Hoạt động trải nghiệm 10 (Kết nối tri thức) Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 10 Chủ đề 3. Mời các bạn đón xem:

745


Giải HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân

Khám phá – Kết nối (trang 20)

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của người có trách nghiệm

Câu 1 trang 20 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận để xác định những biểu hiện của người có trách nhiệm.

Gợi ý:

- Trách nhiệm trong công việc: Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao,...

- Trách nhiệm trong việc hỗ trợ người khác: Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên...

Trả lời:

- Biểu hiện của người có trách nhiệm trong công việc:

+ Bảo đảm hoàn thành các công việc.

+  Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác

+ Thừa nhận sai trái

- Trách nhiệm trong việc hỗ trợ người khác:

+ Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên,...

+ Kiên nhẫn giảng giải, giúp đỡ hết mình.

 

Câu 2 trang 20 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ việc thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Trả lời:

- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

- Biết nhận lỗi khi làm sai.

- Nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó

Câu 1 trang 20 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó.

Gợi ý:

- Việc làm thể hiện sự tự chủ: Quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.

- Việc làm thể hiện ý chí vượt khó: Vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Việc làm thể hiện lòng tự trọng: Hoàn thành công việc được giao.

Trả lời:

- Việc làm thể hiện sự tự chủ:

+ Đưa ra một quyết định, 1 lựa chọn là do ý muốn của bản thân chứ không phải theo số đông.

+ Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh.

+ Có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng.

- Việc làm thể hiện ý chí vượt khó:

+ Vượt lên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Không nản lòng trong quá trình.

- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:

+ Hoàn thành công việc được giao.

+ Không gian lận.

+ Dũng cảm nhận lỗi.

 

Câu 2 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó trong tình huống sau:

Hoạt động 2 trang 20 HĐTN lớp 10 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Vinh sắp xếp thời gian, phân công công việc hợp lý giữa việc học và giúp đỡ ông bà.

- Vinh hứa với bố mẹ chăm sóc em, bảo ban em học hành.

- Vinh giúp đỡ ông bà.

- Vinh tranh thủ làm thêm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.

- Khi thật sự khó khăn, Vinh mới nhờ đến sự giúp đỡ của các bác, các cô chú.

- Dù bận rộn những kết quả học tập của Vinh vẫn tốt.

 

Câu 3 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ về việc thực hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó của bản thân.

Trả lời:

- Việc làm thể hiện sự tự chủ:

+ Đưa ra một quyết định, 1 lựa chọn là do ý muốn của bản thân chứ không phải theo số đông

+ Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh

+ Có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng

- Việc làm thể hiện ý chí vượt khó:

+ Vượt lên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Không nản lòng trong quá trình

- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:

+ Hoàn thành công việc được giao

+ Không gian lận

+ Dũng cảm nhận lỗi

+ Giữ chữ tín

Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của người có tư duy phản biện

Câu 1 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận để xác định biểu hiện của người có tư duy phản biện.

Gợi ý:

- Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.

- Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.

- Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.

- Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.

-...

Trả lời:

- Luôn đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.

- Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.

- Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.

- Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.

- Không ngại thay đổi suy nghĩ.

- Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ sáng tạo.

 

Câu 2 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Xác định các yêu cầu khi tư duy phản biện.

Hoạt động 3 trang 21 HĐTN lớp 10 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Suy nghĩ độc lập.

- Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

- Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?

- Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin.

- Tư duy mở.

- Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

- Phân tích vấn đề cách hệ thống, có chiều rộng và chiều sâu.

 

Câu 3 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ về những biểu hiện của tư duy phản biện mà em đã có.

Trả lời:

- Đặt ra những câu hỏi, thắc mắc của bản thân.

- Đưa ra những lý lẽ chứng minh câu nói của mình.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1 trang 22 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận về các loại kế hoạch tài chính cá nhân

- Kế hoạch tài chính ngắn hạn

- Kế hoạch tài chính trung hạn

- Kế hoạch tài chính dài hạn

Trả lời:

- Đặc điểm của kế hoạch tài chính ngắn hạn là liên quan đến vốn luân chuyển. Nguyên tắc tương thích giữa tài sản và nguồn vốn để tài trợ cho tài sản là tài sản lưu động phải được tài trợ từ nợ ngắn hạn.

- Kế hoạch tài chính trung hạn là một phần của phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, nhằm xây dựng chính sách tài chính trên cơ sở dự báo kinh tế vĩ mô, xác định nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn lực (theo quy trình từ trên xuống).

- Kế hoạch tài chính (KHTC) là bản kế hoạch giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý về tài chính và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống hoặc mục tiêu trong các chiến lược tài chính doanh nghiệp.

 

Câu 2 trang 22 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Trang dưới đây:

HĐTN 10 Chủ đề 3 (Kết nối tri thức): Rèn luyện bản thân (ảnh 1)

HĐTN 10 Chủ đề 3 (Kết nối tri thức): Rèn luyện bản thân (ảnh 1)

Gợi ý:

- Thời gian thực hiện kế hoạch

- Xác định loại kế hoạch

- Mục tiêu kế hoạch

- Cách thức thực hiện kế hoạch

Trả lời:

- Thời gian thực hiện kế hoạch: 4 tháng.

- Xác định loại kế hoạch: Kế hoạch tài chính.

- Mục tiêu kế hoạch: mua 1 chiếc đàn piano.

- Cách thực hiện kế hoạch:

+ Làm rau mầm, nước giải khát, đồ thủ công,....để bán.

+ Thu gom giấy báo cũ, vỏ chai,....để bán.

+ Tiết kiệm tiền tiêu vặt trong vòng 6 tháng.

 

Câu 3 trang 23 Hoạt động trải nghiệm 10:Chia sẻ về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý:

Hoạt động 4 trang 22 HĐTN lớp 10 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Bước 1:

+ Xác định mục tiêu tài chính

+ Xác định khoảng thời gian thực hiện.

+ Số tiền cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Bước 2: Xác định số tiền đã có và số tiền còn thiếu.

Bước 3: Xác định những biện pháp cần thiết và có khả năng thực hiện được để hoàn thành mục tiêu.

Rèn luyện (trang 23)

Hoạt động 5: Thực hành thể hiện tính trách nhiệm, sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó

Câu 1 trang 23 Hoạt động trải nghiệm 10: Đề xuất cách thể hiện tính trách nhiệm, sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó khăn trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Quân được chuyển đến học tại trường mới mà ở đó các bạn đều học giỏi môn Tin học. Một số bạn có thái độ coi thường Quân khi thực hiện nhiệm vụ chung.

Tình huống 2: Vân được phân công làm một video clip về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương nhưng bạn chưa thành thạo kĩ thuật dựng clip.

Tình huống 3: Phương là đội trưởng đội tuyển điền kinh của trường. Gần đến ngày thi đấu, Phương không may bị chấn thương khi luyện tập.

Tình huống 4: Ngọc và Tuấn là đôi bạn học cùng lớp. Ngọc học tốt Tiếng Anh. Trong khi đó, Tuấn lại gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Nếu là Quân em sẽ không buồn hay tức giận trước thái độ coi thường của các bạn mà cố gắng học tập, và làm việc chung với các bạn để có thể học tốt hơn ở môn Tin.

+ Nếu là các bạn trong lớp em sẽ chủ động đến làm quen và giúp đỡ Quân học tập và giúp bạn từng bước hòa nhập được với môi trường học tập mới.

- Tình huống 2:

+ Nếu là Vân em sẽ chủ động học hỏi, nhờ các bạn khác chỉ dạy các kỹ thuật dựng clip.

+ Nếu là các bạn khác em sẽ chủ động đề xuất, hướng dẫn và dạy cho Vân kỹ thuật dựng clip và cùng bạn thực hành kỹ thuật dựng clip.

- Tình huống 3:

+ Nếu là Phương, em sẽ không nản chí mà cố gắng giữ gìn sức khỏe đồng thời cổ vũ động viên tinh thần cho các thành viên khác trong đội.

+ Động viên, an ủi bạn khi bạn không may gặp phải chấn thương khi luyện tập. Nhắc nhở bạn chú ý giữ gìn sức khỏe để sức khỏe ổn định chờ đến ngày thi đấu.

- Tình huống 4:

+ Nếu là Ngọc, em chủ động học cùng và giúp Tuấn trong việc ôn luyện và làm bài tập môn tiếng Anh, để giúp bạn cùng tiến bộ.

+ Nếu là Tuấn, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thêm môn tiếng Anh và nhờ Ngọc giúp đỡ mình.

 

Câu 2 trang 24 Hoạt động trải nghiệm 10: Xác định những việc bản thân cần làm để thể hiện tính trách nhiệm, sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trả lời:

- Khi gặp khó khăn không được nản chí lùi bước mà phải cố gắng hết sức để hoàn thành.

- Khi có mắc lỗi sai không đùn đẩy trách nhiệm mà nhận lỗi và tìm cách sửa chữa.

- Giúp đỡ các bạn khác cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động 6: Rèn luyện tư duy phản biện

Câu 1 trang 24 Hoạt động trải nghiệm 10: Em hãy sử dụng tư duy phản biện để nhận xét, đánh giá những nhận định sau:

- Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.

- Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

Trả lời:

Câu hỏi Đại học là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.

- Ủng hộ:

+ Thành công chính là khi ta mang lại hạnh phúc của bản thân, những người mà ta thương yêu hay những điều tốt đẹp cho xã hội.

+ Đại học là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại.

+ Ở đại học ta học được nhiều điều không chỉ kiến thức trên sách vở, giảng đường mà còn được học những kỹ năng cần thiết khi bước vào đời.

+ Đại học không phải con đường duy nhất nhưng có thể khẳng định đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.

- Phản đối: Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều người đã trưởng thành, đã đạt được nhiều thành tựu trong nghề nghiệp, cuộc sống mà chưa từng trải qua một ngày ngồi trên ghế giảng đường ĐH.

Câu hỏi: Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

- Ủng hộ:

+ Những người học giỏi giúp đỡ chúng ta nhiều trong việc học tập.

+ Những người giỏi thường có tư duy nhạy bén, dễ nắm bắt được cảm xúc và dễ cảm thông với người khác.

- Phản đối:

+ Việc đánh giá một người bạn tốt là dựa trên quan điểm của từng người chứ không phải lấy tiêu chí học giỏi ra để đánh giá.

+ Người bạn tuyệt vời có thể không học giỏi nhưng luôn bên cạnh ta lúc ta cần.

 

Câu 2 trang 24 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ những nhận xét, đánh giá của em và lắng nghe ý kiến đánh giá của các bạn.

Trả lời:

Câu hỏi Đại học là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.

- Ủng hộ:

+ Thành công chính là khi ta mang lại hạnh phúc của bản thân, những người mà ta thương yêu hay những điều tốt đẹp cho xã hội.

+ ĐH là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại.

+ Ở đại học ta học được nhiều điều không chỉ kiến thức trên sách vở, giảng đường mà còn được học những kỹ năng cần thiết khi bước vào đời.

+ Đại học không phải con đường duy nhất nhưng có thể khẳng định đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.

- Phản đối: Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều người đã trưởng thành, đã đạt được nhiều thành tựu trong nghề nghiệp, cuộc sống mà chưa từng trải qua một ngày ngồi trên ghế giảng đường ĐH.

Câu hỏi: Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

- Ủng hộ:

+ Những người học giỏi giúp đỡ chúng ta nhiều trong việc học tập.

+ Những người giỏi thường có tư duy nhạy bén, dễ nắm bắt được cảm xúc và dễ cảm thông với người khác.

- Phản đối:

+ Việc đánh giá một người bạn tốt là dựa trên quan điểm của từng người chứ không phải lấy tiêu chí học giỏi ra để đánh giá.

+ Người bạn tuyệt vời có thể không học giỏi nhưng luôn bên cạnh ta lúc ta cần.

- Lắng nghe ý kiến của các bạn và tiếp thu chúng.

Hoạt động 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân

Câu hỏi trang 24 Hoạt động trải nghiệm 10:

- Xác định một mục tiêu tài chính ngắn hạn hoặc trung hạn cho bản thân.

- Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu trên.

- Chia sẻ về kế hoạch tài chính của mình với bạn bè, người thân và lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người.

- Điều chỉnh lại kế hoạch tài chính của bản thân sau khi xin ý kiến tư vấn của bạn bè và người thân.

- Thực hiện theo kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Trả lời:

- Mục tiêu ngắn hạn:Không tiêu qua 200 nghìn trong một tuần.

- Kế hoạch tài chính:

+ Không đi chơi.

+ Không ăn quà vặt.

+ Không mua thêmbộ quần áo nào.

+…

- Lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của bạn bè, người thân để sửa đổi, hoàn thiện hơn.

Vận dụng (trang 25)

Hoạt động 8: Rèn luyện tính trách nhiệm, sự tự trọng, lòng tự chủ, ý chí vượt khó trong việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Câu hỏi trang 25 Hoạt động trải nghiệm 10:

- Thực hiện những việc làm cần thiết để rèn luyện tính trách nhiệm, lòng tự trọng, sự tự chủ, ý chí vượt khó.

- Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trả lời:

- Những việc làm rèn luyện tính trách nhiệm, tự trọng tự chủ:

+ Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định đã đặt ra.

+ Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.

+ Giúp đỡ nhiệt tình, giảng bài cho bạn khi học và làm bài tập nhóm cùng nhau.

 

Đánh giá trang 25 Hoạt động trải nghiệm 10:

Hoạt động 8 trang 25 HĐTN lớp 10 - Kết nối tri thức

Trả lời:

- Nhiệm vụ 1: Đạt

- Nhiệm vụ 2: Đạt

- Nhiệm vụ 3: Đạt

- Nhiệm vụ 4: Đạt

- Nhiệm vụ 5: Chưa đạt

- Nhiệm vụ 6: Chưa đạt

Bài viết liên quan

745