Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

639
  Tải tài liệu

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng → mực nước trong ống dâng lên

Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước lạnh → mực nước giảm xuống

Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.

Ví dụ: Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau.

Cùng nhúng 3 bình trong 1 chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.

Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.

Hỏi đáp VietJack

2. Lưu ý

- Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

- Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

II. Phương pháp giải

Giải thích các hiện tượng trong đời sống

Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất lỏng sau đây:

- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau thì dãn nở vì nhiệt cũng khác nhau.

- Chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Lưu ý: Khi dãn nở thể tích của chất lỏng tăng chứ khối lượng của nó vẫn không thay đổi (trừ trường hợp đặc biệt là nước, khi tăng nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích của nước bị giảm đi chứ không tăng lên).

III. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.


Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

⇒ Đáp án B

Bài 2: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.

B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.

C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.

D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.


Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.

Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

⇒ Đáp án A

Bài 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.

C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.

D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.


Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.

B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.

C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.

D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.


- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.

⇒ Đáp án A.

Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

A. Nước trào ra nhiều hơn rượu

B. Nước và rượu trào ra như nhau

C. Rượu trào ra nhiều hơn nước

D. Không đủ cơ sở để kết luận


Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước.

⇒ Đáp án C

Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?

Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.

B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.


Sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh là nước ở mặt hồ đóng băng trước

⇒ Đáp án C

Bài 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ………

A. giống nhau              B. không giống nhau

C. tăng dần lên            D. giảm dần đi


Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau

⇒ Đáp án B

Bài 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.


Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

⇒ Đáp án B

Bài 9: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.


Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

⇒ Đáp án D

Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất

B. Khối lượng riêng lớn nhất

C. Khối lượng lớn nhất

D. Khối lượng nhỏ nhất


Khối lượng thì không đổi còn thể tích nước ở 4oC bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất

⇒ Đáp án B

Câu 11 : Khi nước được làm lạnh từ 20oC xuống 0oC thì:

A. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng tăng.

B. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng giảm.

C. Khối lượng và khối lượng riêng không thay đổi.

D. Khối lượng không thay đổi, khối lượng riêng giảm.


Đáp án D

Giải thích:

Khi nước được làm lạnh thì khối lượng nước không thay đổi (vì nước không bị mất đi hay có thêm). Tuy nhiên, khi lạnh đi, thể tích của nước giảm. Từ công thức tính khối lượng riêng Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 19 (có đáp án): Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án thì ta thấy khối lượng riêng của nước giảm khi nước lạnh từ 20oC xuống 0oC. (Tuy nhiên, cần chú ý rằng, từ 4oC đến 0oC thì thể tích của nước tăng.)

Câu 12 : Cũng giống câu trên:

A. Thể tích của nước giảm.

B. Thể tích của nước tăng.

C. Thể tích của nước không tăng.

D. Thể tích của nước giảm rồi sau đó lại tăng.


Đáp án D

Giải thích:

Khi nước lạnh từ 20oC đến 4oC thì thể tích của nước giảm, từ 4oC đến 0oC thì thể tích của nước tăng. Vậy khi làm lạnh nước từ 20oC xuống 0oC thì thể tích của nước giảm, sau đó lại tăng.

Câu 13 : Khi đun nóng một chất lỏng thì... (chọn câu đúng);

A. Thể tích của chất lỏng đó tăng lên.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

D. Cả 3 câu đều đúng.


Đáp án A

Giải thích:

Khi đun nóng một chất lỏng thì thể tích của nó tăng lên, mà khối lượng không đổi, do đó trọng lượng của nó không đổi.

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 19 (có đáp án): Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án , ta thấy khối lượng riêng của chất lỏng giảm (m không đổi, V tăng nên D giảm).

Áp dụng công thức tính trọng lượng riêng Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 19 (có đáp án): Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án , ta thấy trọng lượn riêng của chất lỏng giảm (P không đổi, V tăng nên d giảm).

Câu 14 : Quan sát đun nước bằng bình cầu thủy tinh, trên nắp có cắm thẳng đứng một ống mao quản bằng thủy tinh. Ban đầu mực nước trong ống tụt xuống rồi sau đó mới dâng lên. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Khi đun nóng thì thể tích của bình cầu tăng lên, do đó nước tụt xuống. Rồi sau đó thể tích bình cầu lại giảm đi do nước làm lạnh nên nước dâng lên.

Lan: Khi đun nóng thì thể tích nước giảm xuống rồi sau đó mới từ từ dâng lên.

Chi: Thể tích nước không tăng nhưng do bình chứa nước lạnh, nên bình bị co vào, chính vì thế mực nước trong ống dâng lên.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 bạn đều sai.


Đáp án D

Giải thích:

Ban đầu khi đun nóng thì bình cầu nóng lên trước, nên nó nở ra, tăng thể tích, vì vậy nước bị tụt xuống. Sau đó, cả bình và nước trong bình cùng nóng lên, nhưng vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn bình (chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn), nên nước dâng lên.

Câu 15 : Khi đun nóng một chất lỏng bất kỳ thì:

A. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó không thay đổi.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng đó giảm đi.

D. Ban đầu khối lượng riêng của chất đó giảm, rồi sau đó mới tăng lên.


Đáp án C

Giải thích: Khi đun nóng một chất lỏng bất kì thì thể tích của chất lỏng đó tăng lên, nhưng khối lượng không đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 19 (có đáp án): Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án , ta thấy khối lượng riêng của chất lỏng giảm đi (vì m không đổi, V tăng).

Câu 16 :

• Xét hiện tượng: Bỏ chai nước ngọt có gas vào tủ đá (hay ngăn đá của tủ lạnh), một thời gian sau, mở cửa tủ ra xem thì thấy cha nước bị bể.

• Giải thích: Khi nước được làm lạnh đến 4oC thì thể tích của nưới giảm đi nhưng khi tiếp tục làm lạnh đến 0oC, thì thể tích nước lại tăng lên. Chính sự tăng thể tích của nước này đã làm chai bị bể hay bị bật nắp.

A. Hiện tượng đúng, lời giải thích dúng.

B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.


Đáp án A

Giải thích: Nước được làm lạnh đến 4oC thì thể tích giảm, nhưng tiếp tục làm lạnh đến 0oC thì thể tích lại tăng. Vì sự tăng thể tích này mà chai nước đựng đầy (chai nước ngọt) sẽ bị vỡ (bể) hay bị bật nắp khi để vào ngăn đá tủ lạnh.

Câu 17 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ tăng lên (nước nở ra).

B. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào).

C. Khi được làm lạnh từ 4oC đến 0oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).

D. Ở 4oC, nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.


Đáp án A

Giải thích: Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào). Do đó, ở 4oC, khối lượng riêng của nước là lớn nhất. Ngược lại, khi được làm lạnh từ 4oC đến 0oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).

Câu 18 : Câu nào sau đây đúng:

A. Ở 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.

B. Ở 0oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.

C. Ở 0oC nước có khối lượng lớn nhất.

D. Ở 4oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.


Đáp án A

Giải thích:

Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào). Từ 4oC trở lên, thể tích nước lại tăng. Vì vậy, ở 4oC, thể tích nước là nhỏ nhất, đo đó, ở nhiệt độ này, khối lượng riêng của nước là lớn nhất.

Câu 19 : Quan sát:

• Xét hiện tượng: Chai nước ngọt có gas, khi đóng chai nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai mà luôn luôn lúc nào cũng để một khoảng trống.

• Giải thích: Nước từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thì phải trải qua thời tiết, khí hậu, nhiệt độ khác nhau, nên thể tích trong chai cũng bị co giãn theo. Để tránh chai bị vỡ hay bị bật nắp khi lượng nước trong chai nở ra, nên nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai sản phẩm của mình.

A. Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.

C. Hiện tương đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.


Đáp án A

Giải thích:

Chai nước ngọt từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải di chuyển qua các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau, cũng có thể sẽ được bảo quản lạnh… nên nước trong chai sẽ nở ra hay co lại do điều kiện nhiệt độ bên ngoài khác nhau. Vì vậy, để tránh chai bị vỡ hay bật nắp, nhà sản xuất không bao giờ đóng đầy chai mà phải để 1 phần trống để nước có thể nở ra.

Câu 20 : Cũng như câu 174, quan sát mực nước trong ống mao quản khi bình được đun nóng, mực nước trong ống ban đầu tụt xuống rồi sau đó mới lại dâng lên cao là do:

A. Khi đun nóng, thể tích chất lỏng co lại rồi sau đó mới từ từ nở ra.

B. Do tiếp xúc trực tiếp với lửa, bình nở trước nên mực nước trong ống tụt xuống, khi nhiệt độ nước ở trong bình tăng lên bằng với nhiệt độ bình, nước sẽ nở nhiều hơn bình (thủy tinh), nên ta thấy mực nước trong ống được dâng cao.

C. Chất rắn (thủy tinh) khi gặp nhiệt độ cao sẽ nở ra, nên mực nước trong bình sẽ tụt xuống, sau đó chất rắn sẽ từ từ co lại, nên mực nước trong bình dâng lên.

D. Nước (chất lỏng) bao giờ cũng nở nhiều hơn chất rắn.

Đáp án B

Giải thích: Do tiếp xúc trực tiếp với lửa, bình thủy tinh nở trước nên mực nước trong ống tụt xuống. Khi nhiệt độ nước ở trong bình tăng lên bằng với nhiệt độ bình, nước sẽ nở nhiều hơn bình (thủy tinh), nên ta thấy mực nước trong ống được dâng cao.

Bài viết liên quan

639
  Tải tài liệu