Giải Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 12: Núi lửa và động đất

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 6 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

328
  Tải tài liệu

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 12:Núi lửa và động đất

Câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi trang 133 Lịch Sử và Địa Lí 6:

1. Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa.

Tài liệu VietJack

2. Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

1. Mô tả hiện tượng núi lửa:

Tại các đứt gãy của các mảng kiến tạo, các vật chất quánh dẻo của lớp man ti được đẩy lên bề mặt Trái Đất. Dòng mac-ma nóng chảy đi qua ống phun và lên miệng núi lửa, mac – ma chảy tràn trên bề mặt đất được gọi là dung nham. Ngoài miệng chính, núi lửa còn các miệng phụ nhỏ hơn ở xung quanh miệng chính.

- Nguyên nhân hình thành núi lửa:

Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất càng xuống sâu càng tăng cao, có thể lên đến 6000 độ C, làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, nên cần nhiều không gian hơn. Khi áp lực của các dòng chảy mac-ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mac-ma sẽ phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

2. Hậu quả của phun trào núi lửa:

- Trước khi núi lửa phun trào, có thể gây động đất, rung chấn làm đổ nhà cửa, sập các công trình, con người phải nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực đó.

- Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản.

- Khói bụi thoát ra từ núi lửa độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật, gây ô nhiễm môi trường.

- Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phong hoá lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi trang 134 Lịch Sử và Địa Lí 6:

1. Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2, em hãy nêu hậu quả do động đất gây ra.

Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2 (ảnh 1)

2. Quan sát các hình sau, hãy cho biết những hành động đúng khi động đất xảy ra.

Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2 (ảnh 1)

Trả lời:

1. Hậu quả do động đất:

- Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng đa số ở cường độ nhẹ, không xảy ra thiệt hại.

- Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và tính mạng con người. Những trận động đất có cường độ từ 5 độ rich-te trở lên thường gây ra nhiều thiệt hại nhất: làm đất đá nứt vỡ, sạt lở đất, công trình nhà cửa bị sụp đổ, phá hủy đường sá,...

- Ở vùng băng giá có thể gây lở tuyết, vùng biển gây sóng thần, nước triều giả, vỡ đê... Cường độ mạnh làm biến đổi môi trường hoàn toàn.

2. Những hành động đúng khi động đất xảy ra:

Cả 4 hành động đều đúng.

- Nếu bạn đang ở trong nhà thì nhanh chóng chui xuống gầm bàn, để các vật không rơi vào đầu.

- Nếu đang ở tầng cao của tòa nhà, cần thoát hiểm, hãy di chuyển bằng thang bộ, tránh trường hợp thang máy bị kẹt hoặc rơi tự do.

- Nếu đang di chuyển trên đường, không đi ô tô, hãy chạy ra chỗ đất trống, xung quanh không có gì có thể đổ vào người.

- Hãy sử dụng mũ hoặc bất cứ vật gì có thể trùm lên đầu và che mặt lại.

Luyện tập & Vận dụng

Câu 1 trang 134 Lịch Sử và Địa Lí 6:

Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình.

Trả lời:

Em sẽ tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu. Nên ngồi theo tư thế khom lưng, sử dụng ba lô, cặp sách hoặc tay che lên gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này.

Câu 2 trang 134 Lịch Sử và Địa Lí 6:

Em hãy tìm kiếm thông tin về thảm họa do một trận động đất hoặc núi lửa gây ra trên thế giới và chia sẻ trước lớp.

Trả lời:

Động đất gây sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm hoạ nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Một thập kỷ trôi qua, người dân Nhật Bản chưa thể quên được ngày 11/3/2011 đen tối ấy. Dù nỗi đau chưa nguôi, chính phủ và nhân dân quốc gia Đông Á này vẫn nỗ lực vươn lên để xây dựng lại quê hương và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Bài viết liên quan

328
  Tải tài liệu