Giải Lịch sử lớp 6 Cánh diều Bài 12: Nước Văn Lang

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 6 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

334


Giải Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Câu hỏi mở đầu trang 57 SGK Lịch sử 6Các vua Hùng đã dựng nước như thế nào?

Trả lời:

- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,… đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

- Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn Lang, đứng đầu là Vua Hùng (Hùng Vương), đóng đô ở Phong Châu.

Câu hỏi trang 57 Lịch sử 6

1. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

2. Đọc thông tin, em hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

1. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

2. Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang là ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào (ảnh 1)

Câu hỏi trang 58 Lịch sử 6: Dựa vào sơ đồ hình 12.2, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang.

Dựa vào sơ đồ hình 12.2, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang (ảnh 1)

Trả lời:

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Nhận xét: tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

Câu hỏi trang 61 Lịch sử 6Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết gì  (ảnh 1)

Trả lời:

Đời sống vật chất:

+ Đồ ăn chính của hằng ngày của cư dân Văn Lang là: gạo nếp, gạo tẻ

+ Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

+ Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang trên sông là thuyền.

Câu hỏi trang 61 Lịch sử 6Dựa vào các hình 12.6, 12.7 và đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.

Dựa vào các hình 12.6, 12.7 và đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần (ảnh 1)

Trả lời:

Đời sống tinh thần:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát.

+ Có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

Câu 1 trang 61 Lịch sử 6: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét.

Trả lời:

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét (ảnh 1)

- Nhận xét: tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

Câu 2 trang 61 Lịch sử 6: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.

Trả lời:

Tục ăn trầu của người Việt

Ăn trầu là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam có từ thời Hùng Vương. 

Trầu cau trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam; nó đi vào muôn mặt của đời sống xã hội, là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Ngày nay, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, trong nhịp sống hối hả, tục ăn trầu dần bị mai một. Mặc dù vậy, trầu cau vẫn giữ vai trò là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp…

Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào (ảnh 1)

Câu 3 trang 61 Lịch sử 6Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ?

Trả lời:

- Những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang được người Việt lưu giữ là:

+ Thờ cúng tổ tiên.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết.

Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang (ảnh 1)

+ Tục ăn trầu.

+ Nhiều lễ hội, trò chơi dân gian.

Bài viết liên quan

334