Bài 16: Ròng rọc
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 16: Ròng rọc chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 16: Ròng rọc
I. Lý thuyết
1. Ròng rọc là gì?
Ròng rọc là một bánh xe, dễ dàng quay được quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo.
2. Các loại ròng rọc
- Ròng rọc cố định (hình a)
Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định.
- Ròng rọc động (hình b)
Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay chuyển động. Khi kéo dây không những ròng rọc quay quanh trục của nó mà còn di chuyển cùng với vật.
2. Tác dụng của ròng rọc
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).
3. Lưu ý
Để phát huy tác dụng của ròng rọc người ta thường sử dụng một hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và cả ròng rọc động, hệ thống đó gọi là Palăng.
Trong 1 Palăng có thể có hai hay nhiều ròng rọc cố định và nhiều ròng rọc động.
4. Một số hiện tượng thực tế
II. Phương pháp giải
Cách nhận biết ròng rọc cố định hay ròng rọc động
Căn cứ vào trạng thái của ròng rọc khi hoạt động. Nếu:
- Khi kéo vật, vật chuyển động nhưng ròng rọc đứng yên thì ròng rọc đó là ròng rọc cố định.
- Khi kéo vật, vật vả ròng rọc đều chuyển động thì ròng rọc đó là rọng rọc động.
Lưu ý: Khi dùng ròng rọc, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
III. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?
Ròng rọc cố định giúp
A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
D. cả ba kết luận trên đều sai.
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
⇒ Đáp án B
Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng
A. ròng rọc cố định
B. mặt phẳng nghiêng.
C. đòn bẩy.
D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng ròng rọc cố định.
⇒ Đáp án A
Bài 3: Chọn câu đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
⇒ Đáp án C
Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?
A. Một ròng rọc cố định.
B. Một ròng rọc động.
C. Hai ròng rọc cố định.
D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định
Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. bằng trọng lượng của vật.
C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
⇒ Đáp án C
Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi
A. về lực
B. về hướng của lực
C. về đường đi
D. Cả 3 đều đúng
Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi về: lực, hướng của lực, đường đi ⇒ Đáp án D
Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?
A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực là trường hợp sử dụng đòn bẩy ⇒ Đáp án C
Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định
B. Ròng rọc động
C. Mặt phẳng nghiêng
D. Đòn bẩy
Ròng rọc cố định không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực
⇒ Đáp án A
Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng…
Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.
- Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi.
- Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực chứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực. Vì vậy quãng đường sợi dây phải đi là:
s = 6. h = 6. 1,5 = 9 (m)
Câu 11 : Trong các máy cơ đơn giản sau, máy nào không thể cùng lúc làm thay đổi cả độ lớn lẫn chiều của lực:
A. Mặt phẳng nghiêng.
B. Đòn bẩy.
C. Ròng rọc động.
D. Ròng rọc cố định.
Đáp án C
Giải thích: Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi chiều của lực, không thay đổi độ lớn của lực.
Câu 12 : Trong các máy cơ đơn giản sau, máy nào sau đây cùng lúc làm thay đổi cả độ lớn lẫn chiều của lực:
A. Mặt phẳng nghiêng.
B. Đòn bẩy.
C. Ròng rọc động.
D. Cả ba máy A, B, C.
Đáp án D
Giải thích:
Ba loại máy cơ: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc động đều làm thay đổi chiều của lực tác dụng và thay đổi độ lớn lực cần tác dụng.
Câu 13 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dùng ròng rọc cố định chỉ có lợi cho ta về lực.
B. Dùng ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
C. Dùng ròng rọc động có lợi cho ta 2 lần về lực.
D. B và C đúng.
Đáp án D
Giải thích:
Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.
Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực.
Câu 14 : Câu nào sau đây sai:
A. Dùng ròng rọc động có lợi cho ta 2 lần về lực nhưng lại thiệt hại 2 lần về đường đi.
B. Dùng ròng rọc cố định chỉ có lợi cho ta về hướng của lực.
C. Dùng ròng rọc động không có lợi gì về lực mà chỉ có lợi về đường đi.
D. Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay được di chuyển cùng với vật.
Đáp án C
Giải thích:
Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.
Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi.
Vậy kết luận C. Dùng ròng rọc động không có lợi gì về lực mà chỉ lợi về đường đi là sai.
Câu 15 : Câu nào sau đây sai:
A. Dùng ròng rọc động không có tác dụng thay đổi hướng của lực.
B. Dùng ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
C. Dùng ròng rọc cố định có lợi cho ta 2 lần về lực.
D. Dùng ròng rọc cố định có lợi cho ta 2 lần về lực và thiệt hại 2 lần về đường đi.
Đáp án D
Giải thích: Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.
Câu 16 : Dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có trọng lượng P = 1600 N lên cao h = 6m thì phải kéo dây với một lực F = ... và kéo đây một đoạn l = ...
A. F= 800 N; l = 12m.
B. F= 1600 N; l = 6m.
C. F= 1600 N; l = 12m.
D. F= 80,0 N; l = 6m.
Đáp án B
Giải thích:
Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực, do đó ta không được lợi hay thiệt về đường đi, lực cần tác dụng vẫn là F = P = 1600 N; kéo dây một đoạn l = h = 6m.
Câu 17 : Dùng một ròng rọc động kéo một vật có trọng lượng P = 25000 N lên cao h = 10 m thì cần dùng lực F = ….và kéo đầu dây một đoạn l =…..
A. F = 50000 N; l = 5m.
B. F = 25000 N; l = 20m.
C. F = 12500 N; l = 20m.
D. F = 12500 N; l = 5m.
Đáp án C
Giải thích:
Ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi. Vì vậy lực cần tác dụng là F = P : 2 = 25000 : 2 = 12500 N
Cần kéo dây một đoạn l = 2h = 2.10 = 20 m.
Câu 18 : Cũng như câu 147. Nếu kéo dây một đoạn là 10 m, vật được nâng cao một đọan:
A. 20 m
B. 10 m
C. 5 m
D. 15 m
Đáp án C
Giải thích:
Ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi.
Vì vậy khi kéo dây một đoạn l = 10m thì vật được đưa lên cao h = l : 2 = 5 m
Câu 19 : Pa-lăng là một hệ thống gồm nhiều ròng rọc (trong đó vừa có ròng rọc động, vừa có ròng rọc cố định). Xét một pa-lăng gồm 4 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Dù pa-lăng có mấy ròng rọc động đi nữa, pa-lăng cũng chỉ có lợi cho ta 2 lần về lực
Lan: Pa-lăng trên có lợi cho ta 4 lần về lực và có hại 4 lần về đường đi
Chi: Không phải vậy, cứ một ròng rọc động thì có lợi cho ta 2 lần về lực và có hại 2 lần về đường đi. Như vậy, với pa-lăng trên ta sẽ có lợi 8 lần về lực và có hại 8 lần về đường đi
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả 3 bạn dều sai.
Đáp án C
Giải thích:
Mỗi ròng ròng rọc động thì có lợi cho ta 2 lần về lực và có hại 2 lần về đường đi. Như vậy, với pa-lăng trên có 4 ròng rọc động, tức là lợi 8 lần về lực và thiệt 8 lần về đường đi.
Câu 20 : Cho một pa-lăng gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động. Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên cao 10 m, ta phải kéo dây một lực F =... và phải kéo một đoạn l = ...
A. F = 500 N; l = 40m.
B. F = 800 N; l = 20m.
C. F = 1000 N; l = 20m.
D. F = 2000 N; l = 40m.
Đáp án A
Giải thích:
Vật 200 kg có trọng lượng là P = 2000 N và chiều cao h = 10m.
Hệ pa- lăng gồm 2 ròng rọc động nên được lợi 4 lần về lực và thiệt 4 lần về đường đi.
Vì vậy lực cần kéo là F = P : 4 = 2000 : 4 = 500 N
Chiều dài dây cần kéo là l = 4h = 4.10 = 40 m.