Giải Tin học 10 (Cánh diều) Bài 12: Kiểu dữ liệu Xâu ký tự - xử lý xâu ký tự

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu Xâu ký tự - xử lý xâu ký tự sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

 

490


Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu Xâu ký tự - xử lý xâu ký tự

Khởi động

Khởi động trang 94 Tin học lớp 10: Em đã từng sử dụng phần mềm xử lý văn bản. Theo em, trong ngôn ngữ lập trình, ngoài kiểu dữ liệu số có cần một kiểu dữ liệu không phải là số dùng cho các bài toán xử lý văn bản hay không? Nếu có kiểu dữ liệu như vậy thì nên có những phép xử lý nào trên những dữ liệu thuộc kiểu đó?

Trả lời:

Tong ngôn ngữ lập trình, ngoài kiểu dữ liệu số thì cần một kiểu dữ liệu không phải là số dùng cho các bài toán xử lý văn bản để xử lý các thao tác như sao chép, thêm, xóa, … các ký tự trong văn bản.

1. Kiểu dữ liệu xâu ký tự

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 94 Tin học lớp 10: Em hãy đọc chương trình sau đây và cho biết mỗi biến: so_hop, khoi_luong_hop, don_vi_kl chứa những dữ liệu thuộc kiểu nào?


Gợi ý: có thể dùng hàm type ( ) để kiểm tra kết quả.

Trả lời:

so_hop chứa dữ liệu thuộc kiểu số nguyên.

khoi_luong_hop chứa dữ liệu thuộc kiểu số thực.

don_vi_kl chứa dữ liệu thuộc kiểu xâu ký tự.

2. Một số hàm xử lý xâu ký tự

Hoạt động 2 trang 96 Tin học lớp 10: Em hãy đọc các chương trình sau đây và cho biết kết quả nhận được khi thực hiện chương trình.


Trả lời:

Chương trình 1: Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của xâu y bằng xâu x2.

Chương trình:

Kết quả

Chương trình 2: Tạo xâu mới từ xâu a bằng cách thay thế từ “bờ ao” thành “sân đình” và tạo xâu mới từ xâu b bằng cách thay thế từ “nơi nào” thành “một mình”

Chương trình:


Kết quả:


Luyện tập

Bài 1 trang 97 Tin học lớp 10: Hãy dự đoán kết quả đưa ra màn hình sau mỗi câu lệnh xuất dữ liệu print() trong chương trình ở hình bên và sau đó dùng cửa sổ shell để đối chiếu, kiểm tra từng kết quả dự đoán.


Trả lời:

- Lệnh print (xau) là ghép của xau1 với xau2. Kết quả ‘Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.Nam Khánh sinh ra ở Hà Nội.’

- Lệnh print (xau.count(‘N’,6)): Đếm số lần xuất hiện của xâu ‘N’ trong xau tính từ vị trí thứ 6. Kết quả là 3.

- Lệnh print(xau.find(‘Khánh’)): Hiển thị vị trí xuất hiện xâu ‘Khánh’ trong xau. Kết quả là 39.

- Lệnh print(xau[4:9]): Tạo xâu con từ xau bắt đầu từ vị trí thứ 4 tới vị trí thứ 8. Kết quả là ‘ội là’

- Lệnh print(xau.replace(‘Khánh’,‘An’): Thay thế xâu ‘Khánh’ bằng xâu ‘An’ trong xau. Kết quả là ‘Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.An sinh ra ở Hà Nội.’

Kết quả thực hiện chương trình


Bài 2 trang 97 Tin học lớp 10Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím xâu s ghi ngày tháng dạng dd/mm/yyyy, trong đó dd là hai thứ tự chỉ ngày, mm là hai ký tự chỉ  tháng, yyyy là bốn ký tự chỉ năm. Sau đó đưa ra màn hình ngày, tháng, năm dưới dạng xâu “ngày dd, tháng mm, năm yyyy.”

Ví dụ:

Trả lời:

Xâu s nhập vào có dạng dd/mm/yyyy. Do đó, cần lấy ra vị trí của dd, mm, yyyy. Chương trình được thực hiện như sau:

Chương trình

 

Kết quả

 

Vận dụng

Vận dụng trang 97 Tin học lớp 10: Nhập vào từ bàn phím 2 xâu s1 và s2, mỗi xâu không chứa ký tự dấu cách ở đầu và cuối xâu cũng như không chứa hai hay nhiều dấu cách liên tiếp nhau. Nếu sau không chứa dấu cách thì nó là một từ, trong trường hợp ngược lại, dấu cách là dấu phân tách các từ trong xâu. Ví dụ, xâu “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”, chứa bảy từ. Em hãy viết chương trình xác định và đưa ra màn hình tổng số từ trong 2 xâu s1 và s2 đã cho.

Ví dụ:

INPUT

 

OUTPUT

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

 

14

Trả lời:

Theo đề bài, xâu nhập vào không chứa dấu cách ở đầu và cuối xâu, không chứa nhiều dấu cách liên tiếp, nên hết một từ thì có một dấu cách, từ cuối cùng không có dấu cách. Nếu gọi n là tổng số dấu cách thì tổng số từ là n+1. Chương trình như sau:

Chương trình

 

Kết quả

 

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu hỏi tự kiểm tra trang 97 Tin học lớp 10: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

1) Có thể ghép các xâu để được xâu mới

2) Có thể tìm vị trí một xâu con trong một xâu

3) Không thể xóa một xâu con trong một xâu

4) Không thể thay đổi một xâu con trong một xâu

Trả lời:

Các câu đúng gồm: 1) và 2)

Bài viết liên quan

490