Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH
Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, xã hội. Ứng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại phân vi sinh vật khác nhau phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Về nguyên lí người ta nhân, sau đó phối chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền. Bằng công nghệ này, người ta đã sản xuất được các loại phân vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất
II - MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG
1. Phân vi sinh vật cố định đạm
Là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu (nitragin), hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác (azogin).
Thành phần chính gồm: than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng
Sau khi tẩm, hạt giống cần gieo trồng và vùi vào đất ngay.
2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân
Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
Thành phần:
- Than bùn.
- Vi sinh vật chuyển hoá lân.
- Bột photphorit hoặc apatit
- Các nguyên tố khoáng và vi lượng
Phân vi sinh vật chuyển hoá lân có thể dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo (Photphobacterin) hoặc bón trực tiếp vào đất
3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Đất nhận lượng lớn chất hữu cơ qua phân bón; xác động, thực vật sống trong đất.
Thành phần chính của xác thực vật là xenlulô
Quá trình phân giải xenlulô phải có sự tham gia của các enzim do một số vi sinh vật tiết ra. Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân huỷ và phân giải chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây hấp thụ được
Các loại phân: Estrasol, Mana
Sử dụng: Bón trực tiếp vào đất
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:
A. Phân lân hữu cơ vi sinh.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Azogin.
Đáp án: C. Photphobacterin.
Giải thích: Loại phân có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ là Photphobacterin – SGK trang 42
Câu 2:VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân:
A. Azogin.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Lân hữu cơ vi sinh.
Đáp án: C. Photphobacterin.
Giải thích: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân Photphobacterin –SGK trang 42
Câu 3: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân:
A. Azogin.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. lân hữu cơ vi sinh.
Đáp án: D. lân hữu cơ vi sinh.
Giải thích:VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh – SGK trang42
Câu 4: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu:
A. Phân lân hữu cơ vi sinh.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Azogin.
Đáp án: B. Nitragin.
Giải thích:Loại phân bón chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu Nitragin – SGK trang 42
Câu 5:VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân:
A. Azogin.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Lân hữu cơ vi sinh.
Đáp án: A. Azogin.
Giải thích: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân Azogin – SGK trang 42
Câu 6: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?
A. Chuyển hóa lân hữu cơ →lân vô cơ
B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.
C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan
D. Chuyển hóa N2→ đạm
Đáp án: B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản
Giải thích: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng phân giải chất hữu cơ → chất khoáng đơn giản – SGK trang 43
Câu 7: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần:
A. Bón phân hữu cơ.
B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí.
C. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí.
D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.
Đáp án: D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.
Giải thích: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần phải làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ
Câu 8: Thành phần chính của xác thực vật là:
A. Lipit
B. Prôtêin
C. Photpho
D. Xenlulô
Đáp án: D. Xenlulô
Giải thích:Thành phần chính của xác thực vật là xenlulô –SGK trang 43
Câu 9: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là:
A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do.
D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
Đáp án: A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Giải thích: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ –SGK trang 43
Câu 10:Phân vi sinh vật cố định đạm là:
A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.
C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
Đáp án: B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.
Giải thích: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh – SGK trang 42
Bài viết liên quan
- Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đất
- Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
- Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịch
- Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa