Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

 

4638
  Tải tài liệu

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Cả đời ra bể vào ngòi

Mẹ như cây lá giữa trời gió rung

Cả đời buộc bụng thắt lưng

Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

Đường đời còn rộng thênh thang

Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười

Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

Bát cơm và nắng chan sương

Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau

Mẹ ra bới gió chân cầu

Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…

(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Gọi tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Cả đời buộc bụng thắt lưng/ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”

Câu 3 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc trong câu thơ: “Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười/ Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương”.  

Câu 4 (1 điểm): Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình?  

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái bao la như biển. Em cần làm gì để bù đắp công ơn lớn lao đó? Hãy viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của mình.  

Câu 2 (5 điểm): Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em yêu thích. 

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 1

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm. 

Câu 2 (0,5 điểm): 

- Ẩn dụ: Buộc bụng thắt lưng: hết sức hạn chế, tiết kiệm trong tiêu dùng để trang trải, dành dụm trong hoàn cảnh khó khăn. 

- So sánh: Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng: Sự tần tảo hi sinh chăm lo cho gia đình như con tằm đêm ngày kiên nhẫn nhả tơ. 

Câu 3 (1 điểm): 

- Từ chỉ trạng thái cảm xúc: đau, vui, nhớ thương. 

- Tác dụng: Ca ngợi sự hi sinh cao cả của người mẹ. 

Câu 4 (1 điểm): Người con rất yêu thương mẹ. Khi đi xa trở về mẹ đã không còn nữa nên rất xót xa, đau đớn. 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): 

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. 

- Xác định đúng vấn đề: Tình yêu thương cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Mỗi người con hãy biết hiếu thảo, kính trọng cha mẹ. 

- Triển khai các ý như: 

+ Giới thiệu

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo, kính trọng, yêu thương cha mẹ.  

+ Hiện trạng ngày nay 

+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ cha mẹ, …  

Câu 2 (5 điểm): 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÀ CỦA BÀ

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau: 

Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.

Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?  

Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em.  

Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện?  

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 2

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. 

Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, …   

Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ. 

Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà. 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): 

- Đảm bảo hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề

- Triển khai các ý như: 

+ Giới thiệu về bà.  

+ Tả khái quát, tả chi tiết. 

+ Cảm nghĩ của em về bà.  

Câu 2 (5 điểm): 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ nhất 

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện. 

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. 

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm,… 

- Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 - 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.

B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.

C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.

D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.

Câu 2 (0,25 điểm) : Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân

B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 

C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.

D. Tất cả đều đúng

Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?

A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.

B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.

C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.

D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.

Câu 4 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?

A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.

B. Dùng tay không.

C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.

D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.

Câu 5 (0,25 điểm): Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?

A. Đức Thánh Tản Viên.

B. Lưỡng quốc Trạng nguyên.

C. Bố Cái Đại Vương.

D. Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 6 (0,25 điểm): Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.

B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau: 

Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng) 

a. Đoạn văn trên có những từ láy nào? (1,5 điểm)

b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) 

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”. 

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 3

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm): Đáp án B

Câu 2 (0,25 điểm) : Đáp án D

Câu 3 (0,25 điểm): Đáp án D

Câu 4 (0,25 điểm): Đáp án C

Câu 5 (0,25 điểm): Đáp án D

Câu 6 (0,25 điểm): Đáp án B

Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau: 

Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng) 

a. Đoạn văn trên có những từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết(1,5 điểm)

b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)

- Thành ngữ: tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát. 

tối tăm mặt mũi: rất mạnh, rất to, không nhìn rõ vật gì. 

thối đất thối cát: mưa nhiều ngày liên tục, rất to, có sức tàn phá đất đai. 

Cả 2 thành ngữ đều nói về tác hại của mưa nhiều, to và dữ dội. 

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) 

a. Hình thức:

- Viết đoạn văn ngắn.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng. Không mắc lỗi về câu, về chính tả. 

- Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng: hình ảnh đẹp của người anh hùng đánh giặc,… 

- Cảm xúc của bản thân: yêu mến, tự hào,… 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1(1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) 

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo).

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 4

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1(1 điểm):

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm) 

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm) 

Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm

- Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

- Từ ghép: Công chaThái Sơnnghĩa mẹ...

Câu 3 (1 điểm):

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha.

Câu 4 (1 điểm).

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

Câu 5 (1 điểm).

Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân.

- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người.

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 5)

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Bài thơ dưới đây có sử dụng các từ đồng âm. Em hãy gạch chân dưới các từ đó và giải thích nghĩa.

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho đoạn văn sau: Ðối với Chuồn Chuồn ( ) họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm ( ) hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao ( ) Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước ( ) bởi thế ( ) đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi ( ) có sông ( ) chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn ( ) anh nằm gốc.

a. (0,5 điểm) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả

b. (1 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1,5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Bãi đất trống nơi đầu làng rộn rã

Khi giọt sương vẫn còn đọng trên cành

Quê tôi đấy mỗi ngày phiên tháng chạp

Rất ồn ào đẩy nhịp sống thêm nhanh.

(Chợ quê - Phạm Hùng)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong bài thơ.

b. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các từ láy có trong đoạn thơ.

c. (0,5 điểm) Theo em, tháng chạp là tháng nào trong năm? Kể những điều em biết về tháng chạp.

Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng đầu năm học lớp 6 của mình.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 5

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

- Gạch chân dưới từ đồng âm:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

- Giải nghĩa:

+ Lợi (1): chỉ lợi ích, những điều đem lại lợi cho con người.

+ Lợi (2) và (3): chỉ bộ phận của cơ thể, nằm ở trong miệng, là phần thịt bao quanh chân răng.

Câu 2

a. (0,5 điểm)

Ðối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm. Hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao. Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước. Bởi thế, đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi, có sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn, anh nằm gốc.

b. (1 điểm)

HS chỉ ra 1 trong 2 BPTT dưới đây:

- BPTT nhân hóa: dùng đại từ nhân xưng của con người để chỉ Dế và Chuồn Chuồn (anh).

- BPTT so sánh: so sánh hình ảnh bức tranh sơn thủy có núi có sông với hình ảnh mùa hè có Dế và Chuồn Chuồn nằm trên nhánh cỏ.

Câu 3

a. (0,5 điểm) Yên tĩnh, yên lặng, thanh tĩnh…

b. (0,5 điểm) Ồn ào, rộn rã.

c. (0,5 điểm)

- Tháng chạp là tháng 12 trong năm.

- HS kể những đặc điểm tháng 12 mà mình biết (về thời tiết như rét mướt, có mưa phùn, về hoạt động như lễ Giáng Sinh, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán…)

Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)

Gợi ý dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian diễn ra buổi lễ khai giảng vào lớp 6 của em.

2. Thân bài

- Trước khi buổi lễ diễn ra:

+ Em đến trường sau 2 tháng nghỉ hè với niềm vui sướng, hân hoan vì được gặp lại thầy cô, bè bạn.

+ Ngôi trường thân thương hiện lên vô cùng xinh đẹp và rực rỡ.

+ Miêu tả khung cảnh ngôi trường khi được trang trí long trọng chuẩn bị cho ngày lễ khai giảng (hàng cờ dọc theo lối đi, các lẵng hoa tươi thắm, sân khấu được trải thảm đỏ…)

+ Những người đến tham gia buổi lễ (học sinh, thầy cô, phụ huynh, cựu học sinh…) vô cùng đông vui, rộn ràng

- Khi buổi lễ diễn ra:

+ Không khí trang nghiêm, im lặng.

+ MC lên tuyên bố bắt đầu buổi lễ.

+ Tất cả mọi người cùng nhau chào cờ và hát quốc ca

+ Các thầy cô cùng đại diện phụ huynh và học sinh lên phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình.

+ Thầy hiệu trưởng đánh trống tuyên bố chính thức bắt đầu năm học.

+ Các tiết mục văn nghệ diễn ra sôi động, đa dạng đến từ các bạn học sinh và cả thầy cô giáo. Làm không khí buổi lễ rất náo nhiệt.

- Kết thúc buổi lễ:

+ Mọi người nán lại trò chuyện, chụp ảnh.

+ Đội hậu cần tiến hành dọn dẹp lại sân khấu.

+ Chúng em về lớp nhận sách vở, với niềm háo hức, tràn đầy hi vọng vào năm học mới.

3. Kết bài

- Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em về buổi lễ khai giảng.

- Những mong chờ của em dành cho năm học mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 6)

I. Phần Văn - Tiếng Việt: (2.0 điểm)

Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Câu 1: Xác định từ láy trong đoạn thơ trên? Những từ nào là láy bộ phận, từ nào là láy toàn bộ? (1.0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1.0 điểm)

II. Phần tập làm văn: (8.0 điểm)

Em hãy tả một người mà em yêu thích.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 6

I. Phần tiếng Việt (2 điểm)

Câu 1:

- Đoạn thơ có các từ láy: Loắt choắt; xinh xinh; thoăn thoắt; nghênh nghênh.

- Láy bộ phận: Loắt choắt; thoăn thoắt.

- Láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh

Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả hình dáng của chú bé giao liên đang làm nhiệm vụ có tên là Lượm.

II. Phần tập làm văn (8 điểm)

Bài văn phải có ba phần, trình bày sạch đẹp theo trình tự hợp lý.

1. Mở bài: Giới thiệu được người cần tả

2. Thân bài:

- Tả hình dáng:

+ Chiều cao, khuôn mặt, nước da, ...?

- Tả tính nết:

+ Hiền hay nóng tính?

+ Giúp đỡ mọi người như thế nào?...

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em về người ấy. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 7)

PHẦN I. (4đ) LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1 (1đ) Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

c) Ba chìm bảy nổi.

d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Câu 2 (1,5đ) Một bạn học sinh viết chính tả vì chép vội nên quên hết các dấu câu của đoạn văn sau:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( ) đó là một truyền thống quý báu của ta ( ) từ xưa đến nay ( ) mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( )thì tinh thần ấy lại sôi nổi ( ) nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ ( ) to lớn ( ) nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ( ) khó khăn ( ) nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

 (Trích Tiếng Việt lớp 5, trang 13 – Hồ Chí Minh)

a) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn và chép lại cho đúng.

b) Chỉ ra 1 câu ghép trong đoạn văn trên.

Câu 3 (1,5đ) Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng Việt lớp 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã viết:

“Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào của lớp

Xem chúng em học bà”

       Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật trong khổ thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em thấy được điều đẹp đẽ gì ở các bạn học sinh?

 PHẦN II. (6đ) TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 7

PHẦN I. (4đ)

Câu 1. (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ

a) đục – trong

b) đen – rạng (sáng)

c) chìm – nổi

d) nắng – mưa

Câu 2. (1,5đ)

a) Chép đúng dấu câu được 1đ

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

b) Chỉ ra đúng câu ghép: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (0,5đ)

Câu 3. (1,5đ)

– Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nhân hóa

– Nội dung: Thấy được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng mà còn làm cho cảnh vật xung quanh cũng ngừng đùa nghịch để ghé xem các em học bài….

Lưu ý: Hs trình bày nội dung đúng, đủ, hay thành một đoạn văn ngắn thì cho tối đa 1,5đ còn trình bày bằng gạch đầu dòng thì cho tối đa 1đ.

PHẦN II (6đ)

Bài làm của học sinh đạt các yêu cầu sau:

1. Kĩ năng trình bày: Bài miêu tả cảnh, có bố cục 3 phần. Trình bày theo một trình tự quan sát hợp lí. Biết viết câu, đoạn chuẩn ngữ pháp. Biết dùng từ, các phép tu từ có tính biểu cảm để làm rõ cảnh. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

2. Nội dung bài văn: đạt các ý cơ bản sau và sắp xếp chúng vào từng phần bài văn cho phù hợp, đúng đặc trưng kiểu bài.

a. Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về 1 cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5đ)

b. Thân bài: 5đ

– Miêu tả được cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: trình tự không gian thời gian, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại…

+….

c. Kết bài: 0,5đ. Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 8)

Câu 1: (1 điểm) Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a/ ................... hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn  Việt Nam.

b/ ............ chủ nhật này trời đẹp...... chúng ta sẽ đi cắm trại.

Câu 2: (2 điểm) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?

Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm nhưng tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về , về sự thương yêu của bà và lòng tôi cứ ngậm ngùi, thương nhớ.

Câu 3: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 4: ( 6 điểm )

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp (cánh đồng, dòng sông, con đường, cây đa, bến nước ). Hãy tả một cảnh đẹp mà em thấy gần gũi, thân thiết nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 9)

PHẦN I (4,0 điểm)- Luyện từ và câu:

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Cho đoạn văn:

"Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống... Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn."

Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào?

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: "Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống."

b. Khi miêu tả màu hoa cải, tác giả Phạm Đức viết:

"Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."

Dựa vào đoạn văn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Giải thích nghĩa của từ "đọng" trong câu văn:"Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."

- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã dùng trong đoạn văn?

Câu 2 (1,5 điểm):

a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi:

"...Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập."

Câu 3. (1,0 điểm):

Xác định các kiểu liên kết câu và chỉ ra những từ ngữ được dùng để liên kết tương ứng trong đoạn văn sau:

" Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. Họ nhích dần từng bước, người nọ nối tiếp người kia thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao." (Dương Thị Xuân Quý)

PHẦN II (6,0 điểm): Tập làm văn:

Miêu tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 9

I. PHẦN I (4,0 ĐIỂM): Luyện từ và câu.

Câu 1 (1,5 điểm)

a. (1,0 điểm)

- Ghi lại rõ ràng, khoa học và gọi đúng tên từng từ loại, được 0,5 điểm. (Gọi thiếu tên 1 loại (hoặc thừa), trừ 0,25 điểm). Cụ thể:

+ Động từ; ngăn, trào.

+ Tính từ: cứng, chắc

- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu văn, ghi lại mạch lạc, khoa học, được 0,5 diểm. Nếu chỉ xác định đúng 1 thành phần không cho điểm.

b. (0,5 điểm)

- Nêu được, ghi lại rõ ràng nghĩa của từ "đọng" trong câu văn, được 0,25 điểm.

+ Đáp án: Từ "đọng" trong câu văn có nghĩa chỉ kết quả của sự tích tụ, sự lưu giữ lại.

- Nêu được tên gọi của phép tu từ, được 0,25 điểm

+ Đáp án: Đoạn văn sử dụng phép so sánh;

+ (Nếu học sinh chỉ rõ dấu hiệu so sánh: như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành; là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại....cũng chỉ được 0,25 điểm)

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Xếp đúng các từ vào 4 nhóm từ đồng nghĩa, được 1,0 điểm (mỗi nhóm được 0,25 điểm, nếu xếp lẫn lộn hoặc thiếu từ trong một nhóm thì nhóm đó không có điểm)

1. Lấp lánh, lóng lánh.

2. Tràn ngập, đầy ắp.

3. Thiết tha, da diết.

4. Dỗ dành, vỗ về.

b. Điền đúng, đủ 2 dấu phẩy vào câu và viết lại đúng câu văn ra giấy thi được 0,5 điểm.

Đáp án: Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến (,) mùa hè sắp về (,) sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập." 

Câu 3 (1,0 điểm)

Xác định và gọi đúng tên 3 kiểu liên kết câu và ghi lại từng kiểu, được 1,0 điểm. (Nếu chỉ xác định và gọi tên đúng 2 kiểu liên kết chỉ được 0,5 điểm).

- Lặp từ ngữ: Những dặm rừng

- Dùng từ ngữ nối: Tất cả

- Thay thế từ ngữ: Họ 

PHẦN II (6,0 điểm)

a. Mở bài: Giới thiệu và cảm nhận chung về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5 điểm)

b. Thân bài: 

- Miêu tả được những cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: (4,5 điểm)

+ Cảnh vật chuyển mình khi bình minh lên, mặt trời mọc

+ Cảnh vật, cây cối, hoạt động của con người...

+ Con đường làng, cánh đồng, dòng sông...

- Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5 điểm)

c. Kết bài: 

- Cảm nghĩ về cảnh quê hương. (0,5 điểm) 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 10)

Câu 1 (3 điểm):

Cho các từ sau: "Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn."

Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là:

a) Từ ghép tổng hợp

b) Từ ghép phân loại

c) Từ láy

Câu 2 (2 điểm):

Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

"Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao".

Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó.

Câu 3 (5 điểm):

Tả một cây cho bóng mát mà em thích.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 10

Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 1 điểm (mỗi từ đúng được 0,25 điểm).

- Từ ghép tổng hợp: anh em, ăn mặc, tướng tá, non nước.

- Từ ghép phân loại: xe điện, cửa sông, cây bưởi, bút chì.

- Từ láy: ngay ngắn, vấp váp, nhức nhối, vuông vắn.

Câu 2: (2 điểm)

Yêu cầu: HS trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn

- Nội dung: Nêu bật được những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về mẹ qua khổ thơ.

+ Nỗi xúc động đến nôn nao khi ngắm nhìn những sợi tóc bạc trắng theo thời gian trên mái đầu mẹ. (0,5 điểm)

+ Hình ảnh đối lập: "Lưng mẹ cứ còng dần xuống - Cho con ngày một thêm cao" bộc lộ ḷòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với sự hy sinh thầm lặng của mẹ. (0.5 điểm)

+ Đó là những suy nghĩ chân thành, sâu sắc của một người con gửi đến mẹ. Nhà thơ đã nói hộ nỗi lọ̀ng của nhiều người con bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hoá, cùng hì́nh ảnh đối lập giàu giá trị. (0.5 điểm)

+ Hình thức: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc. (0,5 điểm)

Câu 3: (5 điểm)

a. Mở bài: Giới thiệu được tên loại cây đó, cảm nhận chung về ý nghĩa và mục đích của nó (0,5 điểm)

b. Thân bài: 

- Tả những nét tiêu biểu của cây mà em thích đó là gì? Thân, gốc, tán lá, hoa lá cành,... (HS có thể chọn một số nét tiêu biểu để tả, hoặc tả theo trình tự quan sát, hoặc theo mùa trong năm) (1,5 điểm)

- Tả một vài hoạt động của thầy và trò, bạn bè với cây đó (1,5 điểm)

- Tình cảm của em với cây đó. (1điểm)

c. Kết bài: 

Cảm nghĩ của bản thân về cây bóng mát đó. (0,5 điểm) 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 11)

Câu 1 (1 điểm)

Cho đoạn văn: (1) Lão đặt xe điếu, hút. (2) Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. (3) Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. (4) Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi.

(trích Lão Hạc - Nam Cao)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm những danh từ có trong đoạn văn trên.

b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo câu (2).

Câu 2 (1 điểm)

Cho đoạn văn: Tiếng cô lạc mất trong tiếng mưa rì rào của buổi chiều tàn buồn bã. Hôm ấy thuyền cô vắng khách. Cô đã cho thuyền đậu thêm một giờ nữa, nhưng người về vẫn không thấy một ai.

(trích Bến nứa - Thanh Tịnh)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.

b. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa và 1 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên

Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái

Xuôi ngược công trường những bánh xe reo

Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi.

(Đường ra mặt trận - Chính Hữu)

Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và tác dụng của biện pháp đó.

Câu 4. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê 5 quan hệ từ đơn mà em biết.

b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các quan hệ từ vừa tìm được và đặt thành câu ghép.

Câu 5. (6 điểm)

Em hãy miêu tả cánh đồng lúa chín.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 11

Câu 1.

a. (0,5 điểm) Lão, xe điếu, khói, đôi mắt, người say, câu nói, lòng, câu.

b. (0,5 điểm)

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi.

Câu 2.

a. (0,5 điểm) Rì rào, buồn bã, vắng.

b. (0,5 điểm)

- Từ đồng nghĩa với từ in đậm: đau buồn, buồn chán

- Từ trái nghĩa với từ in đậm: vui tươi, vui vẻ

Câu 3.

Đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. So sánh hình ảnh ngọn khói của tàu hỏa với những bàn tay vẫy gọi.

Sử dụng biện pháp tu từ so sánh giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những làn khói bay lên từ đoàn tàu, rung động trong gió như những bàn tay đang tạm biệt hậu phương để tiến về phía chiến trường xa xôi.

Câu 4.

a. (0,5 điểm) Liệt kê 5 quan hệ từ : và, vì, với, còn, nên, …

b. (0,5 điểm) Lan học bài còn em Hân chơi với bà ngoại. 

Câu 5. 

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài

Giới thiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh mà em được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín.

2. Thân bài

Cánh đồng lúa rộng tít tắp, trải dài đến chân trời.

Lúa chín đều, vàng ươm, cả cánh đồng như một tấm thảm lụa màu vàng ấm áp.

Ruộng được chia thành từng ô vuông, giữa các ô vuông là những lối đi nhỏ cho người nông dân dễ di chuyển. Khiến thửa ruộng nhìn từ trên cao xuống như một bàn cờ khổng lồ.

Các bông lúa cong xuống như lưỡi liềm bởi sức nặng của các hạt gạo.

Những hạt gạo sau bao tháng ngày cần mẫn hấp thu chất dinh dưỡng của đất trời nay đã trưởng thành, căng tròn.

Mỗi hạt gạo là một hạt ngọc của đất trời, là kết tinh của sự lao động chăm chỉ của người nông dân.

Mùi hương của lúa chín nồng đượm, khó có thể nhầm lẫn với mùi hương khác.

Cả cánh đồng bao trùm lên thứ mùi của hương đồng, gió nội.

Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa rung rinh, khẽ chạm vào nhau như đang nói chuyện.

Âm thanh của bông lúa chạm vào nhau tạo nên những rì rào nhè nhẹ như bản giao hưởng mừng vui cho một vụ mùa bội thu.

Nếu có gió mạnh thổi tới, thì cả cánh đồng sẽ dập dềnh lên xuống, như những con sóng vàng miên man, bất tận.

Khi ngắm cánh đồng lúa chín em cảm thấy lòng mình bình yên, nhẹ nhàng đến lạ.

c. Kết bài

Hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng ươm báo hiệu một mùa no ấm, đủ đầy với người nông dân.

Sắc vàng rực rỡ ấy đem đến hạnh phúc, vui sướng cho tất cả mọi người.

Vì thế, em rất yêu thích khung cảnh của cánh đồng lúa chín.

Mỗi khi người nông dân bắt đầu gieo trồng, em lại mong chờ đến giờ phút cả cánh đồng lúa chín vàng ươm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 12)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1: Câu nào là câu khiến?

A. A, mẹ về! 

B. Mẹ đã về chưa? 

C. Mẹ về đi, mẹ! 

D. Mẹ về rồi.

Câu 2: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào?

A. Chủ ngữ - vị ngữ 

B. Vị ngữ - chủ ngữ 

C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ 

D. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ

Câu 3: Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối. 

B. Dùng từ ngữ thay thế.

C. Lặp lại từ ngữ. 

D. Dùng từ ngữ nối.

Câu 4: Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì?

A. thán phục 

B. đau xót 

C. ngạc nhiên 

D. vui mừng

Câu 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa?

A. mênh mông – chật hẹp 

B. mạnh khoẻ - yếu ớt

C. mập mạp - gầy gò 

D. vui tươi - buồn bã

Câu 6: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. bình yên, thái bình, hiền hoà. 

B. thái bình, thanh thản, lặng yên.

C. thái bình, bình thản, yên tĩnh. 

D. bình yên, thái bình, thanh bình.

Câu 7: Từ nào chỉ sắc độ thấp?

A. vàng hoe 

B. vàng vọt 

C. vàng khè 

D. vàng vàng

Câu 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?

A. Thuốc đắng dã tật. 

B. Thẳng như ruột ngựa.

C. Cây ngay không sợ chết đứng. 

D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

B

A

C

D

D

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

1. HS viết được phần mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo), câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: (0,75 điểm)

2. HS viết được phần thân bài: (3 điểm). Trong đó:

- Nội dung: tả được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của thầy(cô giáo) trong một tiết học:

- Kĩ năng: diễn đạt đủ ý, rõ ràng; đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả:

- Cảm xúc: thể hiện được cảm xúc tự nhiên, chân thực:

3. HS viết được phần kết bài (thể hiện tình cảm của mình hoặc nhận xét về thầy (cô giáo)); dùng từ đặt câu chính xác, không sai lỗi chính tả: 0,75 điểm

4. Chữ viết chính tả toàn bài: 0,5 điểm

5. Dùng từ đặt câu toàn bài: 0,5 điểm

6. Sáng tạo: 0,5 điểm

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 12

Câu 1: (1 điểm) Học sinh có thể điền như sau:

a, chẳng những, không những (0,5 điểm)

b. nếu - thì. (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm) Mỗi từ đúng cho 0,25 điểm,

- DT: Thời gian, thanh niên, kỷ niệm, bà, 

- ĐT: trưởng thành, nhớ, ngậm ngùi. 

- TT: nhanh, 

Câu 3: (1 điểm)

Trạng ngữ: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, 

Chủ ngữ: người dân cày Việt Nam 

Vị ngữ: dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 4: (6 điểm)

* Yêu cầu:

- Bài viết có bố cục ba phần, diễn đạt trong sáng, rõ ràng mạch lạc.

- Tả đúng đối tượng (cảnh đẹp mà em thấy gần gũi, thân thiết nhất).

- Tả theo một trình tự hợp lí, biết tập trung vào cảnh trung tâm để làm nổi bật đặc điểm riêng của cảnh, thể hiện được sự gắn bó với cảnh đang tả.

- Văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

* Biểu điểm:

a. Mở bài: (0,5 điểm)

Giới thiệu được cảnh: cảnh gì? Gắn bó với em như thế nào?

b. Thân bài: (5,0 điểm)

Chi tiết điểm cho phần thân bài như sau:

+ Tả được bao quát cảnh (1,5đ)

+ Tả chi tiết cảnh, tập trung tả cảnh trung tâm để làm nổi rõ nét đặc biệt, nét riêng của cảnh. (2,0đ)

+ Biết lồng miêu tả cảm xúc khi tả để thể hiện sự gắn bó mật thiết với cảnh (1,5đ)

c. Kết bài: (0,5 điểm)

 Gợi lại vẻ đẹp của cảnh, khẳng định lại sự gắn bó của em với cảnh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 13)

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Cho đoạn văn sau: Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xamờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.

(Một đêm xuân - Thanh Tịnh)

a. (0,5 điểm) Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?

b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa”.

c. (0,5 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2 (2,5 điểm)

a. (1 điểm) Em hãy sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa và đặt tên cho nhóm từ đó: da diết, lấp lánh, tha thiết, thương nhớ, lung linh, bàng bạc, sáng chói, nhớ nhung, bâng khuâng, lóng lánh.

b. (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của câu ghép. Lấy ví dụ minh họa.

c. (0,5 điểm) Em hãy điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:

___________ trời mưa lớn ___________ nước ở các con sông dâng lên cao.

Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học của mình.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 13

Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)

Câu 1

a. (0,5 điểm) Tính từ.

b. (0,5 điểm)

- Trạng ngữ: ở đây

- CN1: trời - VN1: màu biếc

- CN2: đất - VN2: màu lam

- CN3: mùi sơn - VN3: đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.

(và là quan hệ từ nối 2 cụm chủ vị lại với nhau)

c. (0,5 điểm)

BPTT so sánh. So sánh mùi của sơn với mùi hương của bửu tọa.

Câu 2

a. (1 điểm)

- Cảm xúc (tình cảm): da diết, tha thiết, thương nhớ, nhớ nhung, bâng khuâng,

- Ánh sáng: lấp lánh, lung linh, bàng bạc, sáng chói, lóng lánh.

b. (1 điểm)

- Đặc điểm cấu tạo câu ghép: câu ghép là câu được tạo nên từ nhiều vế câu, mỗi vế câu có cấu tạo như 1 câu đơn có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

- Ví dụ: Lúc mẹ em đang nấu cơm ở trong bếp thì bố em tưới nước cho vườn rau ở sau nhà.

c. (0,5 điểm)

- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả (vì nên, do nên, tại nên…)

- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả (hễ thì, nếu thì…)

Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học mà em muốn kể.

2. Thân bài

a. Trước khi buổi lễ bắt đầu

- Em đến trường từ rất sớm với tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng với nhiều suy nghĩ, cảm xúc khó tả.

- Ngôi trường có gì khác với thường ngày? (các bạn học sinh không mang theo cặp sách, thầy cô cũng khoác lên mình nhiều bộ trang phục xinh đẹp, các lớp học không rộn ràng tiếng ôn bài…)

- Ngôi trường được trang trí như thế nào?

+ Dọc hàng rào và lối đi được treo các dải cờ nhỏ nhiều màu sắc.

+ Trước cổng là một băng rôn lớn màu đỏ có dòng chữ Lễ bế giảng năm học 2019 - 2020.

+ Trên sân khấu có trang trí những gì? Dưới hàng ghế ngồi được sắp xếp ra sao.

- Khách mời đến tham dự buổi lễ gồm những ai?

b. Khi buổi lễ diễn ra

- MC giới thiệu khách mời và tiến trình buổi lễ.

- Các thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh thay nhau lên phát biểu.

- Phần trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích tốt cho năm học. 

- Các tiết mục văn nghệ đa dạng, sôi động, hấp dẫn, thú vị do các bạn học sinh biểu diễn, và do các thầy cô cùng các phụ huynh đóng góp.

- Buổi lễ diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng khó phai cho mọi người.

c. Kết thúc buổi lễ

- Mọi người rời khỏi hội trường, bộ phận hậu cần bắt đầu dọn dẹp mọi thứ.

- Mọi người tụm lại trò chuyện, chụp ảnh.

- Em và các bạn tranh thủ đi đến từng lớp, từng sân trường để ôn lại các kỉ niệm trước khi tạm biệt trường để đến một ngôi trường mới.

3. Kết bài

- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của em về buổi lễ này.

- Nêu những tình cảm của em dành cho ngôi trường đã gắn bó với mình bao lâu nay.

- Sau này em sẽ trở về thăm trường với tư cách là một cựu học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 14)

Câu 1. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa với từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(trích Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao dưới đây:

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Câu 2. (1 điểm)

Cho đoạn văn sau: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.”

(trích Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)

a. (0,5 điểm) Sắp xếp các từ sau thành từ ghép và từ láy: buổi sáng, mùa đông, tháng mười, nứt nẻ.

b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1 điểm)

Cho đoạn văn sau: “Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.”

(trích Chuyến xe cuối năm - Thanh Tịnh)

Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 4. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các cặp quan hệ từ vừa tìm được và đặt câu.

Câu 5. (1 điểm)

Em hãy phân tích cấu tạo của câu sau: “Từ đằng xa, tiến lại hai cậu bé.” 

Câu 6. (5 điểm)

Tập làm văn: Em hãy miêu tả lại ngôi trường Tiểu học đã cùng em gắn bó suốt bao năm qua.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 14

Câu 1. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Tổ quốc, quốc gia, giang sơn…

b. (0,5 điểm) Trong - đục

Câu 2. (1 điểm)

a. (0,5 điểm)

- Từ ghép: buổi sáng, mùa đông, tháng mười

- Từ láy: nứt nẻ

b. (0,5 điểm) đột nhiên, ấm, hanh, nứt nẻ, giòn khô, nóng bức,…

Câu 3 (1 điểm)

Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

So sánh dáng vẻ chiếc xe lửa đêm khi di chuyển với hình ảnh đoàn người đi trốn nợ, chúng giống nhau về tốc độ di chuyển nhanh chóng, vội vàng.

Tác dụng: Khiến cho người đọc dễ hình dung, liên tưởng về tốc độ di chuyển vội vàng, nhanh chóng của chiếc xe lửa. Đồng thời làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và gợi hình hơn.

Câu 4. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Vì nên, do nên, nhờ mà, tại mà…

b. (0,5 điểm) Gợi ý:

- Vì thời tiết trở nên rét mướt nên mọi người mặc nhiều áo ấm hơn.

- Nhờ học hành chăm chỉ mà bạn Tuấn đạt được kết quả cao trong kì thi lên lớp 6.

Câu 5(1 điểm)

- Trạng ngữ: Từ đằng xa

- Vị ngữ : tiến lại. 

- Chủ ngữ : hai cậu bé. 

Câu 6 (5 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu về ngôi trường Tiểu học mà em đã cùng gắn bó suốt bao năm qua.

2. Thân bài

a. Tả khái quát:

- Ngôi trường có tên là gì? Đã được thành lập lâu chưa?

- Ngôi trường nằm ở địa chỉ nào?

- Ngôi trường nằm trên một khoảng đất rộng hay hẹp (diện tích khoảng bao nhiêu?)

- Ngôi trường được xây dựng khang trang, hiện đại.

- Gồm có 3 tòa nhà xây theo hình chữ U

- Xung quanh ngôi trường là những gì? (các hàng quán, nhà dân…)

b. Tả chi tiết: ngôi trường chia thành các khu riêng:

- Khu nhà giảng dạy và học tập:

+ Nằm ở phần chính giữa, đối diện với cổng ra vào của ngôi trường.

+ Là 1 tòa nhà gồm có 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng học.

+ Tường sơn màu vàng, lát gạch hoa.

+ Mỗi lớp học đều trang bị các bàn ghế, bảng, quạt, máy chiếu… phục vụ công việc học tập.

+ Ngoài ra, còn có tủ để đồ, các chậu hoa trên ban công của học sinh…

+ Các cửa sổ và cửa ra vào đều được ốp kính giúp phòng luôn sáng sủa…

- Khu nhà cho các hoạt động ngoại khóa:

+ Là một tòa nhà gồm 3 tầng. 

+ Tầng 1 là một căn phòng rất lớn để chúng em học thể dục và tổ chức các hoạt động vui chơi.

+ Tầng 2 là các phòng máy tính hiện đại cho HS học môn tin học và phục vụ các hoạt động khác.

+ Tầng 3 là thư viện với rất nhiều các loại sách thú vị và bàn ghế cho chúng em đọc tại chỗ.

- Khu nhà giáo viên:

+ Là một tòa nhà gồm 2 tầng. 

+ Gồm các phòng dành cho các thầy cô giáo ngồi nghỉ ngơi, chuẩn bị cho các giờ dạy, đồng thời tổ chức các cuộc họp.

- Khu nhà để xe: 

+ Nằm dọc theo phần hàng rào của trường.

+ Được lát nền bằng xi măng và có mái che. 

+ Chia thành các ô lớn cho chúng em để xe đạp

- Sân trường:

+ Rộng rãi, thoáng mát.

+ Trồng nhiều cây xanh (cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa…) và có nhiều bồn hoa do chúng em tự chăm sóc. 

+ Đây là nơi để chúng em vui chơi, trò chuyện sau những giờ học tập mệt mỏi. 

+ Đây cũng là nơi để chúng em diễn ra các buổi lễ quan trọng như chào cờ, khai giảng…

- Hoạt động của con người (thầy cô, học sinh, bác bảo vệ, bác lao công…)

3. Kết bài

Lưu ý: GV chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 15)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Câu 1: Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai

Câu 2: Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì 

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào?

PHẦN II: LÀM VĂN 

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 15

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

Câu 1: Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ Mây và sóng ? Tác giả là R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

Câu 2: 

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ. 

+ Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu con dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là bạn trẻ ngoan ngoãn và biết yêu thương mẹ mình.

PHẦN II: LÀM VĂN 

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 16)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (4 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

 ... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nàoTác giả là ai?  

Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.   (1,00đ)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 16

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

- Tác giả: O Hen-ry

Câu 2.

- Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi

Câu 3.

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:

- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.

- Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

- Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

BÀI LÀM THAM KHẢO

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 17)

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm 

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 17

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 2: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết]⟶ Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Câu 5: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Bài làm tham khảo

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 18)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi ...”

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) 

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. 

Câu 2: Từ “đi” trong câu “Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. 

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai

Câu 4: Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? 

PHẦN II: LÀM VĂN 

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ? 

BÀI LÀM THAM KHẢO

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Nghĩa chuyển

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ "Ánh nắng"

- Tác dụng:

+ Tạo sự hàm xúc cho câu thơ

+ Gợi liên tưởng thú vị cho người đọc

+ Thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.

Câu 4:

- Người con chưa hiểu được cặn kẽ những vất vả của cha

- Người con chưa thấu hiểu được những gì mà cha muốn truyền đạt cho con.

PHẦN II: LÀM VĂN 

Bài làm tham khảo

Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Có những ước mơ nhỏ bé nhưng cũng có những ước mơ lớn lao, cao cả. Người có ước mơ là người luôn biết cố gắng đạt được thành công, khát khao của mình trong cuộc sống. Như Ê đi sơn, dù bị chê dốt nhưng ông vẫn cố gắng, nỗ lực để đạt được ước mơ trở thành nhà bác học của mình. Thật vậy, ước mơ giúp chúng ta có động lực để vươn lên trong cuộc sống. Về tuổi thơ, ước mơ giúp ta có những phấn đấu hết mình để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Nó còn cho ta một những ngọn lửa để ta thắp sáng những đam mê, nuôi dưỡng của mình. Đã có rất nhiều bạn nhỏ nuôi ước mơ mình sẽ trở thành một giáo viên khi lớn lên. Và điều ấy sẽ giúp bạn vươn lên học tập để đạt được nó. Tuy nhiên, có ước mơ thôi chưa đủ, bạn còn phải biết nỗ lực để biến nó thành sự thật. Đừng để ước mơ mãi mãi chỉ là ước mơ. Hơn nữa, đừng ước những điều quá xa vời như có nhiều tiền, nhiều vàng,... ước những điều quá vô ảo vô thực. Mỗi người hãy có đam mê, khát khao cho chính bản thân mình và hãy cố gắng biến nó thành sự thật.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 19)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rât nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trong trí, (...)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn.

II. Tập làm văn (7 điểm)

Trình  bày cảm nhận của em về bài thơ “Mây và sóng”.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn học lớp 6 - Đề số 19

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1: 

- Thuộc văn bản “Gió lạnh đầu mùa”

- Tác giả Thạch Lam

Câu 2: 

- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn:

chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn.

- Nhân vật Sơn là một câu bé tốt bụng, có trái tim và tình yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn

II. Tập làm văn (7 điểm)

Bài làm tham khảo

Ta-go, một nhà thơ vô cùng nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Thơ ông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong đó, “Mây và sóng” - gợi cho người đọc cảm nhận về tình mẫu tử.

Em bé trong bài đã kể cho người mẹ nghe về những điều mình vừa trải qua. Cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện lên thật lung linh dưới cái nhìn của một đứa trẻ. Những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Hay cả những chuyến hành trình phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì trong lòng em bé “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng câu hỏi cho thấy khao khát khám phá đến tận cùng.

Khi nghe câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu trả lời giúp người đọc nhận ra mong muốn được gắn bó với mẹ. Đọc những câu thơ vừa hỏi đấy mà cũng như trả lời thì chúng ta đã cảm nhận được rằng những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Để rồi, em bé đã thật sáng tạo khi nghĩ ra một trò chơi chỉ dành cho mẹ và con:

“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”

Ta-go đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận  

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

        Mức độ

 

Lĩnh vực 

nội dung

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

 

Vận dụng cao

 

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt  Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa 

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) 

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) 

 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

   

- Số câu

- Số điểm 

- Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

 

3

5.0

50%

 

II. Làm văn

     

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. 

 

- Số câu 

- Số điểm

- Tỉ lệ

     

1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ

1

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%

4

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 20)

Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) 

Cho đoạn văn:
 
"Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hờ cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đầu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chi có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui"...

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam – SGK Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 – HK2)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
Câu 2 (2 điểm). Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật?
Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui vui?

Phần II: Đọc hiểu ( 6,0 điểm) Cho đoạn văn:

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 21)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

      Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi.

      Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn.

(Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm): “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1 điểm): Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em yêu thích nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 22)

Phần I. (4 điểm) Cho đoạn văn

     Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”

Câu 1 (1,0 điểm): Hãy đặt tiêu đề cho đoạn trích trên?

Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy?

Câu 3 (2,0 điểm): Đoạn trích trên đưa đến cho em những kinh nghiệm gì trong quá trình “đọc” của bản thân.

Phần II. (6 điểm) Tập làm văn

Hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 23)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Con là nỗi buồn của cha 

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

Con là niềm vui của cha

Dù nhỏ bằng hạt vừng 

Ăn mãi không bao giờ hết

Con là sợi dây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ

                      ( Trích Con là… - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2)

Câu 1 ( 1,0 điểm): Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

Câu 3 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về tình cảm người cha dành cho con được thể hiện trong bài thơ trên

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Con là… của tác giả Y Phương. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 24)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
 Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” 

                      ( Trích Những cánh buồm - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2)

Câu 1 ( 1,0 điểm): Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? 

Câu 3 (1 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 25)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

“Em hạnh phúc vì được làm con của mẹ Hà. Bây giờ, em chỉ ước học thật nhanh, ra trường đi làm có tiền rồi đưa mẹ ra tiệm để mua tặng mẹ một đôi dép, một bộ quần áo mới, mời mẹ vào nhà hàng ăn một bữa thật ngon. Mười tám năm qua, mẹ đã vất vả vì em, dành tất cả những gì tốt nhất cho em.”

( Trích Con gái của mẹ - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2)

Câu 1 ( 1,0 điểm): Trích đoạn trên là lời của ai?

Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng của phép tu từ đó là gì?

Câu 3 (1 điểm): Hãy viết 4-5 câu bày tỏ tình cảm của em với mẹ của mình.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết về người mẹ thân yêu của em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 26)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Hôm rày, ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng Dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là những âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Những ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi.

Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ.

Câu 1 ( 1,5 điểm): Trích đoạn trên thuộc văn bản nào em đã được học? Tác giả của văn bản đó là ai? Hãy trình bày một vài hiểu biết của em về tác giả đó?

Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1 điểm): Hãy kể lại một kỉ niệm thời tuổi thơ với các bạn mà em nhớ mãi.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 27)

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 28)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (4 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

 ... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nàoTác giả là ai?  

Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,0đ)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rât nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trong trí, (...)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn.

II. Tập làm văn (7 điểm)

Trình  bày cảm nhận của em về bài thơ “Mây và sóng”.

4638
  Tải tài liệu