Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án
Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 6 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)Câu 1: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?
A. Nhiệt kế
B. Cân điện tử
C. Đồng hồ bấm giây
D. Bình chia độ
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là phát biểu không đúng?
A. Quan sát gân lá cây ta dùng kính lúp.
B. Quan sát tế bào virus ta dùng kính hiển vi.
C. Để đo thể tích hòn đá bỏ lọt bình chia độ ta cần bình chia độ, bình tràn và bình chứa.
D. Để lấy một lượng chất lỏng ta dùng ống hút nhỏ giọt.
Câu 3: Cân đồng hồ dưới đây có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
A. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 200g
B. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 20g
C. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 2g
D. GHĐ: 60kg, ĐCNN: 0,02kg
Câu 4: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 tấn = 100kg
B. 1 tấn = 10 tạ
C. 1 yến = 100kg
D. 1 kg = 10g
Câu 5: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo nhiệt độ?
A. 0C
B. 0F
C. K
D. cả 3 phương án trên
Câu 6: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo nhiệt độ?
A. Nhiệt kế
B. Tốc kế
C. Cân
D. Cốc đong
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở thể rắn?
A. Các hạt liên kết chặt chẽ.
B. Có hình dạng và thể tích xác định.
C. Rất khó bị nén.
D. Có hình dạng và thể tích không xác định.
Câu 8: Cho các vật thể: ngôi nhà, con chó, cây mía, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:
A. Ngôi nhà, con chó, xe máy.
B. Con chó, nước biển, xe máy.
C. Ngôi nhà, viên gạch, xe máy.
D. Con chó, viên gạch, xe máy.
Câu 9: Cho các vật thể: con chim, con bò, đôi giày, vi khuẩn, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:
A. Vi khuẩn, con chim, đôi giày.
B. Vi khuẩn, con bò, con chim.
C. Con chim, con bò, máy bay.
D. Con chim, đôi giày, vi khuẩn.
Câu 10: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 11: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
A. Tế bào biểu bì vảy hành
B. Con kiến
C. Con ong
D. Tép bưởi
Câu 12: Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào biểu mô ruột
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào xương
Câu 13: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô.
B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.
D. Ngôi nhà.
Câu 14: Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở điểm nào?
A. Có nhân
B. Có ti thể
C. Có thành tế bào
D. Có màng tế bào
Câu 15: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là?
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 16: Cho các nhận định sau:
(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào
(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường
(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không
Nhận định nào về tế bào là đúng?
A. (3)
B. (1)
C. (2)
D. (4)
Câu 17: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?
A. Tham gia trao đối chất với môi trường
B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào
Câu 18: Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?
A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản
B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản
C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng
D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản
Câu 19: Loại tế bào nào ở người trưởng thành không có nhân?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào thần kinh
C. Tế bào gan
D. Tế bào cơ
Câu 20: Loại tế bào nào trong cơ thể sau khi hình thành sẽ không phân chia thêm một lần nào nữa?
A. Tế bào da
B. Tế bào gan
C. Tế bào niêm mạc má
D. Tế bào thần kinh
Câu 21. Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt chuyển động như thế nào?
A. Lăn lại gần nam châm
B. Lăn tròn xung quanh nam châm
C. Lăn ra xa nam châm
D. Đứng yên
Câu 22. Đâu là lực không tiếp xúc?
A. Lực nam châm hút các vật sắt
B. Lực khi chân đá vào quả bóng
C. Lực khi tay cầm, nắm các vật.
D. Lực khi chân đạp xe đạp.
Câu 23. Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D. không gây ra tác dụng gì.
Câu 24. Dùng các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ……..
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực đẩy
Câu 25. Lực là gì?
A. Tác dụng đẩy của vật này lên vật khác
B. Tác dụng kéo của vật này lên vật khác
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 26. Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp xuống sàn, đó là:
A. Lực nén
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực đẩy
Câu 27. Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực
A. Kéo
B. Đẩy
C. Hút
D. Đàn hồi
Câu 28. Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc là:
A. Lực của gió
B. Lực hút của Trái Đất
C. Lực của gió và lực hút của Trái Đất
D. Không có lực nào cả
Câu 29. Đơn vị đo của lực là?
A. Kilôgam (kg)
B. Niuton (N)
C. Lít (L)
D. Centimet (cm)
Câu 30. Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực nào lên vỏ quả bóng?
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực ấn
D. Lực đẩy
1 - B |
2 - C |
3 - A |
4 - B |
5 - D |
6 - A |
7 - D |
8 - C |
9 - B |
10 - A |
11 - A |
12 - A |
13 - C |
14 - C |
15- C |
16 - C |
17 - B |
18 - D |
19 - A |
20 - D |
21 - A |
22 - A |
23 - A |
24 - D |
25 - C |
26 - D |
27 - C |
28 - A |
29 - B |
30 - C |
Câu 1:
Đáp án B
A – dụng cụ đo nhiệt độ.
B – dụng cụ đo khối lượng.
C – dụng cụ đo thời gian.
D – dụng cụ đo thể tích.
Câu 2:
Đáp án C
A – đúng
B – đúng
C – sai, để đo thể tích hòn đá bỏ lọt bình chia độ ta chỉ cần bình chia độ.
D – đúng
Câu 3:
Đáp án A
- GHĐ là số đo lớn nhất ghi trên dụng cụ đo → GHĐ: 60kg
- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp
Từ 0 đến 2kg có 10 khoảng → 2 : 10 = 0,2 kg = 200g
Vậy ĐCNN: 200g
Câu 4:
Đáp án B
A – sai, 1 tấn = 1000kg
B – đúng
C – sai, 1 yến = 10kg
D – sai, 1kg = 1000g
Câu 5:
Đáp án D
A – đơn vị của thang nhiệt độ Xen – xi - ớt
B – đơn vị của thang nhiệt độ Fa – ren – hai
C – đơn vị của thang nhiệt độ Ken - vin
Câu 6:
Đáp án A
A - dụng cụ đo nhiệt độ
B - dụng cụ đo vận tốc
C - dụng cụ đo khối lượng
D - dụng cụ đo thể tích
Câu 7:
Đáp án D
Do đặc điểm ở ý D là của thể khí.
Câu 8:
Đáp án C
Vật thể do con người tạo ra: ngôi nhà, viên gạch, xe máy.
Câu 9:
Đáp án B
Các vật sống là: con chim, con bò, vi khuẩn.
Câu 10:
Đáp án A.
Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy là tính chất hóa học.
B, C, D Sai.
Câu 11:
Đáp án: A
Tế bào biểu bì vảy hành có kích thước rất nhỏ nên cần phải quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 12:
Đáp án: A
Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất trong cơ thể người. Chiều dài của nó vào khoảng 13 – 60mm, có thể dài đến 100cm.
Câu 13:
Đáp án: C
Tế bào là đơn vị cấu tạo của các vật sống. Cây bạch đàn là vật sống nên được cấu tạo từ tế bào.
Câu 14:
Đáp án: C
Tế bào động vật đa số không có thành còn tế bào thực vật thì có thành cellulose bao quanh.
Câu 15:
Đáp án: C
Tế bào được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: màng tế bào, chất tế bào và nhân/vùng nhân.
Câu 16:
Đáp án: C
(1) Sai vì các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau
(3) Sai vì chỉ có số ít tế bào mới có thể quan sát bằng mắt thường, đa số rất nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi
(4) Sai vì lá hành cũng được cấu tạo từ tế bào
Câu 17:
Đáp án: B
Nhân/vùng nhân là nơi chứa thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 18:
Đáp án: D
Cơ thể ngừng lớn nhưng các tế bào ở các cơ quan trong cơ thể vẫn cần tái tạo và thay mới nên quá trình sinh trưởng và sinh sản của tế bào vẫn tiếp tục diễn ra.
Câu 19:
Đáp án: A
Tế bào hồng cầu ở người trưởng thành không có nhân.
Câu 20:
Đáp án: D
Tế bào thần kinh ở người sau khi hình thành sẽ không phân chia thêm lần nào mà sẽ chỉ bị mất đi.
Câu 21.
Đáp án A
Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt chuyển động lại gần nam châm
Câu 22.
Đáp án A
A – lực không tiếp xúc
B – lực tiếp xúc
C – lực tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Câu 23.
Đáp án A
Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất chỉ làm gò đất bị biến dạng vì gò đất có khối lượng đất lớn nên khó có thể làm nó thay đổi chuyển động.
Câu 24.
Đáp án D
Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.
Câu 25.
Đáp án C
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
Câu 26.
Đáp án D
Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp xuống sàn, đó là lực đẩy.
Câu 27.
Đáp án C
Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực hút Vì sau khi nam châm đặt gần mẩu thép sẽ bị hút về phía của nam châm.
Câu 28.
Đáp án A
Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc là lực của gió (luồng không khí) từ quạt.
Câu 29.
Đáp án B
Đơn vị đo của lực là niuton (N)
Câu 30.
Đáp án C
Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực ấn lên vỏ quả bóng
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)Câu 1: Vật nào sau đây là vật không sống?
A. Vi khuẩn
B. Quạt điện
C. Cây hoa hồng đang nở hoa
D. Con cá đang bơi
Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?
A. Thước dây
B. Dây rọi
C. Cốc đong
D. Đồng hồ điện tử
Câu 3: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm chất gây nổ?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ?
(1) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân đo phù hợp.
(2) Đọc và ghi kết quả số chỉ của kim theo vạch chia gần nhất.
(3) Đặt vật lên đĩa cân, mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
(4) Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (1), (3), (4)
C. (2), (1), (4), (3)
D. (1), (4), (3), (2),
Câu 5: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
B. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .
C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .
D. Cả 3 phương án trên
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?
A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
B. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
C. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Thanh sắt bị dát mỏng.
B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
D. Đốt cháy mẩu giấy.
Câu 8: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất gọi là
A. Sự nóng chảy.
B. Sự đông đặc.
C. Sự bay hơi.
D. Sự ngưng tụ.
Câu 9: Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 10: Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.
Câu 11: Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (3), (5)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (4), (5)
D. (3), (4), (5)
Câu 12: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào?
A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào
B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh
C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào
D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau
Câu 13: Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia các tế bào
(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào
(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới
(4) Khi một tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới
(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào
(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào
(7) Sự phân chia làm giảm số lượng tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể
(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (4), (5), (8)
B. (1), (2), (3), (6)
C. (3), (5), (8)
D. (4), (6), (7)
Câu 14: Chiếc lá cây là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Cơ quan
B. Hệ cơ quan
C. Tế bào
D. Mô
Câu 15: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
Câu 16: Ghép nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
Cột A |
Cột B |
1. Cơ thể được tạo nên bởi một tế bào. |
a, Cơ thể đa bào |
2. Cơ thể được tạo nên bởi nhiều loại tế bào |
b, Cơ quan |
3. Một nhóm những tế bào giống nhau có cùng chức năng. |
c, Mô |
4. Tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể |
d, Cơ thể đơn bào |
A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b
B. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c
C. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b
D. 1 – a, 2 – d, 3 – a, 4 – c
Câu 17: Trong các sinh vật dưới đây, đâu là sinh vật đơn bào?
A. San hô
B. Sứa
C. Mực
D. Trùng biến hình
Câu 18: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim
B. Phổi
C. Não
D. Dạ dày
Câu 19: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Màng nhân
B. Vùng nhân
C. Chất tế bào
D. Hệ thống nội màng
Câu 20: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể
B. Thể Golgi
C. Ribosome
D. Lục lạp
Câu 21. Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
B. Lực của khung xe tác dụng vào lốp.
C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 22. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy một chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
Câu 23. Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc.
(2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc.
(3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng, lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc.
(4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau.
(5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 24. Từ “lực” trong câu nào dưới đây thể hiện lực tác dụng lên vật?
A. Lực bất tòng tâm.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh không đủ lực để nâng một đầu bàn học.
Câu 25. Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
A. Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
B. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan.
C. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình.
D. Vật gây ra lực: hoa trong bình; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa
Câu 26. Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
A. Đẩy nhau, lực tiếp xúc.
B. Hút nhau, lực tiếp xúc.
C. Đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
D. Hút nhau, lực không tiếp xúc.
Câu 27. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
A. Có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Có thể làm cho vật biến dạng.
D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 28: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:
A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
D. Không có lực.
Câu 29. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn.
B. Gió tác dụng lực lên cánh buồn
C. Lực của chân đá vào quả bóng
D. Lực của tay tác dụng để mở cánh cửa
Câu 30. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.
1. B |
2.A |
3.A |
4.D |
5.D |
6.C |
7.D |
8.A |
9.A |
10.C |
11. A |
12. C |
13. A |
14. A |
15. B |
16. A |
17. D |
18. C |
19. B |
20. D |
21. D |
22. D |
23.B |
24. D |
25. A |
26. D |
27. D |
28. C |
29.A |
30.B |
Câu 1
Đáp án B
Vật sống (vật hữu sinh) mang những đặc điểm của sự sống. Vật không sống (vật vô sinh) không mang những đặc điểm của sự sống.
A – vật sống
B – vật không sống
C – vật sống
D – vật sống
Câu 2
Đáp án A
A – dụng cụ đo chiều dài.
B – dụng cụ đo phương của trọng lực.
C – dụng cụ đo thể tích.
D – dụng cụ đo thời gian.
Câu 3:
Đáp án A
A – Kí hiệu cảnh báo chất gây nổ.
B – Kí hiệu cảnh báo chất dễ cháy.
C – Kí hiệu cảnh báo chất nguy hiểm khác.
D – Kí hiệu cảnh báo chất ăn mòn.
Câu 4:
Đáp án D
Thứ tự các bước thực hiện để đo được khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ:
- Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân đo phù hợp.
- Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- Đặt vật lên đĩa cân, mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
- Đọc và ghi kết quả số chỉ của kim theo vạch chia gần nhất.
Câu 5:
Đáp án D
A – đúng
B – đúng
C – đúng
Câu 6:
Đáp án C
A – đúng
B – đúng
C – sai, Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F.
D - đúng
Câu 7:
Đáp án D
Do sau khi đốt, mẩu giấy đã chuyển thành than, không còn giữ những tính chất của mẩu giấy ban đầu.
Câu 8:
Đáp án A
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
Câu 9:
Đáp án A
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Vậy xe máy, xe đạp, bóng đèn, thước kẻ là các vật thể nhân tạo.
Câu 10:
Đáp án C
Vật hữu sinh (vật sống) là các vật thể có các đặc trưng sống.
Vậy cây tre, con cá, con mèo là vật sống.
Câu 11:
Đáp án: A
(2) sai vì lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật
Câu 12:
Đáp án: C
- A sai vì cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào
- B sai vì trùng giày, trùng roi xanh là cơ thể đơn bào
- D sai vì mỗi loại tế bào trong cơ thể đa bào lại có chức năng khác nhau
Câu 13:
Đáp án: A
(2) sai vì cơ thể sinh vật lớn lên dựa vào sự phân chia của các tế bào
(3) sai vì tế bào lớn đến một kích thước nhất định mới phân chia tạp tế bào mới
(6) sai vì từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào
(7) sai vì sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể
Câu 14:
Đáp án: A
Lá cây là một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng nhất định (ví dụ: mô giậu, mô bì,…) ở vị trí nhất định trong cơ thể.
Câu 15:
Đáp án: B
Máu trong tế bào là một loại mô liên kết đặc biệt có nhiễm vụ vận chuyển các chất trong cơ thể.
Câu 16:
Đáp án: A
1 – d 2 – a 3 – c 4 – b
- Cơ thể đơn bào được tạo nên bởi một tế bào
- Cơ thể đa bào được tạo nên bởi nhiều loại tế bào
- Mô là một nhóm những tế bào giống nhau có cùng chức năng
- Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể
Câu 17:
Đáp án: D
San hô, sứa, mực là các sinh vật đa bào có cơ thể được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào.
Câu 18:
Đáp án: C
- Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn
- Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp
- Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh
- Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
Câu 19:
Đáp án: B
Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.
Câu 20:
Đáp án: D
Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật làm nhiệm vụ quang hợp.
Câu 21.
Đáp án D
Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biến dạng này là lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 22.
Đáp án D
A – cần tới lực
B – cần tới lực
C – cần tới lực
D – không cần tới lực
Câu 23.
Đáp án B
(1) – phát biểu đúng
(2) – phát biểu đúng
(3) – phát biểu không đúng
(4) – phát biểu không đúng
(5) – phát biểu đúng
Câu 24.
Đáp án D
Bạn học sinh không đủ lực để nâng một đầu bàn học => thể hiện lực tác dụng lên vật.
Câu 25.
Đáp án A
Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa:
+ vật gây ra lực: cánh tay của Lan
+ vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
Câu 26.
Đáp án D
Hai nam châm hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau và lực này là lực không tiếp xúc.
Câu 27.
Đáp án D
Lực có thể gây ra những tác dụng:
- Có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- Có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- Có thể làm cho vật biến dạng.
Câu 28.
Đáp án C
Dùng tay kéo dây chun, khi đó có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
Câu 29.
Đáp án A
A – lực không tiếp xúc
B – lực tiếp xúc
C – lực tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Câu 30.
Đáp án B
A – cành cây thay đổi chuyển động
B – quả bóng vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động.
C – ô tô thay đổi hướng chuyển động
D – hạt mưa thay đổi hướng chuyển động.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?
A. Con gà ăn thóc.
B. Con lợn sinh con.
C. Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.
D. Em bé khóc khi người lạ bế.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Hóa học?
A. Năng lượng Mặt Trời.
B. Hệ Mặt Trời.
C. Hiện tượng quang hợp.
D. Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị gỉ.
Câu 3: Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?
A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
C. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
D. Ngửi nếm các hóa chất.
Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?
A. Tấn
B. Tuần
C. Giây
D. Ngày
Câu 5: Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 0K
B. 273K
C. 00C
D. 320F
Câu 6: Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
A. 1000C
B. 273K
C. 2120F
D. 320F
Câu 7: Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 8: Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.
Câu 9: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
B. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 10: Sự ngưng tụ là
A. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
B. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
C. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể hơi của chất.
D. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất.
Câu 11: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?
A. Carotenoid
B. Xanthopyll
C. Phycobilin
D. Diệp lục
Câu 12: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?
A. Tham gia trao đổi chất với môi trường
B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng
Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 14: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là?
A. Hệ cơ quan
B. Mô
C. Cơ quan
D. Tế bào
Câu 15: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đa bào là?
A. (1), (2), (5)
B. (1), (2), (5)
C. (5), (3), (1)
D. (3), (4), (5)
Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 17: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
A. Mô và hệ cơ quan
B. Tế bào và mô
C. Tế bào và cơ quan
D. Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 18: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp.
B. Không bào.
C. Nhân tế bào.
D. Thức ăn.
Câu 19: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
Câu 20: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc
B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành
D. Hình dạng
Câu 21. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực......................với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực
A. Nằm gần nhau
B. Không có sự tiếp xúc
C. Cách xa nhau
D. Tiếp xúc
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi ném mạnh một quả bóng tennis vảo mặt tường phẳng. Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
A. Làm mặt tường bị biến dạng.
B. Làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
C. Không làm mặt tường bị biến dạng.
D. Vừa làm mặt tường bị biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
Câu 23. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
B. Viên đá rơi.
C. Nam châm hút viên bi sắt.
D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 24. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 25. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Bạn An đang xé dán môn thủ công.
B. Trái táo rơi xuống đất.
C. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
D. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
Câu 26. Buộc đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?
A. Túi nilong đựng nước không rơi
B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng
C. Dây cao su dãn ra
D. Cả ba dấu hiệu trên
Câu 27. Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là
(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.
(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao
(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.
(4) Nam châm để gần thanh sắt.
(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.
A.2.
B. 3.
C.4.
D. 5.
Câu 28. Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A. Quả tạ.
B. Đôi chân.
C. Bắp tay.
D. Cánh tay.
Câu 29. Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?
A. Giáo viên.
B. viên phấn.
C. Bảng.
D. Bàn tay giáo viên.
Câu 30. Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
A. Đẩy nhau, lực tiếp xúc.
B. Hút nhau, lực tiếp xúc.
C. Đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
D. Hút nhau, lực không tiếp xúc.
1 - C |
2 - D |
3 - B |
4 - A |
5 - B |
6 - C |
7 - A |
8 - C |
9 - B |
10 - D |
11 - D |
12 - C |
13 - C |
14 - D |
15 - D |
16 - B |
17 - C |
18 - A |
19 - C |
20 - C |
21 - B |
22 -D |
23 - A |
24 - D |
25 - B |
26 - D |
27 -B |
28 - D |
29 - B |
30 - C |
Câu 1:
Đáp án C
A – biểu hiện của thu nhận chất cần thiết.
B – biểu hiện của sinh sản.
C – biểu hiện của thải bỏ chất thải.
D – biểu hiện của cảm ứng.
Câu 2:
Đáp án D
A – đối lượng liên quan tới năng lượng thuộc lĩnh vực Vật lí.
B – đối lượng liên quan tới hành tinh thuộc lĩnh vực Thiên văn học.
C – đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.
D – cánh cửa làm bằng sắt để ở ngoài trời, sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt gỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ. Vậy đối tượng liên quan tới sự biến đổi chất thuộc lĩnh vực Hóa học.
Câu 3:
Đáp án B
A – việc không được làm.
B – việc cần làm .
C – việc không được làm, xảy ra bất kì sự cố nào cũng cần báo với giáo viên.
D – việc không được làm.
Câu 4:
Đáp án A
A – đơn vị đo khối lượng
B – đơn vị đo thời gian
C – đơn vị đo thời gian
D – đơn vị đo thời gian
Câu 5:
Đáp án B
Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K.
Câu 6:
Đáp án C
Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là 2120F
A – nhiệt độ sôi của nước ở thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
B – nhiệt độ nước đá đang tan ở thang nhiệt độ Ken – vin.
D – nhiệt độ nước đá đang tan ở thang nhiệt độ Fa – ren – hai.
Câu 7:
Đáp án A
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Vậy xe máy, xe đạp, bóng đèn, thước kẻ là các vật thể nhân tạo.
Câu 8:
Đáp án C
Vật hữu sinh (vật sống) là các vật thể có các đặc trưng sống.
Vậy cây tre, con cá, con mèo là vật sống.
Câu 9:
Đáp án B
Ở điều kiện thường, oxi là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 10
Đáp án D
Ngưng tụ là quá trình chuyển tử thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.
Câu 11:
Đáp án: D
Diệp lục có các sắc tố có khả năng hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa quang năng thành hóa năng giúp thực vật có khả năng quang hợp.
Câu 12:
Đáp án: C
Thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào, quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Câu 13:
Đáp án: C
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương.
Câu 14:
Đáp án: D
Tế bào là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất có khả năng độc lập thực hiện chức năng trong một cơ thể đa bào.
Câu 15:
Đáp án: D
Tảo lục, vi khuẩn lam là các sinh vật đơn bào.
Câu 16:
Đáp án: D
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 17:
Đáp án: C
Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.
Câu 18:
Đáp án: A
Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.
Câu 19:
Đáp án: C
Cơ quan là cấu trúc được cấu tạo nên bởi nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể (Vd: da được cấu tạo từ nhiều mô biểu bì)
Câu 20:
Đáp án: C
Điểm khác nhau lớn nhất giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
- Cơ thể đơn bào được cấu tạo bởi một tế bào
- Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều tế bào
Câu 21.
Đáp án B
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Câu 22.
Đáp án D
Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường vừa làm mặt tường bị biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
Câu 23.
Đáp án A
A – lực tiếp xúc
B – lực không tiếp xúc
C – lực không tiếp xúc
D – lực không tiếp xúc
Câu 24.
Đáp án D
Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 25.
Đáp án B
A – lực tiếp xúc
B – lực không tiếp xúc
C – lực tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Câu 26.
Đáp án D
Dựa vào dấu hiệu:
- Túi nilong đựng nước không rơi
- Túi nilong đựng nước bị biến dạng
- Dây cao su dãn ra để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực.
Câu 27.
Đáp án B
(1) – lực tiếp xúc
(2) – lực không tiếp xúc
(3) – lực tiếp xúc
(4) – lực không tiếp xúc
(5) – lực tiếp xúc
Câu 28.
Đáp án D
Vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ là cánh tay
Câu 29.
Đáp án B
Vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng là viên phấn.
Câu 30.
Đáp án C
Hai nam châm đẩy nhau vì hai cực cùng tên đặt gần nhau và lực này là lực không tiếp xúc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?
A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?
A. Xe đạp
B. Quả bưởi ở trên cây
C. Robot
D. Máy bay
Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
A. Thước kẻ
B. Nhiệt kế rượu
C. Chai lọ bất kì
D. Bình chia độ
Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?
A. Mét (m)
B. Inch (in)
C. Dặm (mile)
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Ken - vin?
A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t - 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F
Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
Câu 7: Vật thể tự nhiên là
A. Vật thể không có các đặc trưng sống.
B. Vật thể có các đặc trưng sống.
C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.
Câu 9: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con vịt.
B. Con dao, cái bát, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, cái thìa, muối ăn.
Câu 10: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường mía vào nước.
B. Cô cạn nước muối thành muối.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 11: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
Câu 12: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật là?
A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Câu 13: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.
Câu 14: Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là?
A. Có thành tế bào.
B. Có chất tế bào.
C. Có nhân thực và các bào quan có màng.
D. Có màng sinh chất.
Câu 15: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ?
A. Hàng trăm tế bào.
B. Hàng nghìn tế bào.
C. Một tế bào.
D. Một số tế bào.
Câu 16: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là?
A. Mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. Tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. Cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 17: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
Câu 18: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
B. Chỉ (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 19: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 20: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào trứng cá
B. Tế bào mô giậu
C. Tế bào vảy hành
D. Tế bào vi khuẩn
Câu 21. Khi quá bóng đập vào một bức tường lực do tường tác dụng lên bóng
A. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Làm biến dạng quả bóng.
C. Vừa làm biến đồi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
D. Không làm biến đồi chuyển động và không làm biến dạng quả bóng.
Câu 22. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực
A. Nằm gần nhau
B. Cách xa nhau
C. Không tiếp xúc
D. Có sự tiếp xúc
Câu 23. Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2
A. Làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B. Làm biến dạng viên bi 2.
C. Vừa lảm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. Không lảm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 24. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động,
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 26. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 27. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
C. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 28. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Lan cầm bút viết.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng cùa lực?
A. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cứa kinh bị vỡ khi bị va đập mạnh.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 30. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.
1 - D |
2 - B |
3 - D |
4 - D |
5 - A |
6 - C |
7 - D |
8 - C |
9 - C |
10 - C |
11 - C |
12 - D |
13 - C |
14 - C |
15 - C |
16 - B |
17 - D |
18 - A |
19 - A |
20 - A |
21 - C |
22 - D |
23 - C |
24 - B |
25 - A |
26 - C |
27 - B |
28 - C |
29 - A |
30 - C |
Câu 1
Đáp án D
Một số vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống:
- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 2
Đáp án B
Vật sống là vật mang những đặc điểm của sự sống: thu nhận chất cần thiết, thải bỏ chất thải, vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết.
Vật không sống là những vật không mang đặc điểm của sự sống.
A – Vật không sống
B – Vật sống
C – Vật không sống
D – Vật không sống
Câu 3
Đáp án D
A – dụng cụ đo độ dài.
B – dụng cụ đo nhiệt độ.
C – dụng cụ đựng chất lỏng vì có những chai lọ không có vạch chia hoặc không ghi dung tích chứa được bao nhiêu chất lỏng thì không đo được thể tích chất lỏng.
D – dụng cụ đo thể tích vì có vạch chia.
Câu 4
Đáp án D
Đơn vị đo chiều dài là mét (m), inch (in), dặm (mile), …
Câu 5
Đáp án A
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Ken – vin là
T(K) = t(0C) + 273
Câu 6
Đáp án C
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 7
Đáp án D
Vật thể tự nhiên là các vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Câu 8
Đáp án C
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Vậy quả chuối, cây mít, cây tre là vật thể tự nhiên.
Câu 9
Đáp án C
A sai do con vịt là vật thể.
B sai do con dao, cái bát, cái thìa là vật thể.
D sai do con dao, cái thìa là vật thể.
Câu 10
Đáp án C
Đun nóng đường đến lúc xuất hiện màu đen thể hiện tính chất hóa học, vì quá trình này có chất mới sinh ra (chất carbon).
Câu 11:
Đáp án C
Phần mũi tên chỉ vào là khối vật chất có màng bao bọc nên đó là nhân tế bào.
Câu 12:
Đáp án D
Lục lạp chứa diệp lục có khả năng quang hợp tự tổng hợp chất hữu cơ, là thành phần có trong tế bào thực vật.
Câu 13:
Đáp án: C
Một tế bào trưởng thành sau khi tiến hành phân chia một lần sẽ tạo ra 2 tế bào con.
Câu 14:
Đáp án: C
Ở tế bào nhân thực, nhân có màng bao bọc (nhân thực) và một số bào quan có màng bao bọc.
Câu 15:
Đáp án: C
Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo bởi một tế bào.
Câu 16:
Đáp án: B
Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là: Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
Câu 17:
Đáp án: D
Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của giới Thực vật
Câu 18:
Đáp án: A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự là:
Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 19:
Đáp án: A
Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
Câu 20:
Đáp án: A
Tế bào trứng cá có kích thước khá lớn nên chúng ta có thể quan sát chúng bằng mắt thường.
Câu 21.
Đáp án C
Khi quá bóng đập vào một bức tường. lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đồi chuyển động vừa làm biến dạng quá bỏng.
Câu 22.
Đáp án D
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Câu 23.
Đáp án C
Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2 vừa lảm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
Câu 24.
Đáp án B
A – giữa lực của Trái Đất và bóng đèn treo không có sự tiếp xúc nào => là lực không tiếp xúc.
B – giữa lực của quả cân và lò xo có sự tiếp xúc tại điểm treo => là lực tiếp xúc.
C – giữa lực của nam châm và thanh sắt không có sự tiếp xúc nào => là lực không tiếp xúc.
D – lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng không có sự tiếp xúc nào => là lực không tiếp xúc.
Câu 25.
Đáp án A
Các tác dụng của lực:
- Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động,
- Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
- Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 26.
Đáp án C
A – lực không tiếp xúc
B – lực không tiếp xúc
C – lực tiếp xúc
D – lực không tiếp xúc
Câu 27.
Đáp án B
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy thì quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
Câu 28.
Đáp án C
A – lực tiếp xúc
B – lực tiếp xúc
C – lực không tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Câu 29.
Đáp án A
A – viên bi chỉ bị thay đổi chuyển động
B – đất bị biến dạng
C – cửa kính bị biến dạng
D – tờ giấy bị biến dạng
Câu 30.
Đáp án C
A – lực tiếp xúc
B – lực tiếp xúc
C – lực không tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 5)Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.
Câu 1: Thế nào là khoa học tự nhiên?
A. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
B. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên.
C. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
D. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về tâm lý của học sinh.
Câu 2: Việc cần làm trong phòng thực hành là
A. Ăn uống trong phòng thực hành
B. Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo
C. Ngửi, nếm hóa chất
D. Chạy nhảy làm mất trật tự.
Câu 3: Người ta dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?
A. Nhiệt kế
B. Đồng hồ bấm giây
C. Cân điện tử
D. Bình chia độ
Câu 4: Nếu muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính nào?
A. Kính hiển vi
B. Kính râm
C. Kính lúp
D. Kính cận
Câu 5: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?
A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế
B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người
D. Định hướng tư tưởng phát triển hệ thống chính trị.
Câu 7: Vật nào sau đây là vật không sống?
A. Con thỏ
B. Cái bàn
C. Con người
D. Con ong
Câu 8: Con gà đẻ trứng là thể hiện dấu hiệu nào của vật sống?
A. Thải bỏ chất thải
B. Vận động
C. Sinh sản
D. Lớn lên
Câu 9: Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:
A. Sợi dây
B. Gang bàn tay
C. Thước đo
D. Bàn chân
Câu 10: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 11: Cho các bước như sau:
1. Thực hiện phép đo nhiệt độ;
2. Ước lượng nhiệt độ của vật;
3. Hiệu chỉnh nhiệt kế;
4. Lựa chọn nhiệt kế phù hợp;
5. Đọc và ghi kết quả đo;
Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 4, 2, 3, 5
C. 2, 4, 3, 1, 5
D. 3, 2, 4, 1, 5
Câu 12: Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:
A. Ngôi nhà, con gà, xe đạp
B. Ngôi nhà, viên gạch, xe đạp
C. Con gà, nước biển, xe đạp
D. Con gà, viên gạch, xe đạp
Câu 13: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:
A. Sự ngưng tụ
B. Sự bay hơi
C. Sự đông đặc
D. Sự nóng chảy
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của chất rắn?
A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định
B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định
C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định
D. Có hình dạng xác định, khối lượng và thể tích không xác định
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
A. Bảo vệ và trồng cây xanh
B. Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường
C. Quản lí rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp
D. Cháy rừng
Câu 16: Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu:
A. Cắt chanh rồi không rửa
B. Dùng xong, cất đi ngay
C. Sau khi dùng rửa sạch, lau khô
D. Ngâm trong nước lâu ngày
Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)
Câu 17 (1,5 điểm):
a. (0.75 điểm) Nêu các bước khi đo chiều dài bằng thước?
b. (0.75 điểm) Điền dụng cụ đo tương ứng với từng phép đo trong bảng dưới đây:
STT |
Phép đo |
Tên dụng cụ đo |
1 |
Đo khối lượng cơ thể |
|
2 |
Đo chiều dài của quyển sách |
|
3 |
Thời gian bạn An chạy quãng đường 100m |
Câu 18: (0.75 điểm) Em hãy lấy 3 ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế.
Câu 19: (1.5 điểm)
a, (1 điểm) Nêu tính chất vật lí của oxygen?
b, (0,5 điểm) Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?
Câu 20: (1.25 điểm)
a. Em hãy nêu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên?
b. Trình bày tính chất và ứng dụng của nhựa trong cuộc sống và sản xuất.
Câu 21: (1 điểm)
a. Biển báo đặt ở các trạm xăng như hình sau có ý nghĩa gì?
Hình a. Hình b. Hình c
b. Gia đình Mai đi du lịch Phú Quốc 1 tuần. Trước khi đi, Mai để quên 1 cái bánh mì ở bàn bếp. Theo em điều gì sẽ xảy ra với cái bánh mì đó khi gia đình mai trở về sau chuyến du lịch? Tại sao?
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
- Đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
C |
C |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
D |
C |
|
|
|
|
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||
17 (1,5 điểm) |
a. 3 bước: - B1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp. - B2: Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. - B3: Đọc và ghi kết quả đúng. |
0.25đ/1 ý đúng |
|||||||||||
b.
|
0,25đ/1ý đúng |
||||||||||||
18 (0,75 điểm)
|
Ví dụ: - Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động. - Quan sát ngọn núi từ xa, ta thấy ngọn núi nhỏ. - Mặt trăng đi theo chúng ta khi di chuyển. (HS có thể lấy ví dụ khác, đúng vẫn được điểm tối đa) |
0,25đ/1 ý đúng
|
|||||||||||
19 (1.5 điểm)
|
a, Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước. |
1 đ
|
|||||||||||
b, Vì: Trong không khí thể tích khí oxygen chỉ chiếm 1/5 thể tích của không khí. |
0.5 đ |
||||||||||||
20 (1.25 điểm)
|
a. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên: vật lí, hoá học, sinh học, thiên văn học và khoa học trái đất. |
0.25đ |
|||||||||||
b. Tính chất và ứng dụng của nhựa trong cuộc sống và sản xuất: * Tính chất của nhựa: Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường. * Ứng dụng: Dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất như bàn nhựa, ghế nhựa, chai nhựa, …. |
0,5đ/1 ý đúng
|
||||||||||||
21 (1 điểm) |
a. - Hình a: Cấm sử dụng điện thoại. - Hình b: Cấm lửa…. - Hình c: Cấm hút thuốc. |
0,5đ
|
|||||||||||
b. Bánh mì bị mốc, vì: trong không khí có vi khuẩn và nấm mốc phân hủy. |
0,5đ |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 6)I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Khoanh vào đầu chữ cái mỗi câu trả lời đúng.
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ?
A. Thị kính.
B. Chân kính.
C. Bàn kính.
D. Vật kính.
Câu 3: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính lão.
B. Kính hiển vi quang học
C. Kính lúp cầm tay.
D. Kính cận.
Câu 4: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Lục lạp
B. Nhân.
C. Tế bào chất
D. Màng sinh chất.
Câu 5: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ?
A. Con mèo.
B. Con đò.
C. Con đường.
D. Con sông.
Câu 6: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần tạo thành số tế bào con là.
A. 2 tế bào con.
B. 8 tế bào con.
C. 16 tế bào con.
D. 32 tế bào con.
Câu 7. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
Câu 8: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một số tế bào.
D. một tế bào,
Câu 9: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó
D. Rửa sạch bằng nước ngay.
Câu 10: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.
A. Thước kẹp.
B. Thước đo chiều dài.
C. Cân đồng hồ.
D. Kính lúp.
Câu 11: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. giờ.
B. giây.
C. tuần.
D. ngày.
Câu 12: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. 1000C.
B. 2000C.
C. 500C.
D. 100C.
Câu 13: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy?
A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ.
B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy.
C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường.
D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người.
Câu 14: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy 1 chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
Câu 15: Trọng lực có phương và chiều:
A. Chiều từ trái sang phải.
B. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất
C. Không theo phương và chiều nào cả.
D. Phương ngang, chiều từ dưới lên.
Câu 16. Đơn vị của khối lượng là:
A. mét (m)
B. lít (l)
C. Niu – tơn (N)
D. ki -lô - gam (kg)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 17: (3 điểm)
a, Cho biết cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần?
b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Câu 18: (1,5 điểm)
a, Em hãy cho biết quy trình đo chiều dài?
b, Một khóa nước ở trường bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt có thể tích là 1cm3. Hãy tính lượng nước bị rò rỉ trong một ngày đêm.
Câu 19. (0,5 điểm). Đổi đơn vị:
a. 3 kg = .......g
b. 300 cm3 =...... dm3
c. 154 mm = .... m
d. 454 g = ... kg
Câu 20: (1, điểm)
Một quả cầu được treo bằng một sợi dây mảnh (Hình vẽ)
a) Cho biết có những lực nào tác động lên quả cầu?
b) Nêu phương và chiều của các lực đó?
c) Các lực đó được coi là 2 lực cân bằng không? Vì sao?
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Chọn |
D |
C |
B |
A |
A |
B |
C |
D |
D |
C |
B |
A |
C |
D |
B |
D |
II. Tự luận.
Câu |
Các ý trong câu |
Điểm |
||
Tự luận Câu 17 |
a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm: - Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào: có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào. b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp. c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững. |
1
1
1 |
||
Câu 18 |
a. Quy trình đo chiều dài B1: Ước lượng độ dài cần đo. B2: Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp, điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0 B3: Tiến hành đo các đại lượng. B4. Thông báo kết quả. b. Số giọt nước bị rò rỉ trong 1 ngày đêm là: 5x24x3600 = 432.000 giọt Số thể tích nước bị rò rỉ là: 432.000 : 20 = 21.600 cm3 = 21,6 lít |
1
0,5 |
||
Câu 19 |
|
0.5 |
||
Câu 20 |
a. Các lực tác dụng lên vật gồm: - Trọng lực - Lực giữ của sợi dây |
0.3 |
||
b. Trọng lực có phương thẳng đứng; chiều từ trên xuống dưới Lực giữ sợi dây có phương thẳng đứng; chiều từ dưới lên trên |
0.4 |
|||
c. Hai lực này là hai lực cân bằng vì: - Cùng tác dụng vào 1 vật; - Cùng phương thẳng đứng; - Ngược chiều và làm vật đứng yên |
0.3 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 7)Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là
A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách
sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.
Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực
hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.
A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.
Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm
Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.
Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:
A. 1000C.
B. 00C.
C. 500C.
D. 780C.
Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên
Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.
Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.
Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.
Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT | Phép đo | Tên dụng cụ đo |
1 | Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) | |
2 | Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày | |
3 | Đo khối lượng cơ thể | |
4 | Đo diện tích lớp học | |
5 | Đo thời gian đun sôi một lít nước | |
6 | Đo chiều dài của quyển sách |
Bài 2: (2,5 điểm)
a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?
b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.
a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.
b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm
- Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | C | D | C | D | C | A | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | C | D | C | C | C | B | D | A |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Bài | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||||
1 (1,5 điểm) |
Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo
|
0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||||||
2
(2,5 điểm)
|
a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm: - Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào. |
1 |
|||||||||||||||||||||
b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp. |
1 |
||||||||||||||||||||||
c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững. |
0,5 |
||||||||||||||||||||||
3 (2 điểm) |
|
1 |
|||||||||||||||||||||
b. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân
|
1 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 8)PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau và khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.
Câu 1. Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài lớn nhất có thể đo được bằng thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
A. 100 cm3 và 2 cm3
B. 100 cm3 và 5 cm3
C. 100 cm3 và 10 cm3
D. 100 cm3 và 1 cm3
Câu 3. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp xuống
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
C. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
D. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
Câu 4. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của sỏi, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 20g. Khối lượng của sỏi là
A. 200g
B. 220g
C. 180g
D. 20g
Câu 5: Lực có đơn vị đo là
A. N
B. kg
C. m2
D. Lực kế.
Câu 6. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là
A. 4500N
B. 45N
C. 4,5N
D. 0,45N
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm): Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a) l1= 10,1cm
b) l2= 11cm
c) l3 = 10,5cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành
Câu 8: (1,5 điểm): Nêu các kết quả tác dụng của lực. Mỗi kết quả hãy lấy 1 ví dụ minh họa.
Câu 9: (2 điểm): Một người muốn lấy 0,7kg gạo từ một túi gạo có khối lượng 1kg, người đó dùng cân Rôbécvan, nhưng trong bộ quả cân chỉ còn lại một số quả cân loại 200g. Chỉ bằng một lần cân, hãy tìm cách lấy ra 0,7kg gạo ra khỏi túi 1kg trên?
Câu 10: (3 điểm): Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ, 1 cái bát, 1 cái đĩa, nước. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã cho.
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
A |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7: 1,5 điểm. a) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 1 là 0,1cm. b) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 2 là 1cm. c) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 3 là 0,5cm hoặc 0,1cm |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 8. 1,5 điểm - Các kết quả tác dụng của lực: Biến đổi chuyển động của vật, biến dạng vật. - Lấy VD minh họa:..... |
0,5 điểm 1 điểm |
Câu 9. 2,0 điểm + Đặt 2 quả cân loại 200g lên một đĩa cân, rồi lấy gạo trong túi đổ lên 2 đĩa cân. + San sẻ gạo ở 2 bên đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Khi đó phần gạo ở đĩa không có quả cân có khối lượng đúng bằng 0,7kg. + Thực vậy, khối lượng hai đĩa cân bằng nhau: |
0,5 điểm
1 điểm 0,5 điểm
|
Câu 10. 2,0 điểm Cách xác định thể tích của hòn đá Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ: + Cách 1: Đổ nước vào đầy bát, thả hòn đá vào bát đồng thời hứng hết nước tràn ra từ bát vào đĩa, đổ nước từ đĩa sang bình chia độ. Thể tích nước trong bình chia độ lúc này là thể tích của hòn đá. + Cách 2: Bỏ hòn đá vào bát, đổ nước vào đầy bát. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bát cho đến khi bát đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá. + Cách 3: Đổ nước vào đầy bát, đổ nước từ bát sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bát là thể tích của hòn đá. |
2 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 9)Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?
A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?
A. Xe đạp
B. Quả bưởi ở trên cây
C. Robot
D. Máy bay
Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
A. Thước kẻ
B. Nhiệt kế rượu
C. Chai lọ bất kì
D. Bình chia độ
Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?
A. Mét (m)
B. Inch (in)
C. Dặm (mile)
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Ken - vin?
A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t - 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F
Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
Câu 7: Vật thể tự nhiên là
A. Vật thể không có các đặc trưng sống.
B. Vật thể có các đặc trưng sống.
C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2.
Câu 9: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con vịt.
B. Con dao, cái bát, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, cái thìa, muối ăn.
Câu 10: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường mía vào nước.
B. Cô cạn nước muối thành muối.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 11: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:
A. Màng tế bào.
C. Nhân tế bào.
B. Chất tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 12: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật là?
A. Nhân. C. Màng sinh chất.
B. Tế bào chất. D. Lục lạp.
Câu 13: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?
A. 4 tế bào con. C. 2 tế bào con.
B. 6 tế bào con. D. 3 tế bào con.
Câu 14: Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là?
A. Có thành tế bào. C. Có nhân thực và các bào quan có màng.
B. Có chất tế bào. D. Có màng sinh chất.
Câu 15: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ?
A. Hàng trăm tế bào. C. Một tế bào.
B. Hàng nghìn tế bào. D. Một số tế bào.
Câu 16: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là?
A. Mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. Tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. Cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 17: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh. C. Nấm.
B. Nguyên sinh. D. Thực vật.
Câu 18: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
B. Chỉ (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 19: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 20: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào trứng cá C. Tế bào vảy hành
B. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn
Câu 21. Khi quá bóng đập vào một bức tường lực do tường tác dụng lên bóng
A. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Làm biến dạng quả bóng.
C. Vừa làm biến đồi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
D. Không làm biến đồi chuyển động và không làm biến dạng quả bóng.
Câu 22. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực
A. Nằm gần nhau
B. Cách xa nhau
C. Không tiếp xúc
D. Có sự tiếp xúc
Câu 23. Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2
A. Làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B. Làm biến dạng viên bi 2.
C. Vừa lảm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. Không lảm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 24. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động,
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 26. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 27. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
C. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 28. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Lan cầm bút viết.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng cùa lực?
A. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cứa kinh bị vỡ khi bị va đập mạnh.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 30. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 10)Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là
A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.
Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.
A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.
Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm
Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.
Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:
A. 100oC.
B. 0oC.
C. 50oC.
D. 78oC.
Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên
Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con
Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.
Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.
Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT | Phép đo | Tên dụng cụ đo |
1 | Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể) | |
2 | Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày | |
3 | Đo khối lượng cơ thể | |
4 | Đo diện tích lớp học | |
5 | Đo thời gian đun sôi một lít nước | |
6 | Đo chiều dài của quyển sách |
Bài 2: (2,5 điểm)
a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?
b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.
a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.
b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?