A) = 0,6.4 + 0,6 + 0,6.3 = 4,8 mol

nHCl = 2.nO = 2.4,8 = 9,6 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 21. D

Ta có: nO (oxit) = naxit = 0,5 mol

→ mmuối = mKL + mgốc axit = (28 – 0,5.16) + 0,5.96 = 68 gam.

Câu 22. B

Theo bài ra, khi nung chất rắn B ngoài không khí thu được chất rắn là Fe2O3.

Bảo toàn Fe có: 0,1 + 0,1 = 0,2 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 23. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Dung dịch X gồm: HCl  = 0,04 mol và FeCl2: 0,04 mol

Cho AgNO3 dư vào X có phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 24. C

Dung dịch Y(NO3)a có màu xanh → Y là Cu

Theo phương trình hóa học có tính khử của X > Y.

Vậy X và Y lần lượt là Zn và Cu.

Câu 25. B

Cu không tác dụng với H2SO4 loãng.

Câu 26. A

Phương pháp thủy luyện: dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.

Câu 27. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 28. C

Bảo toàn electron có:

2.nCu = 2.nkhí → nkhí = nCu = 0,2 mol

→ V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 29. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

Câu 30. D

Ta có: mmuối = mKL + mgốc axit → mgốc axit = 37,45 – 8,65 = 28,8 gam.

nkhí = naxit = ngốc axit = mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 2)

Cho nguyên tử khối: H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, Mg = 24, Fe = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, Cr = 52, Al = 27, Na = 23, K = 39, Zn = 65, Mn = 55.

Câu 1: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

 A. Fe(OH)3.

 B. Fe(OH)2.

 C. Fe2O3.

 D. FeO.

Câu 2: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

 A. Fe(OH)3, Al(OH)3.

 B. Cr(OH)3, Al(OH)3.

 C. NaOH, Al(OH)3 .

 D. Cr(OH)3, Fe(OH)3.

Câu 3: Để khử hoàn toàn 8,0g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

 A. 5,4g.

 B. 8,1g.

 C. 1,35g.

 D. 2,7g.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 3,36.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 1,12.

Câu 5: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

 A. KNO3.

 B. CuSO4.

 C. Na2CO3.

 D. CaCl2.

Câu 6: Cho dãy kim loại: Na, Al, Fe, Cu, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

 A. 2.

 B. 3.

 C. 4.

 D. 5.

Câu 7: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III) ?

 A. Dung dịch CuSO4.

 B. Dung dịch HNO3 loãng dư.

 C. Dung dịch H2SO4 loãng.

 D. Dung dịch HCl.

Câu 8: Số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là

 A. +2, +4, +6.

 B. +2,+3,+6.

 C. +3, +4, +6.

 D. +2, +3, +4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố 26Fe thuộc nhóm

 A. VIB.

 B. IA.

 C. IIA.

 D. VIIIB.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

 A. Fe3O4.

 B. Fe.

 C. FeO.

 D. Fe2O3.

Câu 11: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là

 A. 5,6g.

 B. 8,4g.

 C. 2,8g.

 D. 1,6g.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng?

 A. Hematit nâu chứa Fe3O4.

 B. Manhetit chứa Fe3O4.

 C. Xiđêrit chứa FeCO3.

 D. Pirit chứa FeS2.

Câu 13: Để khử hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là

 A. 15g.

 B. 16g.

 C. 17g.

 D. 18g.

Câu 14: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, đem cân thấy khối lượng tăng 1g. Khối lượng Fe tham gia phản ứng là

 A. 7g.

 B. 8g.

 C. 5,6g.

 D. 8,4g.

Câu 15: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

 A. 1.

 B. 2.

 C. 3.

 D. 4.

Câu 16: Cho 5,6g sắt tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là

 A. 10,2g.

 B. 7,9g.

 C. 16,25g.

 D. 14,6g.

Câu 17: Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

 A. 10g.

 B. 15g.

 C. 20g.

 D. 30g.

Câu 18: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,1 mol. Khối lượng hỗn hợp A là

 A. 23,2g.

 B. 46,4g.

 C. 232g.

 D. 464g.

Câu 19:Biết Cr (z = 24) cấu hình electron của Cr3+ là

 A. [Ar]3d54s1

 B. [Ar]3d3

 C. [Ar]3d44s2

 D. [Ar]3d64s2

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?

 A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.

 B. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.

 C. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

 D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42- .

Câu 21: Khi thêm axit HCl và muối K2CrO4 thì dung dịch tạo thành có màu

 A. Màu vàng.

 B. Màu da cam.

 C. Màu lục.

 D. Không màu.

Câu 22: Nhóm kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội ?

 A. Al, Fe, Cu.

 B. Al, Fe, Cr.

 C. Al, Cr, Zn.

 D. Fe, Cu, Zn.

Câu 23: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với 400ml dd HNO3 1M ta thu được dd X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) khi cô cạn X, khối lượng Fe(NO3)3 thu được là

 A. 26,44g.

 B. 24,2g.

 C. 4,48g.

 D. 21,6g.

Câu 24: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là

 A. 26,4g.

 B. 29,4g.

 C. 27,4g.

 D. 58,8g.

Câu 25: Cho phương trình: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Phát biểu sai về phản ứng trên là ?

 A. Ag+ oxi hóa được Fe2+.

 B. Tính khử của Ag+ mạnh hơn Fe3+.

 C. Fe2+ khử được Ag+.

 D. Tính khử Fe2+ mạnh hơn Ag.

Câu 26: Cho phản ứng sau:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:

 A. 13.

 B. 20.

 C. 25.

 D. 27.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 14,7g hỗn hợp gồm Al, Cu, Fe (có số mol bằng nhau) trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được 69,37g muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

 A. 1,00935.

 B. 0,2639.

 C. 0,32265.

 D. 0,9745.

Câu 28: Cho các chất sau: (1) Cl2, (2) H2SO4 loãng, (3) HNO3 loãng, (4) H2SO4 đặc, nguội. Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên đều tạo được hợp chất trong đó sắt (III) ?

 A. (1) , (2).

 B. (1), (3) , (4).

 C. (1), (2) , (3).

 D. (1), (3).

Câu 29: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây ?

 A. Zn.

 B. Fe.

 C. Cu.

 D. Ag.

Câu 30: Cho 13,6g hỗn hợp Fe và Cr tác dụng hết với dung dịch HCl nóng thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là

 A. 31,35.

 B. 31,75.

 C. 22,48.

 D. 22,45.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 2

Câu 1. A

Sắt (III) hiđroxit: Fe(OH)3.

Câu 2. B

Cr(OH)3, Al(OH)3 là các hiđroxit lưỡng tính.

Câu 3. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 4. B

Bảo toàn electron có: nkhí = nFe = 0,1 mol → V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 5. B

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 6. C

Kim loại phản ứng được với HCl là những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

→ Những kim loại phản ứng là: Na, Al, Fe, Cr.

Câu 7. B

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

Câu 8. B

Crom có các số oxi hóa từ +1 đến +6. Trong đó số oxi hóa phổ biến là: +2,+3,+6.

Câu 9. D

Fe (z = 26): [Ar]3d63s2

→ Fe thuộc nhóm VIIIB (8 electron hóa trị, nguyên tố d).

Câu 10. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 11. D

Cho Fe và Cu phản ứng với HCl loãng chỉ có Fe phản ứng

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 12. A

Hemantit nâu chứa Fe2O3.nH2O.

Câu 13. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 14. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 15. D

 FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

 Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O.

Câu 16. C

Muối là FeCl3

Bảo toàn Fe có nmuối = nFe = 0,1 mol

mmuối = 0,1.162,5 = 16,25 gam.

Câu 17. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 18. B

mA = 0,1 (72 + 160 + 232) = 46,4 gam.

Câu 19. B

Cr (Z = 24): [Ar]3d54s1 → Cr3+: B. [Ar]3d3.

Câu 20. B

Trong môi trường axit: 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+.

Câu 21. B

2CrO42- (vàng) + 2H+ Cr2O72- (da cam) + H2O

Câu 22. A

Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.

Câu 23. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 24. B

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: nK2Cr2O7 = nFeSO4 → nK2Cr2O7 = 0,1 mol

Khối lượng K2Cr2O7 là: m = 0,1.294 = 29,4 gam.

Câu 25. B

Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Fe3+.

Câu 26. C

Tổng hệ số = 2 + 3 + 8 + 2 + 6 + 4 = 25.

Câu 27. A

Gọi số mol Al, Cu, Fe bằng nhau và bằng x mol

→ 27x + 64x + 56x = 14,7 → x = 0,1 (mol)

Do HNO3 dư nên muối trong Y gồm: Al(NO3)3: 0,1 mol; Cu(NO3)2: 0,1 mol; Fe(NO3)3 0,1 mol và NH4NO3 (có thể có) y mol.

mmuối = 69,37 (gam) → 213.0,1 + 188.0,1 + 242.0,1 + 80y = 69,37

→ y = 0,063375 mol

Gọi số mol NO và N2O lần lượt là a và b (mol)

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Bảo toàn electron có: 3.nAl + 2nCu + 3.nFe = 3a + 8b + 0,063375.8

→ 3a + 8b = 0,293 (2)

Từ (1) và (2) có a = 0,0374 và b = 0,0226.

Bảo toàn N có:

nAxit = 3.nAl + 2nCu + 3.nFe = 0,0374 + 2.0,0226 + 2. 0,063375 = 1,00935 mol.

Câu 28. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 29. D

Ag + FeCl3 → không phản ứng.

Câu 30. A

Bảo toàn H có: nAxit = 2.nkhí = 0,5 mol

→ mmuối = mKL + mgốc axit = 13,6 + 0,5.35,5 = 31,35 gam.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 3)

Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, Ag = 108.

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?

 A. Manhetit chứa Fe2O3.

 B. Pirit sắt chứa FeS2 .

 C. Hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O

 D. Xiđerit chứa FeCO3.

Câu 2: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 108,0.

 B. 67,5.

 C. 54,0.

 D. 75,6.

Câu 3: Để luyện được 500 tấn thép cacbon (thành phần gồm Fe và C) chứa 1,4% C, cần dùng x tấn quặng hematit đỏ chứa 0% tạp chất trơ. Hiệu suất quá trình là 75%. Giá trị của x là

 A. 939,05.

 B. 528,21.

 C. 1878,10.

 D. 1056,43.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3. X tan hoàn toàn trong

 A. H2SO4 đặc, nguội, dư.

 B. dd NaOH dư.

 C. dd CuCl2 dư.

 D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 5: Cho phản ứng sau: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d N2O + e H2O. Sau khi cân bằng, tổng giá trị của (a + b + d) là

 A. 41.

 B. 23.

 C. 25.

 D. 14.

Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

 A. 22,75

 B. 21,40.

 C. 29,40.

 D. 29,43.

Câu 7: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

 A. Nhôm là kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.

 B. Nhôm có tính dẫn điện tốt.

 C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

 D. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

Câu 8: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải … Công thức hoá học của phèn chua là

 A. Na2SO4.2Al2(SO4)3.24H2O.

 B. 2K2SO4.FeSO4.24H2O.

 C. NaFe(SO4)2.12H2O.

 D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 9: Fe phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

 A. NaOH; C; CuCl2; Cl2.

 B. H2SO4 (đặc, nguội); FeCl3.

 C. HNO3 loãng; S.

 D. Al2O3; HNO3 đặc.

Câu 10: Quặng nào sau đây là tốt nhất để luyện Gang?

 A. Fe2O3.

 B. FeS2.

 C. Fe2O3.nH2O.

 D. Fe3O4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

 B. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

 C. AlCl3, Al2O3 đều là chất lưỡng tính.

 D. Al(OH)3 tan trong dung dịch NH3 dư.

Câu 12: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

 A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

 B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

 C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

 D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.

Câu 13: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của Al?

 A. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

 B. Kim loại nhẹ.

 C. Có tính nhiễm từ.

 D. Màu trắng, dẻo.

Câu 14: Khi nung Fe với iốt trong môi trường trơ thu được sản phẩm X. Công thức của X là

 A. Fe3O4 .

 B. Fe2I.

 C. FeI2.

 D. FeI3.

Câu 15: Xét 2 phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1) .Hai chất X, Y theo thứ tự lần lượt là

 A. HCl, FeCl3.

 B. Cl2 , HCl.

 C. CuCl2 , Cl2.

 D. Cl2 , FeCl3.

Câu 16: Có các kim loại Cu, Al, Fe và các dung dịch muối CuCl2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại tác dụng được với 2 trong 3 dung dịch muối là

 A. Cu.

 B. Al .

 C. Fe.

 D. Al, Fe.

Câu 17: Khi cho bột sắt vào dd AgNO3 dư, hãy cho biết có những phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm?

 Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓(1)

 Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag↓(2)

 Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ (3)

 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓(4)

 A. (2) và (3).

 B. (1) và (3).

 C. (1).

 D. (1) và (4).

Câu 18: Quặng chính để sản xuất Al là?

 A. Boxit.

 B. Saphia.

 C. Đất sét.

 D. Mica.

Câu 19: Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

 A. H2SO4 đặc, nóng.

 B. NaOH.

 C. H2SO4 loãng.

 D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 20: Đốt Fe dư trong hơi Brom thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Hãy cho biết thành phần của chất rắn đó:

 A. FeBr2 và Fe.

 B. FeBr3, Br2.

 C. FeBr3 và Fe.

 D. FeBr2 và FeBr3.

Câu 21:Biết cấu hình của Fe3+ là: [Ar]3d5. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là

 A. 26.

 B. 23.

 C. 15.

 D. 56.

Câu 22: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe3O4 trong bình kín (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp X. Cho X vào nước vôi trong dư, thấy không có khí thoát ra. Vậy hỗn hợp X gồm

 A. Al2O3, Fe2O3, Fe.

 B. Al2O3, Fe.

 C. Al2O3, Fe3O4, Al.

 D. Al2O3, Fe, Al.

Câu 23: Cho các hợp kim sau: Al-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li, số hợp kim Fe bị ăn mòn trước là

 A. 3.

 B. 1.

 C. 2.

 D. 4.

Câu 24: Cho m gam hỗn hợp G gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).

Mặt khác cho m gam G ở trên vào dung dịch NaOH dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc) và dung dịch X, chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào H2SO4 đặc, nóng thu được 5,04 lít khí (ở đktc).

Giá trị của m là

 A. 23,9.

 B. 47,8.

 C. 16,1.

 D. 32,2

Câu 25: Quá trình tạo Gang và tạo xỉ xảy ra ở bộ phận nào của Lò cao?

 A. Thân lò.

 B. Phía trên của nồi lò.

 C. Bụng lò.

 D. Nồi lò.

Câu 26: Cho các khẳng định sau:

(1) Al là kim loại nặng hơn Ba.

(2) Al là kim loại dẫn điện bằng 2/3 Cu và nhẹ bằng 1/3 Cu.

(3) Al là kim loại dẻo nhất trong các kim loại.

(4) Trong điện phân Al2O3 nóng chảy, Al sinh ra ở trạng thái lỏng.

Khẳng định đúng là

 A. (2) và (4).

 B. (1) và (4).

 C. (2) và (3).

 D. (1), (3) và (4).

Câu 27: Cho m gam Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,04 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

 A. 8,4.

 B. 12,6.

 C. 6,3.

 D. 5,04.

Câu 28: Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng AgNO3 thu được là

 A. 3,6.

 B. 3,24.

 C. 2,16.

 D. 1,08.

Câu 29: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3?

 A. Tính lưỡng tính.

 B. Tính oxi hóa và tính khử.

 C. Tính khử.

 D. Tính oxi hoá.

Câu 30: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

 A. 3,36.

 B. 6,72.

 C. 1,493.

 D. 2,24.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 3

Câu 1. A

Manhetit chứa Fe3O4.

Câu 2. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Vậy khí X có thể có: CO; CO2 và O2

Đặt số mol của CO; CO2 và O2 có trong 2,24 lít khí X lần lượt là a, b và c (mol)

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Có MX = 16.2 = 32 → mX = 28a + 44b + 32c = 32.0,1 = 3,2 (gam) (2)

Sục X vào Ca(OH)2 dư:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

→ n↓ = b = 0,02 (mol) (3)

Từ (1); (2) và (3) có: a = 0,06; b = 0,02 và c = 0,02.

Bảo toàn O có số mol O2thu được sau điện phân là:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

→ mAl = 2800.27 = 75600 gam = 75,6 kg.

Câu 3. A

 Ta có sơ đồ:

 Fe2O3 → 2Fe

 160g → 2.56g

 x tấn → 500.98,6% tấn

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 4. B

 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Câu 5. A

 8 Al + 30 HNO3 → 8 Al(NO3)3 + 3 N2O + 15 H2O

 → a + b + d = 8 + 30 + 3 = 41.

Câu 6. A

Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3

Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 7. C

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước do nhôm có màng oxit Al2O3 bảo vệ.

Câu 8. D

Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 9. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 10. D

Quặng có hàm lượng sắt cao nhất khi luyện gang sẽ có hiệu quả cao nhất.

→ Quặng tốt nhất đề luyện gang là Fe3O4.

Câu 11. B

A sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính.

C sai vì AlCl3 không phải là chất lưỡng tính.

D sai vì Al(OH)3 không tan trong NH3 dư.

Câu 12. D

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại

→ Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng không phải là phản ứng nhiệt nhôm.

Câu 13. C

Nhôm không có tính nhiễm từ.

Câu 14. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 15. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 16. A

 Cu + CuCl2 → không phản ứng

 2Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 17. D

Câu 18. A

Quặng chính để sản xuất nhôm là quặng boxit.

Câu 19. D

Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.

Câu 20. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 21. A

 Fe → Fe3+ + 3e

→ Cấu hình electron của Fe là: [Ar]3d64s2.

Vậy số electron trong nguyên tử Fe là: 26.

Câu 22. B

Do khi cho X vào nước vôi trong dư không thấy có khí thoát ra nên trong X không có Al dư.

Lại có phản ứng hoàn toàn nên X là Al2O3 và Fe.

Câu 23. C

Fe bị ăn mòn trước khi điện cực còn lại là chất có tính khử yếu hơn

Hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn trước là: Fe-C (III); Sn-Fe (IV).

Câu 24. C

Gọi số mol Na, Al và Fe có trong m gam G lần lượt là x, y và z (mol)

Do khi cho G vào nước thu được số mol khí ít hơn khi cho G vào NaOH dư nên khi cho G vào nước dư chỉ có Na phản ứng hết.

PTHH:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Cho G vào KOH dư, Na và Al phản ứng hết, chất rắn Y là Fe không phản ứng.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Thay (1) vào (2) được: y = 0,2 (mol).

Cho Y vào H2SO4 đặc, nóng có phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Vậy m = 0,1. 23 + 0,2.27 + 0,15.56 = 16,1 (gam).

Câu 25. C

Quá trình tạo gang và xỉ xảy ra ở bụng lò.

Câu 26. A

(1) sai Al nhẹ hơn Ba.

(3) sai vì Au dẻo hơn Al.

Câu 27. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 28. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 1)

Câu 29. D

FeO, Fe3O4, Fe2O3 đều có tính oxi hóa.

Câu 30. D

Bảo toàn electron có: 3.nFe = 3.nNO → nNO = nFe = 0,1 mol

→ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 4)

Cho nguyên tử khối: H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, Mg = 24, Fe = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, Cr = 52, Al = 27, Na = 23, K = 39, Zn = 65, Mn = 55.

Câu 1: Crom không tan được trong dung dịch

 A. H2SO4 đặc, nguội.

 B. HNO3 đặc, nóng.

 C. HCl đặc.

 D. HBr đặc, nguội.

Câu 2: Đốt Fe trong khí clo thiếu thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Thành phần của chất rắn đó là

 A. FeCl2 và FeCl3.

 B. Fe, FeCl2, FeCl3.

 C. FeCl2 và Fe.

 D. FeCl3 và Fe.

Câu 3: Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CrCl3, CuCl2 là

 A. Dung dịch H2SO4 loãng.

 B. Quỳ tím.

 C. Dung dịch Ba(OH)2 dư.

 D. Dung dịch HCl.

Câu 4: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

 A. 20.

 B. 80.

 C. 60.

 D. 40.

Câu 5: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng là

 A. 26,4 gam.

 B. 29,4agam.

 C. 27,4 gam.

 D. 28,4 gam.

Câu 6: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là

 A. 50,67%.

 B. 36,71%.

 C. 66,67%.

 D. 20,33%.

Câu 7: Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là

 A. 3,36.

 B. 6,72.

 C. 2,24.

 D. 4,48.

Câu 8: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng 95%? Biết lượng Fe hao hụt trong sản xuất là 1%.

 A. 5213,61 tấn.

 B. 1325,16 tấn.

 C. 3512,61 tấn.

 D. 2351,16 tấn.

Câu 9: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3?

 A. Tính khử.

 B. Tính bazơ.

 C. Tính oxi hoá.

 D. Tính axit.

Câu 10: Hoà tan hỗn hợp 3 kim loại gồm Al, Fe và Cr vào dung dịch NaOH dư, thu được 6,72L khí và 10,8g chất rắn. Cho chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 4,48L khí. Các chất khí đo ở đktc. Hàm lượng %Cr có trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 35,21.

 B. 33,33.

 C. 32,1.

 D. 34,57.

Câu 11: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối ?

 A. Cu, Fe.

 B. Cu.

 C. Ag .

 D. Fe.

Câu 12: Khi cho bột sắt dư vào dd AgNO3, hãy cho biết có những phản ứng nào sau đây xảy ra?

 Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓(1)

 Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag↓(2)

 Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ (3)

 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓(4)

 A. (1) (4) và (3).

 B. (2) và (3).

 C. (1).

 D. Đáp án khác.

Câu 13: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

 A. 3,20.

 B. 3,84.

 C. 1,92.

 D. 0,64.

Câu 14: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sắt?

 A. Có tính nhiễm từ.

 B. Màu trắng xám, giòn, dễ rèn.

 C. Kim loại nặng.

 D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Câu 15: Các số oxi hoá đặc trưng của Crom trong hợp chất là

 A. +2, +4, +6.

 B. +2, +3, +6.

 C. +3, +4, +6.

 D. +1, +2, +4, +6.

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

 A. 5,81 gam.

 B. 6,81 gam.

 C. 4,81 gam.

 D. 3,81 gam.

Câu 17:Dãy chất nào sau đây phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và KOH?

 A. ZnO, CrO3, Cr(OH)2.

 B. ZnO, CrO3, Cr(OH)3.

 C. ZnO, Cr2O3, Cr(OH)2.

 D. Cr2O3, ZnO, Cr(OH)3.

Câu 18: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?

 A. Pirit chứa FeS2.

 B. Manhetit chứa Fe3O4.

 C. Xiđerit chứa FeCO3.

 D. Hematit nâu chứa Fe2O3.

Câu 19: Phản ứng nào sau đây không đúng?

 A. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

 B. Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 4H2O.

 C. 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

 D. 6FeCl2 + 3Br2 → 2FeBr3 + 4FeCl3.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng sau : chất X + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Hãy cho biết, chất X có thể là chất nào trong số các chất sau:

 A. FeSO3.

 B. Fe.

 C. FeS.

 D. Tất cả đều thoả mãn.

Câu 21: Chọn câu đúng:

 A. Khi thêm dung dịch bazơ vào muối cromat màu vàng sẽ tạo thành đicromat có màu da cam.

 B. Khi thêm dung dịch bazơ vào muối cromat màu da cam sẽ tạo thành đicromat có màu vàng.

 C. Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat màu da cam sẽ tạo thành đicromat có màu vàng.

 D. Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat màu vàng sẽ tạo thành đicromat có màu da cam.

Câu 22: Biết cấu hình của Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là

 A. Ô: 20, chu kì: 3, nhóm VIIIA.

 B. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm VIIIB.

 C. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm IIA.

 D. Ô: 25, chu kì: 3, nhóm IIB.

Câu 23: Khi đốt Fe với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được chất X. Hãy cho biết công thức của X.

 A. FeS.

 B. FeS2.

 C. Fe2S3.

 D. Cả hỗn hợp 3 chất.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong

 A. AgNO3 dư.

 B. NaOH dư.

 C. HCl dư.

 D. NH3 dư.

Câu 25: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng khối lượng khí thu được tăng thêm so với khối lượng khí ban đầu 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là

 A. Fe2O3.

 B. FeO.

 C. FeO2.

 D. Fe3O4.

Câu 26: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là

 A. Mg, Fe2+, Ag.

 B. Fe, Cu, Ag+.

 C. Mg, Cu, Cu2+.

 D. Mg, Fe, Cu.

Câu 27: Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 28: Xét phương trình phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2) Hai chất X, Y lần lượt là

 A. HCl, FeCl3.

 B. AgNO3 dư, Cl2.

 C. FeCl3 , Cl2.

 D. Cl2 , FeCl3.

Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất(đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là

 A. 0,03 mol và 0,03 mol.

 B. 0,01 mol và 0,03 mol.

 C. 0,03 mol và 0,02 mol.

 D. 0,02 mol và 0,03 mol.

Câu 30: Tìm câu phát biểu đúng:

 A. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.

 B. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử và tính oxi hoá.

 C. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính oxi hoá .

 D. Fe chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 4

Câu 1. A

Crom bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Do Cl2 thiếu nên Fe dư, hỗn hợp sau phản ứng gồm: FeCl3 và Fe dư.

Câu 3. C

Dùng Ba(OH)2 dư

+ Có kết tủa xanh → CuCl2

 Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 (↓ xanh)

+ Có kết tủa nâu đỏ → FeCl3

 Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

+ Có kết tủa trắng hơi xanh, để trong không khí chuyển dần sang màu nâu đỏ.

 Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh)

 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

+ Có kết tủa màu lục xám xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần trong Ba(OH)2 dư.

 Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3 (↓ lục xám)

 Cr(OH)3↓ + OH- → CrO2- + 2H2O

Câu 4. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 5. B

Bảo toàn electron có: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Khối lượng KMnO4 là: m = 0,1.294 = 29,4 (gam)

Câu 6. B

Gọi số mol Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 trong X lần lượt là x, y và z (mol)

mx = 41,4 gam → 160x + 152y + 102z = 41,4 (1)

Cho X tác dụng với NaOH đặc dư, có Fe2O3 không phản ứng

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Khử X bằng Al có Fe2O3 và Cr2O3 phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 7. C

Bảo toàn electron có: 3.nCr = 3.nkhí → nkhí = nCr = 0,1 (mol)

→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 8. B

Lượng Fe hao hụt trong sản xuất là 1% nên H = 99%.

Khối lượng sắt có trong 800 tấn gang chứa 95% sắt là : 800.95% = 760 (tấn).

Khối lượng sắt thực tế cần phải có là : Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2) = 767,68 (tấn).

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Khối lượng quặng manhetit cần dùng là : Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2) = 1325,163 (tấn).

Câu 9. B

 FeO; Fe2O3: oxit bazơ

 Fe(OH)2, Fe(OH)3: bazơ.

Câu 10. C

Gọi số mol Al, Fe và Cr trong hỗn hợp lần lượt là x, y và z (mol)

Cho hỗn hợp kim loại vào NaOH dư chỉ có Al phản ứng

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

→ x = 0,2 (mol) (1)

Chất rắn sau phản ứng gồm Fe và Cr

→ 56y + 52z = 10,8 (2)

Cho Fe và Cr tác dụng với HCl có phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 11. B

 Cu + Cu(NO3)2 → không phản ứng

 Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 12. C

Do bột sắt dư, nên sản phẩm thu được là Fe2+ và Ag.

Câu 13. C

Ta có các phương trình:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Dung dịch X có: Fe(NO3)2: 0,06 mol và Fe(NO3)3 0,06 mol

Cho Cu vào X có phản ứng:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 14. B

Sắt dẻo.

Câu 15. B

Crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 trong đó số oxi hóa đặc trưng là +2; +3; +6.

Câu 16. B

Ta có: nO (oxit) = naxit = 0,05 (mol)

mKL (oxit) = moxit – mO (oxit) = 2,81 – 0,05.16 = 2,01 (gam)

mmuối = mKL + mgốc axit = 2,01 + 0,05.96 = 6,81 (gam).

Câu 17. D

A, B sai do CrO3 là oxit axit không tác dụng với HCl.

C sai do Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính, không tác dụng được với NaOH.

Câu 18. D

Hemantit nâu: Fe2O3.nH2O.

Câu 19. B

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.

Câu 20. A

FeSO3 + H2SO4 loãng → FeSO4 + SO2 + H2O.

Câu 21. D

2CrO42- (vàng) + 2H+ ⇌ Cr2O72- (da cam) + H2O

Câu 22. B

Fe ở ô 26 do (z = 26); chu kỳ 4 (do có 4 lớp electron); nhóm VIIIB (do có 8 electron hóa trị, nguyên tố d).

Câu 23. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 24. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 25. A

Khối lượng khí tăng lên so với ban đầu chính là khối lượng O trong oxit.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Đặt công thức oxit sắt là FexOy. Ta có:

x : y = nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3.

Vậy oxit sắt là: Fe2O3.

Câu 26. D

Câu 27. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 28. C

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)

Câu 29. D

Gọi số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là x và y (mol)

nhh = 1,04 gam → 56x + 24y = 1,84 (1)

Bảo toàn electron có: 3.nFe + 2.nMg = 3.nNO → 3x + 2y = 0,12 (2)

Từ (1) và (2) có: x = 0,02 và y = 0,03.

Câu 30. B

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 5)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Fe = 56, Al = 27, S = 32.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: chất X + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Hãy cho biết, chất X có thể là chất nào trong số các chất sau?

A. FeSO3.

B. FeS.

C. Fe.

D. Tất cả đều thoả mãn.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ 

A. [Ar]3d5.

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d2.

D. [Ar]3d3.

Câu 3: Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CrCl3, CuCl2 

A. Dung dịch H2SO4 loãng.

B. Quỳ tím.

C. Dung dịch Ba(OH)2 dư.

D. Dung dịch HCl.

Câu 4: Khi đốt Fe với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được chất X. Hãy cho biết công thức của X.

A. FeS.

B. FeS2.

C. Fe2S3.

D. Cả hỗn hợp 3 chất.

Câu 5: Cho 5,4 gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng 1M, nóng, vừa đủ không thấy có khí thoát ra. Thể tích HNO3 đã dùng là

A. 750 ml.

B. 250 ml.

C. 200 ml.

D. 400 ml.

Câu 6: Crom không tan được trong dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. HBr đặc, nguội.

C. HCl đặc.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 7: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

A. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

B. Điện phân dd AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 20.

B. 80.

C. 60.

D. 40.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

B. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O.

C. 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

D. 6FeCl2 + 3Br2 → 2FeBr3 + 4FeCl3.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 5,81 gam.

B. 6,81 gam.

C. 4,81 gam.

D. 3,81 gam.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Câu 2 (2 điểm): Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Viết các PTHH xảy ra và Tính giá trị của m.

Câu 3 (2 điểm): Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên.

Đáp án đề thi Giữa kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 5

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a A D C A A A A D B B

Câu 1: FeSO3 + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Chọn đáp án A.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3. Chọn đáp án D.

Câu 3: Dùng Ba(OH)2 dư, hiện tượng:

+ Kết tủa trắng hơi xanh bị hóa nâu đỏ trong không khí → FeCl2

+ Kết tủa nâu đỏ → FeCl3

+ Kết tủa xanh → CuCl2

+ Tạo kết tủa sau đó kết tủa tan trong Ba(OH)2 dư → CrCl3. Chọn đáp án C.

Câu 4: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5). Chọn đáp án A.

Câu 5:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

→ V = 0,75 : 1 = 0,75 lít = 750 ml. Chọn đáp án A.

Câu 6: Crom không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Chọn đáp án A.

Câu 7: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp điện phân Al2O3 nóng chảy. Chọn đáp án A.

Câu 8: Bảo toàn e có nKMnO4 = 0,1 : 5 = 0,02 mol → V = 0,02 : 0,5 = 0,04 lít = 40 ml.

Chọn đáp án D.

Câu 9: Phản ứng không đúng: Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O. Chọn đáp án B.

Câu 10: nO (oxit) = naxit = ngốc axit = 0,05 mol

mkl (oxit) = 2,81 – 0,05.16 = 2,01 gam.

mmuối = mkl (oxit) + mgốc axit = 2,01 + 0,05.96 = 6,81 gam. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Câu 2 (2 điểm): Gọi số mol Fe3O4 là a → số mol Cu là 3a (mol)

→ 232a + 64.3a = 42,4 → a = 0,1 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

nCu dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 → mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

Câu 3 (2 điểm): Tính được n↓ = 0,1 mol

Để V là lớn nhất thì sau khi tạo kết tủa, kết tủa tan một phần.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

→ nNaOH = 0,2 + 0,6 + 0,1 = 0,9 mol

V = 0,9 : 2 = 0,45 lít.

 

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 6)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Fe = 56, Cr = 52, Mg = 24, Al = 27.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong

A. AgNO3 dư.

B. NH3 dư.

C. NaOH dư.

D. HCl dư.

Câu 2: Chọn câu đúng ?

A. Khi thêm dung dịch bazơ vào muối cromat màu vàng sẽ tạo thành đicromat có màu da cam.

B. Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat màu vàng sẽ tạo thành đicromat có màu da cam.

C. Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat màu da cam sẽ tạo thành đicromat có màu vàng.

D. Khi thêm dung dịch bazơ vào muối cromat màu da cam sẽ tạo thành đicromat có màu vàng.

Câu 3: Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là

A. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

B. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIB.

C. ô 13, chu kì 3, nhóm IA.

D. ô 13, chu kì 3, nhóm IB.

Câu 4: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối?

A. Cu.

B. Ag .

C. Fe.

D. Cu, Fe.

Câu 5: Chọn câu không đúng

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.

C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.

D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

Câu 6: Quặng nhôm (nguyên liệu chính) được dùng trong sản xuất nhôm là

A. Boxit Al2O3.2H2O.

B. Criolit Na3AlF6 (hay 3NaF.AlF3).

C. Aluminosilicat (Kaolin) Al2O3.2SiO2.2H2O.

D. Mica K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.

Câu 7: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng 95%. Lượng Fe hao hụt trong sản xuất là 1%.

A. 2351,16 tấn.

B. 3512,61 tấn.

C. 1325,16 tấn.

D. 5213,61 tấn.

Câu 8: Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là

A. 3,36.

B. 6,72.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 1,28 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,03 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,01 mol và 0,03 mol.

B. 0,02 mol và 0,03 mol.

C. 0,03 mol và 0,02 mol.

D. 0,03 mol và 0,03 mol.

Câu 10: Đốt Fe trong khí clo thiếu thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Hãy cho biết thành phần của chất rắn đó:

A. FeCl3 và Fe.

B. FeCl2 và Fe.

C. Fe, FeCl2, FeCl3.

D. FeCl2 và FeCl3.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 2 (2 điểm): Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm.

Câu 3 (2 điểm): Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Xác định công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 6

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a D B A C D A C D A A

Câu 1:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Chọn đáp án D.

Câu 2: Khi thêm dung dịch axit vào muối cromat màu vàng sẽ tạo thành đicromat có màu da cam. Chọn đáp án B.

Câu 3: M: 1s22s22p63s23p1. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. Chọn đáp án A.

Câu 4: Fe tác dụng được với cả 3 dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. Chọn đáp án C.

Câu 5: Câu không đúng: Nhôm là kim loại lưỡng tính. Chọn đáp án D.

Câu 6: Quặng nhôm (nguyên liệu chính) được dùng trong sản xuất nhôm là Boxit Al2O3.2H2O. Chọn đáp án A.

Câu 7: Ta có sơ đồ:

Fe3O4 → 3Fe

232g → 3.56g

x tấn → 800.95% tấn

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3) Chọn đáp án C.

Câu 8: Bảo toàn e: nNO = nCr = 0,1 → V = 2,24 lít. Chọn đáp án D.

Câu 9: Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là x và y mol.

Theo bài ra có hệ:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Giải hệ được: x = 0,01 và y = 0,03. Chọn đáp án A.

Câu 10: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. Hai chất rắn là FeCl3 và Fe dư. Chọn đáp án A.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 2 (2 điểm): Tính được: nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol, nH2 = 0,48 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe3O4 

Gọi số mol Al phản ứng là x → số mol Fe = 1,125 mol

Bảo toàn e: (0,4 – x).3 + 1,125x.2 = 0,48.2 → x = 0,32

Giả sử H = 100% → Cả hai chất tham gia phản ứng đều hết

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 3 (2 điểm):

Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO (x mol) và CO2 (y mol)

nhh khí = nCO + nCO2 = nCO bđ → x + y = 0,2 (1)

mhh khí = 20.2.0,2 = 8 gam → 28x + 44y = 8 (2)

Giải hệ được x = 0,05 và y = 0,15 → %VCO2 = 75%.

nCO2 = nO(oxit sắt) = 0,15 mol

mFe(oxit) 8 – 0,15.16 = 5,6 gam → nFe(oxit) = 0,1 mol

Đặt oxit: FexOy → x : y = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Vậy oxit sắt là Fe2O3.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 7)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Al = 27, Fe = 56, Cr = 52.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tìm câu phát biểu đúng?

A. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) vừa có tính khử và tính oxi hoá.

B. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính oxi hoá .

C. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.

D. Fe chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.

Câu 2: Nhận định nào sau đây sai về Al?

A. Al có tính khử mạnh nhưng yếu hơn Na và Mg.

B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, ô số 13 trong bảng tuần hoàn.

C. Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu.

D. Al dễ nhường 3 electron hoá trị nên thường có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.

Câu 3: Khi cho nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng chỉ tạo ra sản phẩm khử là NH4NO3. Tổng các hệ số là số nguyên tối giản nhất trong phương trình hoá học của phản ứng xảy ra là

A. 74.

B. 58.

C. 76.

D. 68.

Câu 4: Khi cho bột sắt dư vào ddAgNO3, hãy cho biết có những phản ứng nào sau đây xảy ra?

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

A. Đáp án khác.

B. (1).

C. (1) (4) và (3).

D. (2) và (3).

Câu 5: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là

A. Fe, Cu, Ag+.

B. Mg, Fe2+, Ag.

C. Mg, Cu, Cu2+.

D. Mg, Fe, Cu.

Câu 6: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sắt?

A. Có tính nhiễm từ.

B. Màu trắng xám, dẻo, dễ rèn.

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

Câu 7: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A. 0,64.

B. 3,20.

C. 1,92.

D. 3,84.

Câu 8: Cho 9g hợp kim Al tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). % Al trong hợp kim là

A. 90%.

B. 9%.

C. 7,3%.

D. 73%.

Câu 9: Dãy chất nào sau đây phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và KOH?

A. Cr2O3, ZnO, Cr(OH)3.

B. ZnO, CrO3, Cr(OH)2.

C. ZnO, CrO3, Cr(OH)3.

D. ZnO, Cr2O3, Cr(OH)2.

Câu 10: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng là

A. 28,4 gam.

B. 29,4 gam.

C. 27,4 gam.

D. 26,4 gam.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ Al tác dụng với HCl

b/ Al2O3 tác dụng với KOH

c/ Fe tác dụng với lưu huỳnh

d/ FeO tác dụng với HNO3 loãng

e/ Nhúng dây đồng vào dd FeCl3

f/ Cr tác dụng với HCl nóng

Câu 2 (2 điểm): Cho một lượng hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3 (2 điểm): Nung m gam Fe trong bình kín chứa V lít không khí (ở đktc; %V của N2 = 80% còn lại là O2) đến khi oxi phản ứng hết thu được 14,08 gam chất rắn X gồm: Fe và 3 oxit của Fe. Hòa tan toàn bộ X bằng một lượng vừa đủ 42 gam dung dịch H2SO4 98% thu được dung dịch Y (sản phẩm khử duy nhất của S+6 là S+4).

a/ Xác định m, V.

b/ Cho 150 ml H2SO4 1M vào Y thu được dung dịch Z. Z hòa tan tối đa a gam Fe. Xác định a.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 7

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a A C B B D D C A A B

Câu 1: Phát biểu đúng : Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt (II) vừa có tính khử và tính oxi hoá. Chọn đáp án A.

Câu 2: Nhận định sai về Al: Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu.Chọn đáp án C.

Câu 3: 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Tổng các hệ số là số nguyên tối giản nhất trong phương trình hoá học là 58. Chọn đáp án B.

Câu 4: Khi cho bột sắt dư vào ddAgNO3, phản ứng xảy ra: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4). Chọn đáp án B.

Câu 5: Mg, Fe, Cu tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch. Chọn đáp án D.

Câu 6: Tính chất vật lí không phải là tính chất vật lí của sắt: “Kim loại nặng, khó nóng chảy”. Chọn đáp án D.

Câu 7:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4) Chọn đáp án A.

→ mCu bị hòa tan là 0,03 x 64 = 1,92 g. Chọn đáp án C.

Câu 8: Bảo toàn e có nAl = 0,3 mol → mAl = 0,3.27 = 8,1g.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4) Chọn đáp án A.

Câu 9: Cr2O3, ZnO, Cr(OH)3 phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và KOH. Chọn đáp án A.

Câu 10: Bảo toàn e tính được nK2Cr2O7 = 0,1 mol → m = 0,1. 294 = 29,4 gam. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Câu 2 (2 điểm): Gọi số mol Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là x và y (mol)

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Câu 3 (2 điểm): a/ Qui đổi hỗn hợp X thành: Fe và O2 với số mol lần lượt là x và y mol

Ta có các quá trình:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Tính số mol H2SO4 = 0,42 mol

Áp dụng định luật bảo toàn e được:

3x = 4y + 2.(0,42 - 1,5x) (I)

Theo bài ra ta có: 56x + 32y = 14,08 (II)

Giải hệ: x = 0,2; y = 0,09

Vậy m = 0,2.56= 11,2 gam; V = 0,09.5.22,4 = 10,08 lít

b/ Z gồm: H2SO4 0,15 mol và Fe2(SO4)3 0,1 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Tính được a = 0,25.56 = 14 gam.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 8)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, K = 39, Al = 27, Fe = 56, Cu = 64.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: X3+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình electron của X2+ 

A. 1s22s22p63s23p64s23d3.

B. 1s22s22p63s23p63d5.

C. 1s22s22p63s23p63d6.

D. 1s22s22p63s23p63d64s2.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.

B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 3: Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF, AlF3) có tác dụng

(1) Tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn

(2) Hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3

(3) Hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí

Số tác dụng đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 4: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

D. Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 5: Hợp chất không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. Al2O3.

C. Al2(SO4)3.

D. NaHCO3.

Câu 6: Cho vào dung dịch AlCl3 một lượng Na từ từ đến dư. Sau phản ứng có hiện tượng là

A. Na tan dần, Al kết tủa.

B. Na tan dần, có khí thoát ra và kết tủa xuất hiện.

C. Na tan dần, có khí thoát ra và kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần.

D. Na tan dần, dung dịch trong suốt rồi lại có kết tủa.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và FeSO4.

B. MgSO4.

C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 8: Các thí nghiệm sau:

1. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

4. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm không thu được kết tủa là

A. 0.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 9: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là

A. Hematit.

B. Xiđehit.

C. Manhetit.

D. Pirit.

Câu 10: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. Fe + HNO3.

B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe.

C. FeO + HNO3.

D. FeS + HNO3.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ Al tác dụng với Cl2

b/ Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng e/ FeO tác dụng với CO

c/ NaOH tác dụng với Al(OH)3

d/ Fe tác dụng với CuSO4

f/ Sục Cl2 vào FeCl2

Câu 2 (2 điểm): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong mỗi phần.

Câu 3 (2 điểm): Cho 36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất).Tính số mol H2SO4 đã phản ứng.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 8

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a C B D D C C A B C B

Câu 1: Cấu hình electron của X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Chọn đáp án C.

Câu 2: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl. Chọn đáp án B.

Câu 3: Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF, AlF3) có tác dụng

(1) Tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn

(2) Hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3

(3) Hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí. Chọn đáp án D.

Câu 4: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Dung dịch sau phản ứng gồm: Fe(NO3)3 và AgNO3 dư. Chọn đáp án D.

Câu 5: Al2(SO4)3 không có tính lưỡng tính. Chọn đáp án C.

Câu 6: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH dư → NaAlO2 + H2O

Chọn đáp án C.

Câu 7: Sau phản ứng còn Fe dư, chất tan có trong dung dịch Y là MgSO4 và FeSO4. Chọn đáp án A.

Câu 8: Thí nghiệm không thu được kết tủa là:

2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

Chọn đáp án B.

Câu 9: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là manhetit. Chọn đáp án C.

Câu 10: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.

     Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

Câu 2 (2 điểm): Gọi số mol K, Al, Fe trong mỗi phần lần lượt là x, y, z (mol)

     Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

Câu 3 (2 điểm): Quy đổi hỗn hợp: Fe, FeO, Fe3O4 thành Fe (x mol) và O ( y mol)

     Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 9)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Al = 27, Fe = 56.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phản ứng hóa học nào không xảy ra khi thực hiện quá trình luyện gang trong lò cao?

A. C + O2 → CO2.

B. C + 2O2 → 2CO.

C. 2C + O2 → 2CO.

D. Cả A và C.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

B. Al2O3 là một oxit trung tính.

C. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3?

A. Tính khử.

B. Tính oxi hoá.

C. Tính bazơ

D. Tính axit.

Câu 4: Cho 32,04 gam AlCl3 vào 500 ml dung dịch NaOH 1,6M sau khi phản ứng xong thu được thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 12,48 gam.

B. 4,68 gam.

C. 18,72gam.

D. 6,24 gam.

Câu 5: Nhôm không tan trong dung dịch nào dưới đây?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. KHSO4.

D. NH3.

Câu 6: Quặng manđehit chứa

A. Fe2O2.

B. Fe2O3.nH2O.

C. Fe3O4.

D. FeCO3.

Câu 7: Crom không tan được trong dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. HBr đặc, nguội.

C. HCl đặc.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 8: Biết cấu hình của Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là

A. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm VIIIB.

B. Ô: 25, chu kì: 3, nhóm IIB.

C. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm IIA.

D. Ô: 20, chu kì: 3, nhóm VIIIA.

Câu 9: Các số oxi hoá đặc trưng của Crom trong hợp chất là

A. +1, +2, +4, +6.

B. +3, +4, +6.

C. +2, +4, +6.

D. +2, + 3, +6.

Câu 10: Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt nguyên chất bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Oxit sắt đã dùng là

A. Fe2O

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe3O4

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Hoàn thiện các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Câu 2 (2 điểm): Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Viết các PTHH xảy ra và tính giá trị của V.

Câu 3 (2 điểm): Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).

Tính giá trị của m.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 9

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a C D C A D C A A D B

Câu 1: Phản ứng hóa học không xảy ra khi thực hiện quá trình luyện gang trong lò cao:

2C + O2 → 2CO. Chọn đáp án C.

Câu 2: Phát biểu đúng : Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. Chọn đáp án D.

Câu 3: Các hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 đều có tính bazơ. Chọn đáp án C.

Câu 4:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

→ n↓ = 0,16 → m↓ = 0,16.78 = 12,48 gam. Chọn đáp án A.

Câu 5: Nhôm không tan trong dung dịch NH3. Chọn đáp án D.

Câu 6: Quặng manđehit chứa Fe3O4. Chọn đáp án C.

Câu 7: Crom không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Chọn đáp án A.

Câu 8: Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là Ô: 26, chu kì: 4, nhóm VIIIB. Chọn đáp án A.

Câu 9: Các số oxi hoá đặc trưng của Crom trong hợp chất là +2, + 3, +6. Chọn đáp án D.

Câu 10: mcr ↓ = mO (oxit) → nO (oxit) = 4,8 : 16 = 0,3 mol.

mFe (oxit) = 16 – 4,8 = 11,2 → nFe (oxit) = 11,2 : 56 = 0,2 mol

Đặt oxit: FexOy có: x : y = nFe (oxit) : nO (oxit) = 2 : 3. Vậy oxit là Fe2O3. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PT 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.

     Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Câu 2 (2 điểm):

     Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Gọi số mol Al, Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là a và b (mol)

→ 27a + 102b = 1,56 (1)

Kết tủa sau khi nung là Al2O3: 0,02 mol → 0,5a + b = 0,02 (2)

Từ (1) và (2) → a = 0,02 và b = 0,01

→ nkhí = 0,03 mol → Vkhí = 0,03.22,4 = 6,72 lít.

Câu 3 (2 điểm):

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Theo bài ra Y gồm: Al2O3, Fe, Al dư

Gọi số mol Al2O3, Fe, Al dư trong mỗi phần lần lượt là x, y, z (mol)

→ y = 2x → 2x – y = 0 (1)

Phần 1:

Bảo toàn e: 2y + 3z = 0,275 (2)

Phần 2:

Bảo toàn e: 3z = 0,075 (3)

Giải hệ được: x = 0,05; y = 0,1; z = 0,025

Bảo toàn khối lượng: m = mY = 2.(0,05.102 + 0,1.56 + 0,025.27) = 22,75 gam.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 10)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm: CuO, FeO, MgO, PbO bằng khí CO. Chất rắn thu được sau phản ứng là

A. Cu, FeO, MgO, PbO.

B. Cu, Fe, MgO, PbO.

C. Cu, Fe, MgO, Pb.

D. Cu, Fe, Mg, PbO.

Câu 2: Chất nào sau đây được ứng dụng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm?

A. KNO3.

B. NaHCO3.

C. NaOH.

D. CaSO4.

Câu 3: Trong công nghiệp, Na được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy Na2CO3.

B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

C. Khử NaCl bằng K.

D. Điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 4: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu?

A. NaCl.

B. H2SO4.

C. Na2CO3.

D. HCl.

Câu 5: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng hết với nước được dung dịch X. Để trung hòa hết X cần 1,8 lít HCl 0,25M. Kim loại M là

A. Li.

B. K.

C. Rb.

D. Cs.

Câu 6: Bằng phương pháp hóa học, để phân biệt các dung dịch riêng biệt: K2SO4, MgCl2, AlCl3, có thể chỉ dùng một dung dịch là

A. AgNO3.

B. BaCl2.

C. KOH.

D. HNO3.

Câu 7: Cho H2 dư đi từ từ qua hỗn hợp X gồm: 16 gam Fe2O3 và 8 gam MgO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam chất rắn Y. Giá trị của a là

A. 16.

B. 11,2.

C. 19,2.

D. 20,8.

Câu 8: Cho 0,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thấy tạo ra 0,555 gam muối. Kim loại đó là

A. Be.

B. Mg.

C. Ba.

D. Ca.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Điều kiện để một kim loai A đẩy kim loại B ra khỏi muối là A phải mạnh hơn B.

B. Nguyên tử kim loại chỉ có tính khử, không có tính oxi hóa.

C. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

D. Trạng thái cơ bản, kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là 2.

Câu 10: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 3 gam kim loại và ở anot có 1,68 lít khí ở đktc thoát ra. Muối clorua đó là

A. NaCl.

B. KCl.

C. BaCl2.

D. CaCl2.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): Không dùng chỉ thị, hãy phân biệt các dung dịch sau chứa trong lọ mất nhãn: KCl, BaCl2, Na2CO3.

Câu 2 (2 điểm): Cho 6,08 gam hỗn hợp X gồm 2 hiđroxit của 2 kim loại kiềm tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Biết 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH, tính % số mol mỗi hiđroxit trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3 (2 điểm): Dẫn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)3 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Tính giá trị của V.

Câu 4 (1 điểm): Sau phản ứng nhiệt nhôm của hỗn hợp X gồm bột Al với FexOy thu được 9,39 gam chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 336 ml khí (đktc) bay ra và phần không tan Z. Để hòa tan 1/3 lượng chất Z cần 12,4 ml dung dịch HNO3 65,3% (d = 1,4 g/ml) và thấy có khí màu nâu đỏ bay ra. Xác định công thức của FexOy.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 10

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a C B D C A C C D A D

Câu 1: Chất rắn thu được sau phản ứng là Cu, Fe, MgO, Pb. Chọn đáp án C.

Câu 2: NaHCO3 được ứng dụng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm. Chọn đáp án B.

Câu 3: Trong công nghiệp, Na được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy NaCl. Chọn đáp án D.

Câu 4: Na2CO3 có thể làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu. Chọn đáp án C.

Câu 5: Đặt 2 kim loại tương ứng với 1 kim loại là X.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

MX = 6 : 0,45 = 13,33. Vậy M là Li. Chọn đáp án A.

Câu 6: Dùng dung dịch KOH.

+ Xuất hiện kết tủa trắng → MgCl2.

+ Xuất hiện kết tủa keo trắng, tan trong KOH dư → AlCl3.

+ Không hiện tượng: K2SO4. Chọn đáp án C.

Câu 7: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5). Chọn đáp án C.

Câu 8:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Ta có Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5). Giải PT được A = 40. Vậy kim loại là Ca. Chọn đáp án D.

Câu 9: Phát biểu sai: “Điều kiện để một kim loai A đẩy kim loại B ra khỏi muối là A phải mạnh hơn B”. Chọn đáp án A.

Câu 10:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Vậy n = 2, M = 40 thỏa mãn. Muối là CaCl2. Chọn đáp án D.

2. Phần tự luận

Câu 1 (2điểm):

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Nhỏ HCl vào từng mẫu thử, mẫu thử nào có khí thoát ra là Na2CO3, không hiện tượng là KCl và BaCl2 (nhóm I)

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Dùng Na2CO3 vừa nhận ra cho vào hai mẫu thử nhóm I, mẫu thử nào có kết tủa trắng là BaCl2, không hiện tượng là KCl.

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NaCl.

Câu 2 (2điểm):

Giả sử 2 kim loại là A và B (MA < MB), đặt 2 kim loại tương ứng với 1 KL là R → MA < MR < MB.

PTHH:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Sử dụng PP tăng giảm khối lượng: a = (8,3 – 6,08) : 18,5 = 0,12 mol

MROH = 6,08 : 0,12 = 50,67 → R = 33,67.

Vậy 2 hiđroxit là NaOH (x mol) và KOH (y mol)

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Giải hệ được: x = 0,04 và y = 0,08

→ %nNaOH = 33,33%; %nKOH = 66,67%.

Câu 3 (2điểm): Theo bài ra ta có các PTHH:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

→ nCO2 = 0,35 mol

→ V = 7,84 lít.

Câu 4 (1điểm):

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 11)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. Na2CO3.

D. NaHCO3.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn.

B. Kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước càng giảm.

D. Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử các ion của chúng.

Câu 3: Kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Na.

B. Li.

C. K.

D. Cs.

Câu 4: Thành phần chính của quặng đô – lô – mít là

A. CaCO3.MgCO3.

B. CaCO3.BaCO3.

C. CaCO3.CaSiO3.

D. BaCO3.MgCO3.

Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

B. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.

C. Na2O và H2O.

D. dung dịch NaOH và Al2O3.

Câu 6: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12g kim loại ở catot. Công thức của muối là

A. KCl.

B. LiCl.

C. NaCl.

D. CsCl.

Câu 7: Để khử hoàn toàn 2,32 gam một oxit kim loại, cần dùng 0,896 lít khí H2 ở đktc. Kim loại đó là

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Câu 8: Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3

A. Làm vật liệu xây dựng.

B. Sản xuất xi măng.

C. Dùng làm thuốc chữa đau dạ dày.

D. Làm vôi quét tường.

Câu 9: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

A. Ba.

B. Mg.

C. Ca.

D. Sr.

Câu 10: Nước cứng có tính vĩnh cửu có chứa các ion

A. Ca2+, Mg2+, HCO3-.

B. Ca2+, Mg2+, Cl-, NO3-.

C. Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-.

D. Ca2+, Mg2+, NO3-, SO42-.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaOCl2 → CaCl2.

Câu 2 (2 điểm): Hoà tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp trong nhóm II A bằng dung dịch HCl thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Xác định tên hai kim loại X và Y.

Câu 3 (2 điểm): Sục 0,448 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và KOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

Câu 4 (1 điểm): Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Tính giá trị của y.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 11

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a D C D A A A C C C C

Câu 1: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3) Chọn đáp án D.

Câu 2: Nhận định sai: “Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước càng giảm”. Chọn đáp án C.

Câu 3: Kim loại có tính khử mạnh nhất là Cs. Chọn đáp án D.

Câu 4: Thành phần chính của quặng đô – lô – mít là CaCO3.MgCO3. Chọn đáp án A.

Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng là dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. Chọn đáp án A.

Câu 6:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

MM = 3,12 : 0,08 = 39. Vậy muối là KCl. Chọn đáp án A.

Câu 7: Loại đáp án A vì Mg không bị khử bởi H2.

Đặt oxit: AxOy.

Có nO = nH2 = 0,04 mol → mA (oxit) = 1,68 gam.

TH1: A là Cu → nCu (oxit) = 0,02625 → x : y = 0,02625 : 0,04 = 21 : 32 (loại)

TH2: A là Fe → nFe (oxit) = 0,03 → x : y = 3 : 4 → Fe3O4. Chọn đáp án C.

Không cần xét tiếp TH A là Cr.

Câu 8: Công dụng không phải của CaCO3 là dùng làm thuốc chữa đau dạ dày. Chọn đáp án C.

Câu 9: Bảo toàn e có nKL = nkhí = 0,25 mol → MKL = 10 : 0,25 = 40. Vậy KL là Ca. Chọn đáp án C.

Câu 10: Nước cứng có tính vĩnh cửu có chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl-2+, SO42-. Chọn đáp án C.

2. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, sai điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PTHH.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Câu 2 (2 điểm): Tính được số mol khí = 0,2 mol.

Đặt 2 muối tương ứng với một muối là RCO3.

Giả sử Mx < My → Mx < MR < My

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

MRCO3 = 18,4 : 0,2 = 92 → MR = 32.

Vậy 2 kim loại là Mg và Ca.

Câu 3 (2 điểm): Tính được số mol CO2 = 0,02 và số mol OH- = 0,03 mol.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

Giải hệ được: x = y = 0,01

Theo PT (3) → Ba2+ dư, m↓ = 0,01.197 = 1,97 gam.

Câu 4 (1 điểm):

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

MMSO4 = 13,68 : 0,0855 = 160 → M là Cu.

Tại t (s): nCu = 0,07 mol → mCu = 4,48 gam.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 12)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là

A. phương pháp thủy luyện.

B. phương pháp điện phân dung dịch.

C. phương pháp điện phân nóng chảy.

D. tất cả các phương pháp trên.

Câu 2: Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?

A. Đá hoa cương.

B. Thạch cao.

C. Đá phấn.

D. Đá vôi.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Na2CO3 được ứng dụng để sản xuất thủy tinh, bột giặt, ...

(2) NaCl được dùng làm thuốc muối chữa bệnh dạ dày, bột nở.

(3) NaOH được ứng dụng trong chế biến dầu mỏ và sản xuất xà phòng, ...

(4) CaSO4.2H2O được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sản xuất: amoniac, clorua vôi, ...

(5) Mg được ứng dụng sản xuất hợp kim nhẹ, chất tạo màu trắng trong pháo hoa, ...

A. (1), (3), (5).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (3), (4), (5).

Câu 4: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí.

Câu 5: Để loại hết Ca2+, Mg2+ ra khỏi dung dịch X gồm: Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2; Na2SO4 không thể dùng chất nào sau đây ở điều kiện thường?

A. Ca(OH)2 vừa đủ.

B. NaOH.

C. BaCl2

D. Na3PO4.

Câu 6: Cho một mẫu hợp kim Na - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.

B. 75ml.

C. 60ml.

D. 30ml.

Câu 7: Nhận định nào sau đây về nước cứng là sai ?

A. Nước cứng có chứa nhiều Ca2+; Mg2+.

B. Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl- và SO42- hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời.

C. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm.

D. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần.

Câu 8: Cho dd chứa 0,3 mol KOH tác dụng với 0,2 mol CO2. Dung dịch sau phản ứng gồm các chất nào sau đây?

A. KOH, K2CO3.

B. KHCO3.

C. K2CO3.

D. KHCO3, K2CO3.

Câu 9: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 5,8 gam.

B. 6,5 gam.

C. 4,2 gam.

D. 6,3 gam.

Câu 10: Tính chất của kim loại kiềm và kiềm thổ là

A. dễ nhường eletron thể hiện tính oxi hoá.

B. dễ nhường electron thể hiện tính khử.

C. dễ nhận electron thể hiện tính oxi hoá.

D. dễ nhận electron thể hiện tính khử.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): Không dùng chất chỉ thị, hãy phân biệt các dung dịch sau chứa trong bình mất nhãn: CaCl2, NaCl, HCl.

Câu 2 (2 điểm): Cho 3,82 gam hỗn hợp G gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm (thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn) vào dung dịch H2SO4 2M dư thu được 1,32 gam khí không màu bay ra. Tính % khối lượng của từng muối trong G.

Câu 3 (2 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch.

Câu 4 (1 điểm): Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Tính nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH.

Đáp án đề thi Giữa kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 12

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a C B A B C B B D D B

Câu 1: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là phương pháp điện phân nóng chảy. Chọn đáp án C.

Câu 2: Thạch cao không chứa canxi cacbonat. Chọn đáp án B.

Câu 3: Phát biểu đúng là:

(1) Na2CO3 được ứng dụng để sản xuất thủy tinh, bột giặt, ...

(3) NaOH được ứng dụng trong chế biến dầu mỏ và sản xuất xà phòng, ...

(5) Mg được ứng dụng sản xuất hợp kim nhẹ, chất tạo màu trắng trong pháo hoa, ...

Chọn đáp án A.

Câu 4: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (↑)

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (↓ xanh) + Na2SO4. Chọn đáp án B.

Câu 5: Để loại hết Ca2+, Mg2+ ra khỏi dung dịch X gồm: Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2; Na2SO4 không thể dùng BaCl2 ở điều kiện thường. Chọn đáp án C.

Câu 6: nH+ = nOH- = 2nkhí = 0,3 mol → naxit = 0,15 mol → Vaxit = 0,15 : 2 = 75 ml.

Chọn đáp án B.

Câu 7: Nhận định sai là: Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl- và SO42- hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời. Chọn đáp án B.

Câu 8:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4). Sau phản ứng thu được 2 muối KHCO3 và K2CO3. Chọn đáp án D.

Câu 9: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Bảo toàn khối lượng: mCO2 = 13,4 – 6,8 = 6,6 gam → nCO2 = 0,15.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4). Sau phản ứng thu được NaHCO3.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4).

mmuối = 0,075.84 = 6,3 gam. Chọn đáp án D.

Câu 10: Tính chất của kim loại kiềm và kiềm thổ là dễ nhường electron thể hiện tính khử. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (2điểm): Đánh số thứ tự từng lọ, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Nhỏ từ từ dd Na2CO3 vào từng mẫu thử.

Có khí bay lên → HCl

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Xuất hiện kết tủa trắng → CaCl2

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Không hiện tượng → NaCl

Câu 2 (2điểm): Giả sử 2 kim loại là A và B, giả sử MA < MB.

Đặt 2 kim loại tương ứng với 1 KL là R → MA < MR < MB

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

→ MR2CO3 = 3,82 : 0,03 = 127,33 → MR = 33,67.

Vậy 2 muối là Na2CO3 (x mol) và K2CO3 (y mol)

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Giải hệ được x = 0,01 và y = 0,02

→ %mNa2CO3 = 27,75%; %mK2CO3 =72,25%.

Câu 3 (2điểm):

Tính được số mol CO2 = 0,15 mol, số mol OH- = 0,25 mol

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

Câu 4 (1điểm): Tính được nCu = 0,005 mol, nNaOH dư = 0,05.0,2 = 0,01 mol

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

nNaOH bđ = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol → CM bđ = 0,02 : 0,2 = 0,1M.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 13)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Cu = 64, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3.

B. FeCl3.

C. BaCl2.

D. K2SO4.

Câu 2: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 

A. nhiệt phân CaCl2.

B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

C. điện phân dung dịch CaCl2.

D. điện phân CaCl2 nóng chảy.

Câu 3: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. Na.

B. Ca.

C. K.

D. Li.

Câu 4: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. nước.

B. rượu etylic.

C. dầu hỏa.

D. phenol lỏng.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.

B. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.

C. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì.

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

Câu 6: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 7: Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc). Kim loại đó là

A. Be.

B. Mg.

C. Ca.

D. Ba.

Câu 8: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 1,6 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

A. 2,24 lít.

B. 0,28 lít.

C. 0,56 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 9: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Gây ngộ độc nước uống.

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

Câu 10: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là

A. 0,672 lít.

B. 0,224 lít.

C. 0,336 lít.

D. 0,448 lít.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ K tác dụng với Cl2.

b/ Nhiệt phân NaHCO3.

c/ Mg tác dụng với HNO3 loãng (sp khử là N2O).

d/ CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư.

Câu 2 (2 điểm): Cho 11,6 (g) hỗn hợp M gồm 2 kim loại A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp trong nhóm IIA của BTH vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 7,84 lít khí (ở đkc). Xác định hai kim loại A, B.

Câu 3 (2 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

Câu 4 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Xác định kim loại M.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 13

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a B D C C A D C B A D

Câu 1: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl. Chọn đáp án B.

Câu 2: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy. Chọn đáp án D.

Câu 3: So sánh nhóm I: Li, Na, K.Ta có MK lớn nhất → Vkhí thu được là nhỏ nhất.

Giả sử m = 1 gam.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

Chọn đáp án C.

Câu 4: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong dầu hỏa. Chọn đáp án C.

Câu 5: Phát biểu sai: Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. Chọn đáp án A.

Câu 6: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ trắng + H2O

CaCO3 ↓ + CO2 dư + H2O → Ca(HCO3)2. Chọn đáp án D.

Câu 7: Bảo toàn e: nKL = nkhí = 0,03 mol → MKL = 1,2 : 0,03 = 40. Vậy KL là Ca. Chọn đáp án C.

Câu 8:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

V = 0,0125.22,4 = 0,28 lít. Chọn đáp án B.

Câu 9: Nước cứng không gây ngộ độc nước uống. Chọn đáp án A.

Câu 10: Bảo toàn C: nCO2 = nNa2CO3 = 0,02 → V = 0,02.22,4 = 0,448 lít.

2. Phần tự luận

Câu 1 (2điểm): HS viết đúng mối PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PTHH.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

Câu 2 (2điểm): Tính được nkhí = 0,35 mol.

Đặt 2 kim loại tương ứng với 1 kim loại là R.

Giả sử MA < MB → MA < MR < MB

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

MR = 11,6 : 0,35 = 33,14.

Vậy 2 kim loại là Mg (M = 24) và Ca (M = 40).

Câu 3 (2điểm): Tính được: nkhí = 0,2 mol, nOH- = 0,25 mol Đặt Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1). Ta có PTHH:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

Giải hệ được x = 0,15 và y = 0,05.

Theo (3) → Ba2+ dư, m↓ = 0,05.197 = 9,85 gam.

Câu 4 (1điểm): Tính được nkhí = 0,25 mol

Bảo toàn khối lượng: mkhí = 23 – 7,2 = 15,8 gam

Gọi số mol Cl2, O2 lần lượt là x và y (mol)

nkhí = 0,25 mol → x + y = 0,25

mkhí = 15,8 gam → 71x + 32y = 15,8

Giải hệ được x = 0,2 và y = 0,05.

Bảo toàn e: 2.nM = 2.nCl2 + 4.nO2 → nM = 0,3 mol

MM = 7,2 : 0,3 = 24. Vậy M là Mg.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 14)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Mg = 24,Cu = 64, Li = 7, Na = 23, K = 39, Be = 9, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là

A. Na, K, Be, Mg.

B. Al, Ca, Ba, Na.

C. Na, K, Ba, Al.

D. Na, K, Ba, Ca.

Câu 2: Kim loại nào sau đây được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.

B. Zn.

C. Mg.

D. Ca.

Câu 3: Cho phản ứng: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 

A. 5x – 2y.

B. 12x – 4y.

C. 10x – 4y.

D. 2x – 4y.

Câu 4: Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì lý do chính nào sau?

A. Kim loại kiềm không tác dụng với dầu hỏa.

B. Kim loại kiềm chìm trong dầu hỏa.

C. Kim loại kiềm để trong không khí nhanh bị phân hủy.

D. Để kim loại kiềm không tác dụng với các chất trong không khí như hơi nước, O2...

Câu 5: Biết cấu hình electron của M+ là [Ne]. Kết luận nào sau đây đúng?

A. M có cấu hình là 1s22s22p5.

B. M thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIIA.

C. M thuộc chu kỳ 3, nhóm IA.

D. Liên kết trong phân tử MCl là liên kết cộng hóa trị.

Câu 6: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

A. NaCl.

B. NaHSO4.

C. Ca(OH)2.

D. HCl.

Câu 7: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 13,32 gam.

B. 6,52 gam.

C. 8,88 gam.

D. 13,92 gam.

Câu 8: Chất nào sau đây là thạch cao khan?

A. CaSO4.

B. CaO.

C. CaCO3.

D. Ca(OH)2.

Câu 9: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng Cu, dòng điện có I = 1,34A trong 15 phút. Sau điện phân khối lượng điện cực catot tăng

A. 0,2 gam.

B. 0,4 gam.

C. 0,6 gam.

D. 0,8 gam.

Câu 10: Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc). Kim loại đó là

A. Li.

B. Na.

C. K.

D. Rb.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

MgCl2 → Mg → MgO → Mg(NO3)2 → MgO.

Câu 2 (2 điểm): Cho 1,56 gam một kim loại kiềm M vào V ml HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch A và 0,448 lít khí (đktc).

a/ Xác định tên kim loại M.

b/ Cho 2,34 gam M vào V ml HCl 2M (ở trên) thu được dung dịch B. Cô cạn B thu được a gam chất rắn khan. Xác định a.

Câu 3 (2 điểm): Sục từ từ 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 250 ml Ba(OH)2 1M. Kết thúc thí nghiệm thu được b gam chất rắn A và dung dịch B chứa c gam chất tan. Xác định b, c.

Câu 4 (1 điểm): Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Tính giá trị của m.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 14

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a D B B D C C D A B C

Câu 1: Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là Na, K, Ba, Ca. Chọn đáp án D.

Câu 2: Zn được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện. Chọn đáp án B.

Câu 3: Chọn đáp án B.

(5x – 2y)Mg + (12x – 4y)HNO3 (loãng) (t˚)-> (5x – 2y)Mg(NO3)2 + 2NxOy + (6x – 2y) H2O

Câu 4: Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa để kim loại kiềm không tác dụng với các chất trong không khí như hơi nước, O2... Chọn đáp án D.

Câu 5: CHe của M: 1s22s22p63s1. Vậy M thuộc chu kì 3, nhóm IA. Chọn đáp án C.

Câu 6: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là Ca(OH)2. Chọn đáp án C.

Câu 7: Bảo toàn e: nMg.2 = 0,18 > nNO.3 = 0,12. Vậy sản phẩm khử còn NH4NO3: 0,0075 mol.

mmuối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,09.148 + 0,0075.80 = 13,92g. Chọn đáp án D.

Câu 8: Thạch cao khan: CaSO4. Chọn đáp án A.

Câu 9: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2). Chọn đáp án B.

Câu 10: Bảo toàn e: nKL = 2.nKhí = 0,02 mol → MKL = 0,78 : 0,02 = 39. Vậy KL là K.

Chọn đáp án C.

2. Phần tự luận

Câu 1 (2điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PTHH.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Câu 2 (2điểm):

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

b/ Tính được số mol K (0,06 mol); HCl (0,04 mol)

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

a = mKCL + mKOH = 0,04.74,5 + 0,02.56 = 4,1 gam.

Câu 3 (2điểm): Tính được số mol CO2 = 0,4 mol, số mol OH- = 0,5 mol.

Đặt Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Sau phản ứng thu được 2 muối BaCO3 (x mol), Ba(HCO3)2 (y mol)

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Giải hệ được: x = 0,1 và y = 0,15

b = 0,1.197 = 19,7 gam

c = 0,15.259 = 38,85 gam.

Câu 4 (1điểm): Ta có: mmuối = mKL + mgốc axit

Trong đó khối lượng KL có trong hỗn hợp ban đầu bằng khối lượng kim loại có trong muối sau phản ứng.

→ mKL = 0,12.27 + 0,04.3.56 = 9,96 gam.

Khối lượng gốc axit Cl- được tính từ nHCl phản ứng.

Có nHCl = 2.nH2 + 2.nO(oxit ban đầu) = 2.0,15 + 2.4.0,04 = 0,62 mol.

mgốc axit = 0,62.35,5 = 22,01 gam.

mmuối = 9,96 + 22,01 = 31,97 gam.

________________________________________________________________________________

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án - (Đề số 15)

Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H = 1, C =12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, Ag = 108.

Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây chỉ thực hiện bằng phương pháp điện phân?

 A. Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2.

 B. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

 C. MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4.

 D. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2.

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 120ml dung dịch Ca(HCO3)2 1M thu được a gam chất rắn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây

 A. 11,8.

 B. 23,5.

 C. 19,7.

 D. 9,7.

Câu 3: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 xM thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào bình phản ứng thì thu được là 18,8475 gam kết tủa. Giá trị của x là

 A. 0,45.

 B. 0,5.

 C. 0,3.

 D. 0,6.

Câu 4: Cho 3,8 gam hỗn hợp muối M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch H2SO4 2M (dư), sinh ra 0,496 lít khí (đktc). M là

 A. K.

 B. Li.

 C. Rb.

 D. Na.

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp G gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Mặt khác cho m gam G ở trên vào dung dịch NaOH dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc) và dung dịch X, chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào HNO3 dư thu được 10,08 lít NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

 A. 23,9.

 B. 47,8.

 C. 16,1.

 D. 32,2.

Câu 6: Trong các phát biểu sau:

(1) Li có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, được ứng dụng chế tạo hợp kim siêu nhẹ.

(2) NaOH được sử dụng để sản xuất tơ nhân tạo.

(3) CaO tan trong nước không tỏa nhiệt, quặng đôlômit có công thức là MgCO3.CaCO3.

(4) Đun nóng nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần đều có kết tủa.

(5) Na2CO3 được ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh dạ dày.

Phát biều không đúng 

 A. (1), (2), (5).

 B. (3), (4), (5).

 C. (1), (2), (4).

 D. (3), (5).

Câu 7: Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại

 A. hoạt động trung bình như Fe, Zn.

 B. hoạt động mạnh như Ca, Na.

 C. mọi kim loại như Cu, Na, Fe, Al.

 D. kém hoạt động như Ag, Au.

Câu 8: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chỉ chứa 25,9 gam Ca(OH)2 thu được a gam chất rắn Y. Giá trị của a là

 A. 15 gam.

 B. 10 gam.

 C. 20 gam.

 D. 35 gam.

Câu 9: Chất nào sau đây được sử dụng trong: y học (bó bột), nặn tượng, ...?

 A. CaSO4.

 B. CaSO4.H2O.

 C. CaSO4.2H2O.

 D. BaCl2.H2O.

Câu 10: Cho 50ml dung dịch X chứa: K2SO4 0,2M và Na2CO3 0,2M vào dung dịch BaCl2 dư thu được a gam chất rắn Y. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 4,15 gam.

 B. 2,93 gam.

 C. 3,4 gam.

 D. 3, 9 gam.

Câu 11: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch Fe2(SO4)3 có thể dùng kim loại

 A. Mg.

 B. Ba.

 C. Na.

 D. Ag.

Câu 12: Chất vừa bị nhiệt phân vừa có tính lưỡng tính là

 A. Al2O3.

 B. CaCO3.

 C. Na2CO3.

 D. NaHCO3.

Câu 13: Ag có lẫn tạp chất là Cu. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ Cu thu được Ag tinh khiết là

 A. dd HCl dư.

 B. HNO3 đặc, nóng dư.

 C. dd AgNO3 thiếu.

 D. dd AgNO3 dư.

Câu 14: Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot (A) xảy ra

 A. sự oxi hoá ion Cu2+ thành Cu.

 B. sự oxi hoá H2O thành O2.

 C. sự khử H2O thành O2.

 D. sự khử ion Cu2+ thành Cu.

Câu 15: Tìm phát biểu sai?

 A. Đa số các nguồn nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa nhiều cation : Ca2+, Mg2+, …

 B. Tất cả các loại nước cứng đều có thể làm mềm bằng vôi vừa đủ.

 C. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion: Ca2+, Mg2+.

 D. Khi cho xà phòng vào nước cứng sẽ có kết tủa.

Câu 16: Chất được dùng để làm mềm tất cả các loại nước cứng là

 A. Na2CO3 và CaO (vôi sống).

 B. Na2CO3 và Ca(OH)2 (vôi tôi).

 C. Na2CO3 và Na3PO4.

 D. NaOH (xút ăn da) và Ca(OH)2.

Câu 17: Nung 200 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm đi 62 gam. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong X lần lượt là

 A. 37% và 63%.

 B. 21% và 79%.

 C. 42% và 58%.

 D. 16% và 84%.

Câu 18: Nhận xét đúng về ứng dụng của kim loại và hợp chất của kim loại nhóm IA là

 A. NaOH dùng để tinh chế quặng nhôm.

 B. Li dùng để chế tạo tế bào quang điện.

 C. Cs dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.

 D. Na2CO3 dùng để nấu xà phòng.

Câu 19: Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường?

 A. CaO + H2O.

 B. Al + dung dịch NaOH.

 C. Be + H2O.

 D. Ba + H2O.

Câu 20: Cho 17,04 gam hỗn hợp X gồm: Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 360 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Khối lượng (gam) NaCl có trong Y là

 A. 4,68.

 B. 8,775.

 C. 15,21.

 D. 14,04.

Câu 21: Trong các kim loại sau: Na, Mg, Be, Fe, Ba, K, Sr, Ca. Số kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là

 A. 5.

 B. 4.

 C. 6.

 D. 3.

Câu 22: Chất nào sau đây có tên gọi là vôi tôi?

 A. CaOCl2.

 B. CaCO3.

 C. CaO.

 D. Ca(OH)2.

Câu 23: Muối X khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường trung tính, X có thể là

 A. Na2CO3.

 B. NaCl.

 C. Ca(HCO3)2.

 D. KHSO4.

Câu 24: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp X gồm: CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Y gồm

 A. Cu, Fe, Al, MgO.

 B. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

 C. Cu, Fe2O3, Al2O3, MgO.

 D. Cu, Fe, Al, Mg.

Câu 25: Chọn phát biểu đúng?

 A. Trong công nghiệp, điều chế nước gia – ven bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH.

 B. Trong công nghiệp điều chế Al bằng phương pháp điện phân AlCl3 nóng chảy.

 C. Các muối cacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ đều bị phân hủy bởi nhiệt.

 D. Trong công nghiệp, điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa muối ăn có màng ngăn.

Câu 26: Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) đối với đá vôi là

 A. CaCO3 + CO2 + H2O ⇌ Ca(HCO3)2.

 B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

 C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

 D. CaO + H2O → Ca(OH)2.

Câu 27: Nung hỗn hợp G gồm: 7,2 gam Mg và 4,8 gam S trong bình kín (không có không khí). Sau một thời gian thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y và chất rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn (bằng O2 dư) Y và Z sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy lội từ từ qua nước vôi trong dư nhận thấy khối lượng dung dịch đã thay đổi là

 A. giảm đi 5,1 gam.

 B. tăng lên 8,4 gam.

 C. giảm đi 3,0 gam.

 D. tăng lên 15 gam.

Câu 28: Cho 240ml NaOH 2M vào 150 ml AlCl3 1M thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là

 A. 11,7.

 B. 9,36.

 C. 12,48.

 D. 2,34.

Câu 29:Dãy kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?

 A. Ni, Cu, Fe, Na.

 B. Fe, Cu, Mg, Ag.

 C. Cu, Ag, Pb, Fe.

 D. Mg, Fe, Zn, Na.

Câu 30: Trong các kim loại kiềm, kiềm thổ; kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

 A. Cs.

 B. Li.

 C. Ba.

 D. Be.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Hóa học 12 - Đề số 15

Câu 1. D

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 2. A

nOH- = 0,2 mol; nHCO3- = 0,24 mol

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 3. A

Trường hợp 1: Ban đầu: nBa2+ = 0,03 mol; nOH-= 0,06 mol

Giả sử Al2(SO4)3 vừa đủ hoặc dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ m↓= 0,03.233 + 0,02.78 = 8,55 = m↓ giả thiết

Vậy điều giả sử là đúng.

Trường hợp 2: Sau khi thêm Ba(OH)2 số mol kết tủa vẫn tăng chứng tỏ trường hợp 1 vẫn còn Al2(SO4)3 

nBa2+ = 0,07 mol; nOH-= 0,14 mol

Giả sử Al2(SO4)3 vừa đủ hoặc dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ m↓= 0,07.233 + Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4).78 = 19,95 > m↓ giả thiết = 18,8475 gam.

Vậy ở trường hợp sau Ba(OH)2 dư kết tủa đã tan một phần

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ m↓ = 0,15x.233 + [0,1x – (0,14 – 0,3x)].78 = 18,8475

→ x = 0,45.

Câu 4. C

Gọi số mol của M2CO3 và MHCO3 lần lượt là x và y (mol)

PTHH:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Vậy M là Rb (M = 85,5) thỏa mãn.

Câu 5. C

Gọi số mol Na, Al và Fe trong hỗn hợp G lần lượt là x, y và z (mol).

Do nkhí thu được khi cho m (g) G vào nước dư nhỏ hơn nkhí thu được khi cho m (g) G vào NaOH dư nên khi cho G vào nước vẫn còn Al dư.

Trường hợp 1: Cho m (gam) G vào nước dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ nkhí = 0,5x + 1,5x = 0,2 (mol) → x = 0,1 (mol).

Trường hợp 2: Cho m (gam) G vào NaOH dư: cả Na và Al đều phản ứng hết. Y là Fe.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ nkhí = 0,5x + 1,5y = 0,35 (mol)

Thay x = 0,1 vào phương trình → y = 0,2 (mol).

Cho Y vào HNO3:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 6. D

(3) sai vì CaO tan trong nước tỏa nhiệt rất mạnh.

(5) sai vì NaHCO3 được ứng dụng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.

Câu 7. B

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như Na, Ca.

Câu 8. C

Ta có: Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Vậy sau phản ứng thu được hai muối CaCO3 (x mol) và Ca(HCO3)2 (y mol)

Bảo toàn Ca có: x + y = 0,35 (1)

Bảo toàn C có: x + 2y = 0,5 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2 và y = 0,15

Có Y là CaCO3 → a = 0,2.100 = 20 (gam).

Câu 9. B

Thạch cao nung: CaSO4.H2O được dùng trong y học (bó bột), nặn tượng …

Câu 10. A

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 11. A

 Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+

 Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe

Câu 12. D

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 13. D

 Cu + 2AgNO3 dư → Cu(NO3)2 + 2Ag

Khi sử dụng dung dịch AgNO3 dư, toàn bộ Cu lẫn trong Ag sẽ được loại bỏ.

Câu 14. B

Tại anot (cực dương) SO42- không bị oxi hóa, thay vào đó H2O bị oxi hóa:

 2H2O → 4e + 4H+ + O2

Câu 15. B

Sử dụng vôi vừa đủ làm mềm được nước cứng tạm thời.

Câu 16. C

Sử dụng Na2CO3:

 Mg2+ + CO32- → MgCO3 

 Ca2+ + CO32- → CaCO3 

Sử dụng Na3PO4:

 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2

 3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2 

Câu 17. D

Nung hỗn hợp chỉ có NaHCO3 bị phân hủy.

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 18. A

B sai vì Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C sai vì Li dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.

D sai vì NaOH dùng để nấu xà phòng.

Câu 19. C

Be không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

Câu 20. D

Gọi số mol của Ca, MgO, Na2O lần lượt là x, y và z (mol).

Theo bài ra: mX = 17,04 gam → 40x + 40y + 62z = 17,04 (1)

Cho X tác dụng với HCl:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

nHCl = 2x + 2y + 2z = 0,72 (2)

Từ (1) và (2) có: x + y = 0,24 và z = 0,12.

Vậy khối lượng NaCl thu được là: 58,5.2z = 58,5.2.0,12 = 14,04 (gam).

Câu 21. A

Kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là: Na, Ba, K, Sr, Ca.

Câu 22. D

Vôi tôi: Ca(OH)2.

Câu 23. B

NaCl là muối tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit mạnh nên khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường trung tính.

Câu 24. B

CO chỉ khử được oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

CO + MgO → không phản ứng

CO + Al2O3 → không phản ứng

CO + CuO → Cu + CO2

3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

Vậy Y gồm: Cu, Fe, Al2O3, MgO.

Câu 25. D

A sai vì Trong công nghiệp, điều chế nước gia – ven bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn.

B sai vì Trong công nghiệp điều chế Al bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.

C sai vì muối cacbonat của kim loại kiềm không bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 26. C

Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) đối với đá vôi là:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Câu 27. C

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Chất rắn X thu được sau phản ứng có thể gồm: MgS; Mg; S.

Do cho X vào dung dịch HCl dư thu được khí hỗn hợp Y và vẫn còn chất rắn nên X gồm: MgS (x mol); Mg (0,3 – x) mol; S (0,15 – x) mol

PTHH:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

→ Sản phẩm cháy là: SO2: 0,15 mol và H2O: 0,3 mol

Cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong, dư:

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Có m↓ = 0,15.120 = 18 > mSO2 + mH2O = 0,15.64 + 0,3.18 = 15.

Vậy khối lượng dung dịch giảm 18 – 15 = 3 (gam).

Câu 28. B

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 29. C

Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình và yếu.

A, B, D sai vì Na, Mg không được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

Câu 30. A

Trong các kim loại kiềm, kiềm thổ, Cs có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (29°C).

964
  Tải tài liệu