Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 14.

680
  Tải tài liệu

Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 88 KTPL 10Em hãy nêu một khẩu hiệu về Hiến pháp mà em biết và chia sẻ ý nghĩa của khẩu hiệu đó.

Trả lời:

- Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” .

- Khẩu hiệu này ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định.

- Ý nghĩa của khẩu hiệu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.

1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 89 KTPL 10:

1/ Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp.

2/ Theo em, Hiến pháp có vị trí như thế nào trong Hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nào?

3/ Vì sao khi ban hành Luật Trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp vì Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chinh trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

Yêu cầu số 2:

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành đề quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.

- Bản Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.

Yêu cầu số 3: Vì Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, tất cả các luật ban hành ra đều phải căn cứ vào nội dung Hiến pháp. Do đó khi ban hành Luật Trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 90 KTPL 10: Những chi tiết nào trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời:

- Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của Hiến pháp mang tinh tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hoá, chi tiết hoa để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Trong nhiệm kì khoá XIV, Quốc hội đã ban hành 72 luật, hai pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể chế hóa đưa Hiến pháp năm 2013 vào đời sống, qua đó, khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi trang 90 KTPL 10: Theo em, vì sao nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?

Trả lời:

- Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định vì Hiến pháp quy định những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước, như: hình thức chính thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… nên nội dung của hiến pháp ít được sửa chữa, thay đổi.

- Hiến pháp chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế vào những thời điểm đặc biệt, đánh dấu sự thay đổi về lịch sử, phát triển của đất nước.

- Mặt khác, Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Câu hỏi trang 91 KTPL 10Dựa vào sơ đồ và thông tin trên, em hãy cho biết quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam có gì đặc biệt?

Kinh tế 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Điểm đặc biệt trong quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam:

+ Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm 8 bước, được quy định trong Hiến pháp.

+ Hiến pháp được Quốc hội quyết định làm, sửa đổi khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong quá trình làm, sửa đổi Hiến pháp phải lấy ý kiến của nhân dân.

+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 92 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.

b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.

c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.

d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.

Trả lời:

a. Sai. Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trong của đất nước.

b. Đúng. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.

c. Sai. Theo Hiến pháp năm 2013, điều 120 quy định: Sau khi đồng ý sửa đổi, Uỷ ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội

d. Đúng. Vì Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, tất cả các luật ban hành ra đều phải căn cứ vào nội dung Hiến pháp.

Luyện tập 2 trang 92 KTPL 10Em hãy đọc các thông tin sau và cho biết Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hoá từ những Điều nào trong Hiến pháp năm 2013.

a. Luật Giáo dục năm 2019 được ban hành để quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lí nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

b.Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành để quy định về hoạt động bảo vệ môi trưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Trả lời:

- Luật giáo dục năm 2019 được cụ thể hóa từ Điều 31và 61 của Hiến pháp năm 2013.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được cụ thể hóa từ Điều 43 và 63 của Hiến pháp năm 2013.

Luyện tập 3 trang 92 KTPL 10Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền bắt khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ". cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban
hành Bộ luật Lao động năm 2019.

d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Trả lời:

- Nội dung a, b, d thể hiện đặc điểm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.

- Nội dung c thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luyện tập 4 trang 92 KTPL 10Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em.

Trả lời:

- Quyền cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:

+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo.

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện thoại.

+ Quyền tự do đi lại và cư trú.

+ Quyền được tự do kinh doanh

+ Quyền được học tập

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:

+ Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật

+ Nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc

+ Nghĩa vụ Bảo vệ môi trường.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 92 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và nhà nước của các nước trên thế giới. Vai trò của Hiến pháp thể hiện ở những điểm sau: ở mỗi nước Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống pháp luật. Vì hiến pháp là luật của luật, bởi vậy hiến pháp là nguồn của tất cả các ngành luật. Các ngành luật phải được xây dựng trên C sở những nguyên tắc mà Hiến pháp ghi nhận; Hiến pháp còn là cơ sở pháp lý của hệ thống chính trị. Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức của nhà nước nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trung ương và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của chúng, xác định mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và với nhân dân. Đôi khi hiến pháp còn tạo cơ sở pháp lý cho cuộc cải cách chính trị; Hiến pháp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục công dân nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật tôn trọng quy tắc sinh hoạt chung của cuộc sống xã hội, tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất (quyền tự do, nghĩa vụ, sở hữu, gia đình...).

Đặc biệt, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực cao nhất và giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác.

Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học - kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

Vận dụng 2 trang 92 KTPL 10: Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (khẩu hiệu, tranh vẽ,...) giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thuyết trình ý nghĩa của sản phẩm đó trước lớp.

Trả lời:

(*) sản phẩm tham khảo

Kinh tế 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài viết liên quan

680
  Tải tài liệu