Nội dung chính bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay nhất | Cánh diều Ngữ văn lớp 6

HoidapVietJack giới thiệu tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay nhất Ngữ văn lớp 6 Cánh diều đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập lớp 6.

610
  Tải tài liệu

Phần 1: Nội dung chính bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn lớp 6

Với sự kết hợp giữa văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động. Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

                                          Nội dung chính bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay nhất - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Phần 2: Bố cục văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn lớp 6

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...của Hoa Kì): Ý tưởng Tuyên ngôn Độc lập hình thành

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...bản thảo Tuyên ngôn Độc lập): Quá trình Tuyên ngôn Độc lập được soạn thảo.

- Phần 3 (Còn lại): Tuyên ngôn Độc lập được công bố.

                                                   Bố cục Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập chính xác nhất - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Phần 3: Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 1

Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh viết và đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945, “khai sinh” nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện đó được thuật lại theo trình tự thời gian. Ngoài phần sa pô, văn bản gồm ba phần: giới thiệu sự kiện, diễn biến của sự kiện và kết thúc sự kiện. Việc sử dụng tranh ảnh, tờ lịch trong văn bản cũng góp phần làm cho văn bản thêm sinh động, tăng tính chân thực của thông tin được nói đến trong bài. 

                                                           Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay, ngắn nhất (4 mẫu) - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 2

Ngày 4-5-1945, Bác rời Tân Trào, đề nghị Trung úy Giôn thả dù cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì. Ngày 22-8-1945, Người về Hà Nội, triệu tập và chủ trì cuộc họp để chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. Sáng người làm việc tại trụ sở của Chính phủ lâm thời, tối tại 48 Hàng Ngang, Người tự đánh máy bản tuyên ngôn. Sau khi nhờ mọi người góp ý, 14 giờ ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam.

 

Bài viết liên quan

610
  Tải tài liệu