Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam
Trả lời luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10
Giải Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Lời giải:
Một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Nội dung |
Người Kinh |
Các dân tộc ít người |
Đời sống vật chất |
||
Ăn |
Cơm, rau, cá là chính; bổ sung thêm thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản. Nước uống là nước đun với một số loại lá (chè, trà,..) |
Gồm cơm, rau, cá. Các ăn và chế biến có sự khác nhau giữa các dân tộc, vùng miền. |
Ở |
Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất; nhà tầng,… |
Trang phục đa dạng, được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh. |
Mặc |
Áo, quần (hoặc váy), kết hợp mũ, khăn, giày dép. Đồ trang sức như vòng, khuyên tai,... |
Nhà sàn; nhà trệt hoặc nửa nhà trệt. |
Phương tiện đi lại, vận chuyển. |
- Trước đây: đi bộ, vận chuyển bằng vai; xe trâu (bò), ngựa, thuyền bè. - Hiện nay: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thủy, máy bay,...
|
- Chủ yếu đi bộ, vận chuyển đồ bằng gùi; sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hóa. - Hiện nay: xe đạp, xe máy, ô tô,.. |
Kinh tế |
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng chủ yếu. - Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn,.. |
- Sản xuất nông nghiệp ở địa hình dốc cao, miền núi. - Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người. |
Đời sống tinh thần |
||
Tín ngưỡng, tôn giáo |
- Vạn vật hữu linh; thờ cúng tổ tiên; thờ người có công với cộng đồng; thờ Mẫu; thờ thành hoàng làng… - Tiếp thu Phật giáo, Công giáo, Tin lành,... |
- Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,... - Đã, đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của: Phật giáo, Công giáo,Hồi giáo,… |
Phong tục tập quán, lễ hội. |
- Liên quan chu kì vòng đời (sinh đẻ, ma chay, cưới hỏi,..); chu kì canh tác (xuống đồng, cơm mới,..), chu kì thời gian/thời tiết (tết Nguyên Đán,…) - Lễ hội: phong phú, đa dạng (lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng dân gian…). |
- Duy trì phong tục liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay), chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...). - Tổ chức với quy mô làng bản, tộc người. Các lễ hội phổ biến: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, |
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Lịch sử 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Luyện tập 1 trang 135 Lịch sử 10: Lập sơ đồ về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó...
Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam...