Giải Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ - Cánh diều

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 7 Bài 15. Mời các bạn đón xem:

567


Giải Địa lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Câu hỏi mở đầu trang 131 Bài 15 Địa Lí lớp 7: Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư, có thành phần chủng tộc đa dạng và có mức độ đô thị hóa cao. Vì sao nhập cư, chủng tộc và đô thị hóa là những vấn đề luôn được quan tâm ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do lịch sử nhập cư lâu dài. Các chủng tộc ở Bắc Mỹ hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

- Các dòng nhập cư giúp giảm thiểu tình trạng thiếu lao động, đem lại sự đa dạng và phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, nhập cư cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế. Nhập cư và hệ qyar đa dạng về chủng tộc cũng là nguồn cội của sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc.

- Một số đô thị ở Bắc Mỹ, đặc biệt Hoa Kỳ, có quá trình đô thi hóa nhanh, làm tang chi phí cơ sở vật chất-kĩ thuật cho các khu vực ngoại ô, gia tăng sử dụng năng lượng và tài nguyên, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

1. Nhập cư và chủng tộc

Câu hỏi trang 131 Địa Lí lớp 7Đọc thông tin, hãy:

- Nêu các dòng nhập cư vào Bắc Mỹ. Các dòng nhập cư đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho Bắc Mỹ?

- Cho biết vì sao Bắc Mỹ là khu vực có thành phần chủng tộc đa dạng.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Các dòng nhập cư vào Bắc Mĩ:

Từ đầu thế kỉ XVII, người da trắng gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư vào Bắc Mỹ với số lượng ngày càng tăng. Người da đen thuộc chủng Nê-g rô-it từ châu Phi bị đưa sang Bắc Mĩ làm nô lệ.

+ Các thế kỉ sau đó, các dòng nhập cư tự nguyện từ châu Âu, châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ vào Bắc Mỹ tiếp tục diễn ra cho đến nay.

- Tác động:

+ Giúp giảm thiểu tình trạng thiếu lao động; đem lại sự đa dạng và phong phú về văn hóa Bắc Mĩ

+ Dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và gia tăng các chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống; là cội nguồn cho sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc.

Yêu cầu số 2: Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do lịch sử nhập cư lâu dài. Các chủng tộc ở Bắc Mỹ hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

2. Đô thị hóa

Câu hỏi trang 132 Địa Lí lớp 7Đọc thông tin và quan sát hình 15, hãy giải thích vì sao Bắc Mỹ có mức độ đô thị hóa cao nhất thế giới.

Trả lời:

Bắc Mỹ có mức độ đô thị hóa cao nhất thế giới là do:

+ Khoảng 82% (2019) dân cư Bắc Mỹ sống ở các đô thị.

+ Các thành phố ở Bắc Mỹ phát triển rất nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí lớp 7Vì sao nói Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư.

Trả lời:

- Từ đầu thế kỉ XVII, người da trắng gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư vào Bắc Mỹ với số lượng ngày càng tăng. Người da đen thuộc chủng Nê-g rô-it từ châu Phi bị đưa sang Bắc Mĩ làm nô lệ.

- Trong các thế kỉ sau đó, các dòng nhập cư tự nguyện từ châu Âu, châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ vào Bắc Mỹ tiếp tục diễn ra cho đến nay.

=> Vì vậy được gọi là vùng đất của những người nhập cư.

Luyện tập 2 trang 132 Địa Lí lớp 7Dựa vào hình 15, hãy kể tên và nhận xét sự phân bố của các đô thị từ 5 triệu dân trở lên ở Bắc Mỹ.

Trả lời:

- Các đô thị từ 5 triệu dân ở Bắc Mỹ đó là:

+ Lốt- An-giơ-lét

+ Si-ca-gô

+ Tô-rôn-tô

+ Niu-Y-Oóc

+ Phi-la-đen-phi-a

+ Đa-lat

+ At-lan-ca

+ Mi-a-mi.

Nhận xét: Bắc Mỹ là khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất trên thế giới. Năm 2019, khoảng 82% dân số Bắc Mỹ sống ở các đô thị.

Vận dụng 3 trang 132 Địa Lí lớp 7Vì sao càng vào sâu trong nội địa Bắc Mỹ thì mạng lưới đô thị càng thưa thớt.

Trả lời:

- Càng vào sâu trong lục địa, điều kiện tự nhiên càng khắc nghiệt, không thuận lợ nên dân cư thưa thớt và mạng lưới đô thị cũng thưa thớt, không phát triển.

Bài viết liên quan

567