Bộ 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 10 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

640
  Tải tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về:

A. Chất.

B. Năng lượng.

C. Mối quan hệ giữa chất và năng lượng.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Mômen của ngẫu lực phụ thuộc vào

A. khoảng cách giữa giá của hai lực.

B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.

C. vị trí trục quay của vật.

D. trục quay.

Câu 3: Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là:

A. Định luật vạn vật hấp dẫn.

B. Hiện tượng phản xạ âm.

C. Âm thanh không truyền được trong chân không.

D. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 4: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 5: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:

A. M = 0,6 N.m.

B. M = 600 N.m.

C. M = 6 N.m.

D. M = 60 N.m.

Câu 6: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Câu 7: Tốc độ trung bình được tính bằng:

A. Quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. Quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai:

Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:

A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.

B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.

D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.

Câu 9: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

Câu 10: Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km. Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2 là:

A. 15 km.

B. 20 km.

C. 30 km.

D. 35 km.

Câu 11: Một khối hộp có dạng hình lập phương nặng 1g đặt trong nước nguyên chất có khối lượng riêng ρ = 1000kg/m3. Mỗi cạnh của hộp có độ dài 1cm. Khối hộp này sẽ:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. nổi lên.

B. chìm xuống.

C. đứng yên trong nước.

D. Không đủ dữ liệu để kết luận.

Câu 12: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. 20 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 10 km/h.

D. 7,5 km/h.

Câu 13: Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là v1 và v2. Vận tốc tổng hợp v của vật có độ lớn bằng:

A. v = v1 + v2 nếu v1 và v2 cùng hướng.

B. v=v1v2 nếu v1 và v2 ngược hướng.

C. v=v12v22 nếu v1 và v2 vuông góc với nhau.

D. Tất cả các kết luận trên đều đúng.

Câu 14: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là:

A. 2,5 m/s2.

B. 5 m/s2.

C. 7,5 m/s2.

D. 12,5 m/s2.

Câu 15: Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s là:  

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. 0,8 m/s2.

B. 0,6 m/s2.

C. 0,4 m/s2.

D. 0,2 m/s2.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng.

A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.

B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.

C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.

D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.

Câu 17: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:

A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.

Câu 18: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là:

A. 71 m.

B. 48 m.

C. 35 m.

D. 15 m.

Câu 19: Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 20: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là:

A. 0,35 s.

B. 0,125 s.

C. 0,5 s.

D. 0,25 s.

Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4 N và 5 N hợp với nhau một góc α = 600. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng:

A. 7,8 N.

B. 8,7 N.

C. 4,5 N.

D. 6,4 N.

Câu 22: Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.

A. 27,26.10N.

B. 27,26 N.

C. 97,97.10N.

D. 97,97 N.

Câu 23: Sau khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn 4 N, một vật đang đứng yên chuyển động với gia tốc là 5 m/s2. Khối lượng của vật đó là:

A. 9 kg.

B. 1 kg.

C. 20 kg.

D. 0,8 kg.

Câu 24: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực F có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1=12N và Fthì F2 bằng

A. 8 N.

B. 16 N.

C. 32 N.

D. 20 N.

Câu 25: Kéo một lực F theo phương ngang để một vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc không đổi. Biết vật có khối lượng m, hệ số ma sát trượt là µ thì:

A. F > μmg. 

B. F < μmg.

C. F = μmg. 

D. F ≥ 2 μmg.

Câu 26: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

A. 0,38 m.

B. 0,33 m.

C. 0,21 m.

D. 0,6 m.

Câu 27: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:

A. 0,075.

B. 0,06.

C. 0,02.

D. 0,08.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Bài 2: Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 250 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là bao nhiêu?

Bài 3: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ bến và tăng tốc, sau khi đi được đoạn đường 100 m ô tô có vận tốc 36 km/h. Cho lực cản có độ lớn bằng 10% trọng lượng của xe. Biết khối lượng của xe là 1000 kg và g = 10 m/s2. Tính lực phát động vào xe.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.

B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.

C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.

D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 2: Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:

25023,1.0,3451+0,10344,56

A. 237,57159.

B. 237.

C. 237,5.

D. 237,57.

Câu 3: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là ρ1 = 7800 kg/m3, của nước là ρ2 = 1000 kg/m3.

A. 2 lít.

B. 3 lít.

C. 3,9 lít.

D. 7,8 lít.

Câu 4: Độ dịch chuyển là

A. độ dài quãng đường vật di chuyển.

B. khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.

C. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.

D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.

Câu 5: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?

A. 90 km/h.

B. 0,1 km/h.

C. 10 km/h.

D. 6 km/h.

Câu 6: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 8000 N/m2.

B. 2000 N/m2.

C. 6000 N/m2.

D. 60000 N/m2.

Câu 7: Phát biểu: “Con tàu đã đi 200 km theo hướng đông nam” nói về đại lượng nào?

A. Vận tốc.

B. Quãng đường.

C. Tốc độ.

D. Độ dịch chuyển.

Câu 8: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Vật chuyển động theo một chiều.

B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

Câu 9: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. 83m/s.

B. 4 m/s.

C. – 4 m/s.

D. 83m/s

Câu 10: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô.

A. – 3 m/s2.

B. 3 m/s2.

C. – 6 m/s2.

D. 6 m/s2.

Câu 11: Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

Câu 12: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là

A. lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 4 m/s.

B. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 6 m/s.

C. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 8 m/s.

D. lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 13: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.

A. 0,5 m/s2.

B. 2 m/s2.

C. 1,5 m/s2.

D. 3 m/s2.

Câu 14: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 15: Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g=10m/s2

A. 1 s.

B. 0,1 s.

C. 2 s.

D. 3 s.

Câu 16: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g=10m/s2.

A. 9,7 km.

B. 8,6 km.

C. 8,2 km.

D. 8,9 km.

Câu 17: Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9 giây để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg. Lực để tạo ra gia tốc này là bao nhiêu?

A. 9141,6 N.

B. 2141,6 N.

C. 2941,6 N.

D. 29141,6 N.

Câu 18: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.

C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.

D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng.

Câu 19: Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Cùng phương.

B. Ngược chiều.

C. Cùng độ lớn.

D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 20: Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt lại với nhau thông qua biểu thức nào?

A. μ=FmsN

B. μ=NFms

C. μ=Fms.N

D. μ=FmsN

Câu 21: Lực cản của chất lưu tác dụng lên một vật chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Hình dạng của vật.

B. Kích thước của vật.

C. Trọng lượng của vật

D. Cả ba ý trên

Câu 22: Lực đàn hồi của lò xo thuộc loại lực nào sau đây?

A. Trọng lực.

B. Lực ma sát.

C. Lực căng.

D. Lực đẩy Acsimet.

Câu 23: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?

A. a = Fm.

B. a=Fm.

C. F=am.

D. a=m.F.

Câu 24: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.

A. 38,5 N.            

B. 38 N.

C. 24,5 N.

D. 34,5 N.

Câu 25: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện

A. F1F3=F2.

B. F1+F3=F2.

C. F1+F2=F3.

D. F1F2=F3.

Câu 26: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?

A. FAB=-FBA.

B. FAB=FBA.

C. FAB=FBA.

D. FAB=-FBA.

Câu 27: Áp lực là:

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 28: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

B. véctơ.

C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.

D. luôn có giá trị âm.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Cho 3 lực đồng quy, đồng phẳng F1,F2,F3 lần lượt hợp với trục Ox những góc 00, 600, 1200; F= F= 2F= 30N. Tìm hợp lực của ba lực trên.

Bài 2: Một vật có khối lượng 6 kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng dây OA và OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc 450. Lực căng của dây OA và OB lần lượt là bao nhiêu?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Bài 3: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?

A. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

B. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Rút ra kết luận.

C. Quan sát, suy luận. Hình thành giả thuyết. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

Câu 2: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định

Thời gian rơi

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

0,345

0,346

0,342

0,343

Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?

A. 0,015.

B. 0,0015.

C. 0,006.

D. 0,024.

Câu 3: Tốc độ trung bình là

A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.

C. cho biết hướng của chuyển động.

D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.

Câu 4: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?

A. 90 km/h.

B. 0,1 km/h.

C. 10 km/h.

D. 6 km/h.

Câu 5: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

A. 0

B. AB

C. 2AB

D. AB2.

Câu 6: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào?

A. Độ dịch chuyển và thời gian.

B. Quãng đường và thời gian.

C. Độ dịch chuyển và vận tốc.

D. Quãng đường và vận tốc.

Câu 7: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. 340 m/s.

B. 4 m/s.

C. 1360 m/s.

D. 85 m/s.

Câu 8: Đơn vị của mômen lực là:

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Câu 9: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng ρ được xác định bằng công thức ρ=mV. Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của ρ.

A. 16%.

B. 15%.

C. 17%.

D. 18%.

Câu 10: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1và F2 thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều với lực F2.

B. cùng phương, cùng chiều với lực F1.

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

Câu 11: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. Quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.

A. dem=25m;danh=0;sem=25m;sanh=50m

B. dem=0m;danh=25;sem=25m;sanh=50m

C. dem=25m;danh=25;sem=50m;sanh=25m

D. dem=25m;danh=0;sem=25m;sanh=50m

Câu 12: Một tàu hỏa dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180 m. Tính vận tốc của tàu lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của tàu?

A. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,4m/s2.

B. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,4m/s2.

C. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,2m/s2.

D. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,2m/s2.

Câu 13: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. a > 0, v > 0.

B. a < 0, v < 0.

C. a > 0, v < 0.

D. a < 0, v > 0.

Câu 14: Một ô tô đang đi với tốc độ 14 m/s thì gặp đèn đỏ phía trước. Người lái hãm phanh và ô tô dừng lại sau 5,0 s. Tính gia tốc của ô tô.

A. 2,8 m/s2.

B. -2,8 m/s2.

C. 2 m/s2.

D. -2 m/s2.

Câu 15: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

A. từ 0 đến t2

B. từ t1 đến t2.

C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3.

D. từ 0 đến t3.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Câu 16: Hình 7.2 mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều.

B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.

C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Câu 17: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc v = 25 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Lấy g=10m/s2.

A. 21,25 m.

B. 31,25 m.

C. 11,25 m.

D. 27,25 m.

Câu 18. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.

B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.

C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.

D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.

Câu 19: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

A. v0=11,7m/s

B. v0=28,2m/s

C. v0=56,3m/s

D. v0=23,3m/s

Câu 20: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là

A. 32 m/s2; 64 N.

B. 0,64 m/s2; 1,2 N.

C. 6,4 m/s2, 12,8 N.

D. 64 m/s2; 128 N.         

Câu 21: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà

A. người tác dụng vào xe.

B. xe tác dụng vào người.

C. người tác dụng vào mặt đất.

D. mặt đất tác dụng vào người.

Câu 22: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N và bóng thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là

A. 2,08 kg.

B. 0,5 kg.

C. 0,8 kg.

D. 5 kg.

Câu 23: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A. tăng lên.                                 

B. không đổi.                              

C. giảm đi.                                  

D. có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Câu 24: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:

A. 0,075.

B. 0,06.

C. 0,02.

D. 0,08.

Câu 25: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là:

A. 10 N.

B. 20 N.

C. 30 N.

D. 40 N.

Câu 26: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 27: Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là: 

A. Pa (Pascan).

B. kg/m3.

C. mmHg (milimét thủy ngân).

D. atm (atmôtphe).

Câu 28: Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

A. Chuyển động thẳng đều mãi.

B. Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc.

C. Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.

D. Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Một chiếc canô chạy với vận tốc 20 m/s, a=2,5m/s2 cho đến khi đạt được v = 30 m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết canô từ lúc bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 12 s. Hỏi quãng đường cano đã chạy?

Bài 2: Ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi thêm được 50 m thì đạt vận tốc 15 m/s. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc, biết hệ số ma sát trượt của mặt đường là 0,05 và g = 10 m/s2.

Bài 3: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại. 

Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lí 10 Cánh diều - Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Đáp án đúng là A

Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

Bước 1: Quan sát, suy luận.

Bước 2: Đề xuất vấn đề.

Bước 3: Hình thành giả thuyết.

Bước 4: Kiểm tra giả thuyết.

Bước 5: Rút ra kết luận.

Câu 2: Đáp án đúng là C

Giá trị trung bình: t¯=t1+t2+t3+t44=0,344

Sai số tuyệt đối trung bình:

Δt¯=Δt1+Δt2+Δt3+Δt44

=0,3440,345+0,3440,346+0,3440,342+0,3440,3434=0,0015

Câu 3: Đáp án đúng là A

A – đúng. Tốc độ trung bình là đại lượng vô hướng, đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B – sai vì đây là công thức của vận tốc.

C – sai vì tốc độ trung bình là đại lượng vô hướng.

D – sai vì đây là khái niệm tốc độ tức thời.

Câu 4: Đáp án đúng là D

Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.

Tốc độ trung bình: vtb=st=30,5=6km/h

Câu 5: Đáp án đúng là A

Xe ô tô xuất phát từ A đến B rồi quay trở lại A nên độ dịch chuyển bằng 0.

Câu 6: Đáp án đúng là A

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.

Câu 7: Đáp án đúng là D

Do xe chuyển động thẳng và đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Độ dốc của đường thẳng này cho biết tốc độ của xe:

Tốc độ = độ dốc = ABOB=3404=85 m/s

Câu 8: Đáp án đúng là B

Biểu thức tính mômen lực M = F.d nên đơn vị của mômen lực là N.m.

Câu 9: Đáp án đúng là C

Vì ρ=mV nên: δρ=δm+δV=12%+5%=17%

Câu 10: Đáp án đúng là C

Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 sẽ chuyển động theo phương và chiều của hợp lực.

Áp dụng định luật II Newton ta có: F=F1+F2=m.a

Suy ra vectơ gia tốc của chất điểm cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

Câu 11: Đáp án đúng là D

Người em: chuyển động thẳng, không đổi chiều.

Người anh: chuyển động thẳng, có đổi chiều quay lại vị trí xuất phát.

dem=25m;danh=0;sem=25m;sanh=50m.

Câu 12: Đáp án đúng là B

Gọi vận tốc ban đầu của tàu hỏa là v0 

Ta có công thức: v=v0+at=>v0=vat=30a     (1)

Quãng đường tàu hỏa đi được từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại

s=d=v0t+12at2=>180=30v0+12.a.302=30v0+450a   (2)

Từ (1) và (2) ta có v0=30a30v0+450a=180=>v0=12m/sa=0,4m/s2 

Câu 13: Đáp án đúng là A

Xe chuyển động theo chiều dương nên v > 0.

Xe tăng tốc tức là vận tốc tăng dần, nên gia tốc a > 0.

Câu 14: Đáp án đúng là B

Gia tốc: a=vv0t=0145=2,8m/s2

Câu 15: Đáp án đúng là C

Từ thời điểm 0 đến t1 vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương

Từ t1 đến t2 vật đứng yên vì độ dịch chuyển không đổi

Từ t2 đến t3 vật chuyển động thẳng đều, theo chiều âm.

Câu 16: Đáp án đúng là C

Dựa vào đồ thị ta thấy, đồ thị v – t của xe A và B là đường thẳng, có độ dốc dương nên xe A và B chuyển động biến đổi đều (cụ thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều).

Xe C có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian nên xe C chuyển động đều.

Xe D có đồ thị là đường cong nên đây là một chuyển động phức tạp.

Câu 17Đáp án đúng là B

Thời gian từ lúc vật rơi đến khi chạm đất là:

v=gt=>t=vg=2510=2,5s

Vật được thả rơi từ độ cao là:

h=s=12gt2=12.10.2,52=31,25m 

Câu 18Đáp án đúng là C

A – chuyển động ném ngang

B – chuyển động ném xiên

C – rơi tự do

D – chuyển động chậm dần đều.

Câu 19Đáp án đúng là B

Xe chuyển động như vật ném ngang, tầm xa của xe:

L=v02hg

Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ:

v0=L.g2h=90.9,82.5028,2m/s

Câu 20: Đáp án đúng là A

Gia tốc: s=v0t+12at2100.102=0.t+12a.0,252a=32m/s2

Hợp lực tác dụng: F=ma=2.32=64N

Câu 21: Đáp án đúng là D

Người tác dụng lực lên mặt đất hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lực lên người hướng về phía trước. Lực do mặt đất tác dụng lên người giúp cho người chuyển động về phía trước.

Câu 22: Đáp án đúng là A

Khối lượng của bóng: m=Fa=13,56,5=2,08kg

Câu 23: Đáp án đúng là B

Hệ số ma sát trượt μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc, μ không phụ thuộc vào độ lớn của lực pháp tuyến N nên khi N tăng lên thì μ vẫn không đổi.

Câu 24: Đáp án đúng là A

Đổi đơn vị: 80 tấn = 80.103 kg

Khi tàu chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng nằm ngang, tàu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng theo phương ngang là lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fmst.

Ta có: Fk = Fmst  = µ.N

Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g

Fk=Fmst=µmgμ=Fkmg=6.10480.103.10=0,075

Câu 25: Đáp án đúng là B

Vì F1F2F=F12+F22F2=F2F12=20 N

Câu 26: Đáp án đúng là A

A – đúng vì chất lỏng gây ra áp suất không chỉ lên đáy bình chứa mà còn lên thành bình và mọi điểm ở trong chất lỏng.

B – sai vì áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào diện tích bị ép

C – sai vì áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ thuận với độ sâu.

D – sai vì mỗi chất lỏng khác nhau có khối lượng riêng khác nhau.

Câu 27: Đáp án đúng là B

Công thức tính áp suất p=FS. Đơn vị kg/m3 là đơn vị của khối lượng riêng.

Câu 28: Đáp án đúng là B

Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

Theo định luật II Niutơn: F=ma

=> Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc (do gia tốc đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc của vật).

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Gọi thời gian canô tăng tốc là  

Từ công thức tính vận tốc, ta tính được thời gian cano tăng tốc:

v=v0+at130=20+2,5t1t1=4s 

Vậy thời gian canô giảm tốc độ là

t2=12t1=124=8s 

Quãng đường canô đi được khi tăng tốc là:

s1=v0t1+12at12=20.4+12.2,5.42=100m 

Gia tốc của canô từ lúc bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn là:

 a=0308=3,75m/s2

Quãng đường đi được từ khi canô bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn là:

 s2=30.8+12.(3,75).82=120m

Tổng quãng đường canô đã chạy là:

s=s1+s2=100+120=220m

Bài 2:

 TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiều dương cùng chiều chuyển động của xe

Các lực tác dụng lên xe gồm FK,  Fms,  P,  N có phương và chiều như hình vẽ

Viết phương trình định luật II Niu - ton:

FK+Fms+P+N=ma (1)

Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy

Ox: FK – Fms = ma Þ FK = mN + ma (2)

Oy: N – P = 0 Þ N = P = mg (3)

Ta có: v2v02=2asa=v2v022s=152522.50=2 m/s(4)

Thay (4) và (3) vào (2) ta tính được Fk = 0,05.4000.10 + 4000.2 = 10 000 N

Bài 3: Gọi d1, d2 là khoảng cách từ điểm đặt lực F1 = 13 N và F2 đến điểm đặt của hợp lực F.

Ta có: d1 + d2 = 0,2

Mà d2 = 0,08 m => d1 = 0,2 – 0,08 = 0,12 m.

Mặt khác: F1.d1= F2.d2F2=F1.d1d2=13.0,120,08=19,5 N

 => F = F1 + F2 = 13 + 19,5 = 32,5 N

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là 

A. Mô hình hệ vật lí.

B. Năng lượng và sóng.

C. Lực và trường.

D. Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Câu 2: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.

D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Câu 3: Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như Hình 14.8. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở Hình 14.8a và Hình 14.8b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Trường hợp a.

B. Trường hợp b.

C. Cả hai trường hợp như nhau.

D. Không xác định được.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:

A. Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.

B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.

C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

A. F1F2FF1+F2.

B. F=F12+F22.

C. F = F1 + F2.

DF=F1+F2.

Câu 6: Quãng đường là một đại lượng:

A. Vô hướng, có thể âm.

B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.

C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.

D. Vectơ vì có hướng.

Câu 7: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?

A. 600 km/h.

B. 700 km/h.

C. 800 km/h.

D. 900 km/h.

Câu 8: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. FA=100N  ;FB=100N.

B. FA=50N  ;FB=50N.

C. FA=50N  ;FB=100N.

D. FA=100N  ;FB=50N.

Câu 9: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 10: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t.

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.

Câu 11Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió hết 2,5 h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?

A. 360 km/h.

B. 60 km/h.

C. 420 km/h.

D. 180 km/h.

Câu 12: Hai lực F1 và F2 song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?

A. 11,5 cm.

B. 22,5 cm.

C. 43,2 cm.

D. 34,5 cm.

Câu 13: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Câu 14Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:

A. 0,5 m/s2.

B. 1 m/s2.

C. - 0,5 m/s2.

D. - 1 m/s2.

Câu 15: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:

A. 1,5 m/s2.

B. 2 m/s2.

C. 0,5 m/s2.

D. 2,5 m/s2.

Câu 16: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:

A. 0,6 km.

B. 1,2 km.

C. 1,8 km

D. 2,4 km.

Câu 17: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?

A. 12,5 m.

B. 7,5 m.

C. 8 m.

D. 10 m.

Câu 18Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

B. Một chiếc lá đang rơi.

C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.

Câu 19: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

A. 2 m/s2.

B. 0,002 m/s2.

C. 0,5 m/s2.

D. 500 m/s2.

Câu 20: Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:

A. m.

B. inch.

C. Dặm.

D. Hải lí.

Câu 21: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số F1F2 là:

A. 32.

B. 23.

C. 3.

D. 13.

Câu 22: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

A. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

B. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.

D. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.

Câu 23: Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:

A. Diện tích mặt tiếp xúc.

B. Tốc độ của vật.

C. Lực ép vuông góc giữa các bề mặt.

D. Thời gian chuyển động.

Câu 24: Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?

A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.

B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.

D. Không xác định được.

Câu 25: Trong các cách biểu diễn hệ thức của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng?

A. F=ma.

B. F=ma.

C. F=ma.

D. F=ma.

Câu 26: Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:

A. Là cặp lực cân bằng.

B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.

C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.

D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 27: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một lực kế.

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

Câu 28: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. p=FS.

B. p = F.S.

C. p=PS.

D. p = P.S.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?

Bài 2: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là bao nhiêu?

Bài 3: Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lí Cánh diều - Đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Đáp án đúng là D

Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Câu 2: Đáp án đúng là D

A, B, C – đúng vì phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Phép phân tích lực tuân theo quy tắc hình bình hành.

Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

D – sai vì đây là phép tổng hợp lực.

Câu 3: Đáp án đúng là A

Hình 14.8a: Độ lớn lực tác dụng: F1 = F2 = Md=120,4=30N

Hình 14.8b: Độ lớn lực tác dụng: F1=F2=Md=120,23=52N

Vậy, tác dụng ngẫu lực vào vị trí như ở Hình 14.8a để có lợi hơn về lực.

Câu 4: Đáp án đúng là A

Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.

Câu 5: Đáp án đúng là A

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:

- Nếu 2 lực hợp với nhau góc α bất kì thì F=F12+F22+2F1F2cosα

- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều (α = 180o) thì Fmin=F1F2

- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều (α = 0o) thì Fmax=F1+F2

Vì 0o ≤ α ≤ 180o F1F2FF1+F2

Câu 6: Đáp án đúng là B

Quãng đường là một đại lượng vô hướng chỉ đặc trưng bởi độ lớn. Giá trị của quãng đường có thể bằng 0 hoặc luôn dương.

Câu 7: Đáp án đúng là C

Đổi đơn vị: 1 h 45 p = 1,75 h

Tốc độ trung bình của máy bay là: vtb=st=14001,75=800 (km/h)

Câu 8: Đáp án đúng là C

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Hai đầu của tấm ván tác dụng lên hai bờ mương là FA,FB. Ta có:

FAFB=GBGA=12;  FA+FB=150N

FA=50N  ;FB=100N

Câu 9: Đáp án đúng là C

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.

Đồ thị trên có độ dốc bằng không, vật đứng yên.

Câu 10: Đáp án đúng là A

Trong khoảng thời gian từ O đến t1 đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.

Câu 11Đáp án đúng là B

Gọi  v1 là vận tốc của máy bay khi không có gió.

v2 là vận tốc gió.

v là vận tốc tổng hợp của máy bay.

Vận tốc tổng hợp có độ lớn là: v=st=9002,5=360 km/h.

Vì máy bay và gió chuyển động cùng hướng, ta có sơ đồ vectơ sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Vậy v = v1 + v2

Độ lớn vận tốc của gió là:  v2 = v – v1 = 360 – 300 = 60 km/h.

Câu 12: Đáp án đúng là B

Do 2 lực song song, cùng chiều nên: F+ F2 = F => F2 = F – F1 = 24 – 18 = 6 N

Ta có: F1.d1= F2.d2F1.(dd2)=F2.d2

18(30d2)=6.d2d2=22,5 cm

Câu 13: Đáp án đúng là D

Chúng ta có thể biểu diễn tốc độ thay đổi vận tốc của một vật chuyển động bằng cách vẽ đồ thị vận tốc – thời gianĐộ dốc của đồ thị này có giá trị bằng gia tốc của chuyển động.

Đồ thị trên có độ dốc âm, có nghĩa là gia tốc âm và đây là chuyển động chậm dần.

Câu 14Đáp án đúng là C

Ở đoạn cuối, đoàn tàu chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.

Gia tốc của đoàn tàu là: a=v3v2Δt=0510=510=0,5 m/s2

Câu 15: Đáp án đúng là C

Gia tốc của xe làa=ΔvΔt=201510=510=0,5 m/s2.

Câu 16: Đáp án đúng là A

Đổi đơn vị: t=2 min =260 h

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 36 km/h.

Vận tốc cuối của đoàn tàu là v = 0 km/h.

Gia tốc của đoàn tàu trong khoảng thời gian hãm phanh là:

a=ΔvΔt=036260=1080 km/h2

Quãng đường đoàn tàu đi được là:

v2v02=2ass=v2v022.a=023622.(1080)=0,6 km

Câu 17: Đáp án đúng là D

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 0 m/s.

Quãng đường vật trượt được trên đường dốc là:

s=v0t+12at2=0.2+12.5.22=10 m

Câu 18Đáp án đúng là D

Sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.

A - Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

B - Một chiếc lá đang rơi thì chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

C - Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây treo thang máy nên không được coi là rơi tự do.

D - Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất thì lực cản của không khí là rất nhỏ so với trọng lực nên có thể coi như vật rơi tự do.

Câu 19: Đáp án đúng là D

Đổi đơn vị: 500 g = 0,5 kg

Gia tốc mà quả bóng thu được là: a=Fm=2500,5=500 m/s2

Câu 20: Đáp án đúng là A

Trong hệ đo lường SI, đơn vị cơ bản của chiều dài là m (mét).

Câu 21: Đáp án đúng là B

Ta có: a=Fmm=F1a1=F2a2F1F2=a1a2

Mà 3a1=2a2a1a2=23=F1F2

Câu 22: Đáp án đúng là D

Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật được gọi là hai lực cân bằng.

Câu 23: Đáp án đúng là C

Lực ma sát trượt có giá trị: F = µ.N

µ là hệ số ma sát trượt, có giá trị không đổi với mỗi loại vật liệu.

N là lực ép.

Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g

Từ đó ta thấy rằng, lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt.

Câu 24: Đáp án đúng là B

Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật.

Câu 25: Đáp án đúng là C

Định luật II Newton: Với một vật có khối lượng không đổi, gia tốc của nó tỉ lệ thuận với độ lớn và cùng hướng với hợp lực tác dụng lên vật.

Hay: a=FmF=ma

Câu 26: Đáp án đúng là D

Hai lực tạo nên cặp lực – phản lực theo định luật III Newton có các đặc điểm sau:

- Tác dụng lên 2 vật có tương tác (điểm đặt lực khác nhau)

- Cùng phương, ngược chiều

- Cùng độ lớn

- Xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 27: Đáp án đúng là C

Khối lượng riêng là một thuộc tính của các chất, có thể đo được qua phép đo khối lượng và thể tích. Vì vậy, cần sử dụng cân và bình chia độ.

Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích của lượng nước đổ vào, sau đó thả quả cầu sắt vào (bi chìm hoàn toàn trong nước). Đo thể tích lượng nước dâng lên đó chính là thể tích của quả cầu sắt.

Dùng cân để đo khối lượng quả cầu sắt.

Sử dụng công thức ρ=mV để tính.

Câu 28: Đáp án đúng là A

Công thức tính áp suất p=FS. Trong đó:

F là độ lớn áp lực (N)

S là diện tích mặt bị ép (m2)

p là áp suất chất lỏng (Pa)

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1: Đổi đơn vị: 36 km/h = 10 m/s.

Ta có: s=v0t+12at2960=10.t+12.0,2.t2=10.t+0,1.t2

Giải phương trình, ta có: t = - 160 s (loại) và t = 60 s (nhận).

Bài 2: Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.

Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là:

h=v0t+12gt2t=2hg=0,5 s

Bài 3: Đổi đơn vị: 60 km/h = 503 m/s

Gia tốc của xe là: 

v2v02=2asa=v2v022s=0250322.5=2509 m/s2

Giá trị lực hãm phanh là: 

a=FmF=m.a=90.2509=2500 N

Vậy lực hãm phanh có độ lớn là 2500 N, dấu “ – ” thể hiện lực ngược chiều chuyển động, gây ra gia tốc ngược hướng với vận tốc.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Vật lí 10 (Cánh diều)

Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Bài mở đầu

1.1. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

1

1

 

 

2

 

2

Mô tả chuyển động

2.1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

1

1

 

 

2

 

2.2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

1

1

1

 

3

 

2.3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian

1

1

1

 

3

 

2.4. Chuyển động biến đổi

1

1

1

1 (TL)

3

1

3

Lực và chuyển động

3.1. Lực và gia tốc

1

1

1

 

3

 

3.2. Một số lực thường gặp

1

1

1

1 (TL)

3

1

3.3. Ba định luật Newton về chuyển động

1

1

1

1 (TL)

3

1

3.4. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

1

 

 

2

 

3.5. Tổng hợp và phân tích lực

1

 

1

 

2

 

3.6. Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật

1

 

1

 

2

 

Tổng số câu

 

 

 

 

 

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Toán lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Tiếng anh lớp 10 Explore new worlds có đáp án | Cánh diều

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Tin học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 10 Cánh diều có đáp án (Trồng trọt)

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 10 Cánh diều có đáp án (Thiết kế)

640
  Tải tài liệu