Cách tìm ảnh của 1 đường tròn qua phép tịnh tiến cực hay
Với Cách tìm ảnh của 1 đường tròn qua phép tịnh tiến cực hay Toán học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tìm ảnh của 1 đường tròn qua phép tịnh tiến cực hay.
Cách tìm ảnh của 1 đường tròn qua phép tịnh tiến cực hay
A. Phương pháp giải
- Nhắc lại Phương trình đường tròn: Trong mặt phẳng Oxy, phương trình đường tròn có dạng:
+ Dạng 1: Đương tròn (C) tâm I (a;b), bán kính R, (C): (x - a)2 + (y - b)2 = R2
+ Dạng 2: (C): x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 (điều kiện: a2 + b2 - c > 0) khi đó đường tròn tâm I (a;b) và bán kính
- Sử dụng tính chất: Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
→ Như vậy, để viết phương trình (C’) ta chỉ cần tìm ảnh tâm I của (C) qua phép tịnh tiến.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn có phương trình (C): (x + 3)2 + (y – 1)2 = 4 với = (-3;1) Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ = (-3;1)
Hướng dẫn giải:
* Cách 1: (C) có tâm I(-3; 1) và bán kính R = 2
Khi đó: (I) = I'(-6;2) và R’ = R = 2. Vậy: (C) = (C'): (x + 6)2 + (y - 2)2 = 4
* Cách 2: Gọi M(x;y) ∈ (C),
Ta có: M ∈ (C) ⇔ (x’ + 3 + 3)2 + (y’ – 1 – 1)2 = 4 ⇔ M’ ∈ (C'): (x + 6)2 + (y – 2)2 = 4
Ví dụ 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy ,Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo , cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của (C): x2 + y2 + 2x - 4y - 4 = 0 qua phép tịnh tiến theo vectơ = (2;-3)
Hướng dẫn giải:
Cách 1. Sử dụng biểu thức tọa độ.
Lấy điểm M(x;y) tùy ý thuộc đường tròn (C), ta có x2 + y2 + 2x - 4y - 4 = 0 (*)
Gọi
Thay vào phương trình (*) ta được (x' - 2)2 + (y' + 3)2 + 2(x' - 2) - 4(y' + 3) - 4 = 0
⇔ x'2 + y'2 -2x' + 2y' - 7 = 0.
Vậy ảnh của (C) là đường tròn(C'): x2 + y2 - 2x + 2y - 7 = 0.
Cách 2. Sử dụng tính chất của phép tịnh tiến
Dễ thấy (C) có tâm I(-1;2) và bán kính r = 3. Gọi (C') = ((C)) và I'(x';y'); r' là tâm và bán kính của (C').
Ta có và r' = r = 3 nên phương trình của đường tròn (C') là (x - 1)2 + (y + 1)2 = 9.
Ví dụ 3: Tìm tọa độ vectơ sao cho (C) = (C')
a) (C): (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4 và (C’): (x + 5)2 + (y – 1)2 = 4
b) (C): x2 + y2 – 2x + 4y + 2 = 0 và (C’): x2 + y2 + 4x – 6y + 10 = 0
Hướng dẫn giải:
a) Từ (C), ta có: tâm I(2;-3) và từ (C’), ta có: tâm I’(-5; 1)
Khi đó: (C) = (C') ⇒ = (-7;4)
b) Từ (C), ta có: tâm I(1;-2) và từ (C’), ta có: tâm I’(-2; 3)
Khi đó: (C) = (C') ⇒ = (-3;5)
C. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ảnh của đường tròn (C): (x + 1)2 + (y - 3)2 = 4 qua phép tịnh tiến theo vectơ = (3;2) là đường tròn có phương trình:
A. (x + 2)2 + (y + 5)2 = 4.
B. (x - 2)2 + (y - 5)2 = 4.
C. (x - 1)2 + (y + 3)2 = 4.
D. (x + 4)2 + (y - 1)2 = 4.
Câu 2. Trong mặt phẳng Oxy, cho vectơ = (3;3) và đường tròn (C): x2 + y2 - 2x + 4y - 4 = 0. Ảnh của (C) qua phép tịnh tiến vectơ là đường tròn nào?
A. (C'): (x - 4)2 + (y - 1)2 = 4.
B. (C'): (x - 4)2 + (y - 1)2 = 9.
C. (C'): (x + 4)2 + (y + 1)2 = 9.
D. (C'): x2 + y2 + 8x + 2y - 4 = 0.
Câu 3. Cho (3;-2) và đường tròn (C): x2 + y2 - 4x + 4y - 1 = 0. Ảnh của (C) qua là (C'):
A. x2 + y2 + 8x + 2y - 4 = 0
B. (x + 5)2 + (y - 4)2 = 9.
C. (x + 1)2 + y2 = 9.
D. (x - 5)2 + (y + 4)2 = 9.
Câu 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường tròn (C1) và (C2) bằng nhau có phương trình lần lượt là (x - 1)2 + (y + 2)2 = 16 và (x + 3)2 + (y - 4)2 = 16. Giả sử T là phép tịnh tiến theo vectơ biến (C1) thành (C2). Tìm tọa độ của vectơ .
A. = (-4;6).
B. = (4;-6).
C. = (3;-5).
D. = (8;-10).
Câu 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 + 4x - 6y - 5 = 0. Thực hiện liên tiếp hai phép tịnh tiến theo các vectơ = (1;-2) và = (1;-1) thì đường tròn (C) biến thành đường tròn (C') có phương trình là:
A. x2 + y2 - 18 = 0.
B. x2 + y2 - x + 8y + 2 = 0.
C. x2 + y2 + x - 6y - 5 = 0.
D. x2 + y2 - 4y - 4 = 0.
Câu 6. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x - 1)2 + (y + 2)2 = 9 và đường tròn(C'): (x + 1)2 + (y - 3)2 = 9. Phép tịnh tiến theo véc tơ biến đường tròn (C) thành đường tròn (C'). Khi đó véc tơ có toạ độ là
A. = (5;2).
B. = (2;-5).
C. = (-2;5).
D. = (2;5).
Câu 7. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình x + y - 1 = 0 và đường tròn (C): (x - 3)2 + (y - 1)2 = 1. Ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo véc tơ = (4;0) cắt đường tròn (C) tại hai điểm A(x1;y1) và B(x2;y2). Giá trị x1 + x2 bằng:
A. 5.
B. 8.
C. 6.
D. 7.
Câu 8. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường tròn (C): (x + m)2 + (y - 2)2 = 5 và (C'): x2 + y2 + 2(m - 2)y - 6x + 12 + m2 = 0. Vectơ nào dưới đây là vectơ của phép tịnh tiến biến (C) thành (C')?
A. = (2;1).
B. = (-2;1).
C. = (-1;2).
D. = (2;-1).
Câu 9. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số.
Câu 10. Cho đường tròn (C) có tâm O và đường kính AB. Gọi ∆ là tiếp tuyến của (C) tại điểm
A. Phép tịnh tiến theo vectơ biến ∆ thành:
A. Đường kính của đường tròn (C) song song với ∆.
B. Tiếp tuyến của (C) tại điểm B.
C. Tiếp tuyến của (C) song song với AB.
D. Đường thẳng song song với ∆và đi qua O
Bài viết liên quan
- Phương trình bậc nhất đối với hàm số lượng giác
- CaF2 + H2SO4 → CaSO4↓ + 2HF↑- Cân bằng phương trình hóa học
- Dạng bài Tính chất đối xứng trục hay, chi tiết
- 6Ba(OH)2 + 3Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + 12H2O + 2Ba3(PO4)2↓ - Cân bằng phương trình hóa học
- Cách giải bài tập về Đồ thị trạng thái khí lí tưởng hay, chi tiết