Giải Lịch sử lớp 6 Cánh diều Bài 19: Vương quốc Phù Nam
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 6 Bài 19. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam
Câu hỏi mở đầu trang 95 SGK Lịch sử 6: Sự thành lập, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Trên cơ sở văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
Câu hỏi trang 95 SGK Lịch sử 6: Đọc thông tin tư liệu kết hợp quan sát lược đồ hình 10.2 (trang 50), hãy xác định phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V.
Trả lời:
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là vùng Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi trang 96 SGK Lịch sử 6: Đọc thông tin và kết hợp quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy nêu các hoạt động kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức xã hội Phù Nam.
Trả lời:
- Hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam:
+ Lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thủy – hải sản, sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Sơ đồ tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:
Câu hỏi trang 96 SGK Lịch sử 6: Hình 19.2 gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển của kinh tế Phù Nam.
Trả lời:
- Hình 19.2 (Tiền vàng La mã tìm thấy trong di chỉ Óc Eo) cho thấy sự phát triển của ngoại thương đường biển giữa Phù Nam với các quốc gia khác.
Câu hỏi trang 97 SGK Lịch sử 6: Quan sát các hình từ 19.3 đến 19.7 và đọc thông tin, hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam.
Trả lời:
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Phù Nam:
- Tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng đa thần.
+ Tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo.
- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng.
- Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…
Câu 1 trang 98 SGK Lịch sử 6: Lập bảng tóm tắt những nét chính về: sự thành lập, phát triển, suy vong, phạm vi lãnh thổ; hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam.
Trả lời:
Phương diện |
Nội dung chính |
Sự thành lập |
- Trên cơ sở Văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập. |
Quá trình phát triển, suy vong |
- Trong các thế kỉ III – V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á. - Vào đầu thế kỉ VI, PHù Nam dần suy yếu do nhiều nguyên nhân và cuối cùng bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp vào thế kỉ VII. |
Phạm vi lãnh thổ |
- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay. - Thời kì đỉnh cao, phạm vi lãnh thổ của Phù Nam được mở rộng, có thể bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay. |
Hoạt động kinh tế |
- Lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thủy – hải sản, sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán. - Ngoại thương đường biển rất phát triển. |
Tổ chức xã hội |
- Xã hội Phù Nam gồm các ll chính như: tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. |
Câu 2 trang 98 SGK Lịch sử 6: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam.
Trả lời:
Câu 3 trang 98 SGK Lịch sử 6: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (nước Văn Lang, Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) có vị trí, ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời:
- Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:
+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.
+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.
+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.