Giải Lịch sử lớp 6 Cánh diều Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 6 Bài 8. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7
Câu hỏi mở đầu trang 37 SGK Lịch sử 6: Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Quốc? Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là gì?
Trả lời:
* Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành của nền văn minh Trung Quốc
- Vị trí địa lí của Trung Quốc: phía Đông giáp biển; tiếp giáp với lãnh thổ của nhiều quốc gia/ khu vực khác => thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ.
- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang.
=> Tác động:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
+ Bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ => thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Đặt ra nhu cầu trị thủy => thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.
* Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Quá trình thống nhất Trung Quốc:
+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Sự xác lập chế độ phong kiến: dưới thời Tần, trong xã hội có sự phân hóa, hình thành 2 giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh => quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.
* Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.
+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.
+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…
- Về y học:
+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.
+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.
Câu hỏi trang 37 Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ hình 8.1, hình 8.2 và đọc thông tin, hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.
Lời giải:
- Thuộc khu vực Đông Á; phía Đông giáp biển.
- Có các dòng sông lớn: sông Hồng Hà, sông Trường Giang
- Có nhiều đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ.
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ hình 8.3, hãy vẽ sơ đồ các mốc thời gian chủ yếu trong tiến trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
Lời giải:
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ hình 8.5 và cho biết xã hội phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng gồm những giai cấp chính nào?
Lời giải:
- Trong xã hội Trung Quốc dưới thời Tần có 2 giai cấp chính là:
+ Địa chủ.
+ Nông dân lĩnh canh.
Câu hỏi trang 39 Lịch sử 6: Dựa vào sơ đồ hình 8.6, hãy kể tên các thời kì và các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.
Lời giải:
- Các thời kì:
+ Thời tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô) (220 - 280).
+ Thời Nam - Bắc triều (420 - 518).
- Các triều đại:
+ Nhà Hán (206 TCN - 220).
+ Nhà Tấn (280 - 420).
+ Nhà Tùy (518 - 618).
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 6: Dựa vào các hình từ 8.7 đến 8.12 và đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 39, 40, 41, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc.
Lời giải:
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.
+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú; hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.
+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi, Sở từ…
- Về y học:
+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.
+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.
Câu 1 trang 41 Lịch Sử 6: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?
Lời giải:
- Vị trí địa lí của Trung Quốc => thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ.
- Các dòng sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang.
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
+ Bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ => thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng.
+ Đặt ra nhu cầu trị thủy => thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.
Câu 2 trang 41 Lịch Sử 6: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?
Lời giải:
- Quá trình thống nhất:
+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.
+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật thống nhất trong cả nước.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
Câu 3 trang 41 Lịch Sử 6: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
Lời giải:
Giới thiệu Vạn lí trường thành
- Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km2, đã tồn tại được hơn 2.300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay.
- Suốt 2.300 năm Vạn Lý Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ.