Bố cục Vẻ đẹp của một bài ca dao đúng nhất | Cánh diều Ngữ văn lớp 6

HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao Ngữ văn lớp 6 Cánh diều đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao lớp 6.

485
  Tải tài liệu

Phần 1: Bố cục văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...đồng lúa quê hương): Vẻ đẹp của bài ca dao 

- Phần 2 (Tiếp theo đến …nói lên điều đó): Vẻ đẹp cánh đồng

- Phần 3 (Còn lại): Vẻ đẹp cô gái thăm đồng.

                                                     Bố cục Vẻ đẹp của một bài ca dao chính xác nhất - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Phần 2: Nội dung chính bài Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6

Qua “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

                                              Nội dung chính bài Vẻ đẹp của một bài ca dao hay nhất - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Phần 3: Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 1

Văn bản là sự cảm nhận mới của tác giả về bài ca dao Đứng bên ni đồng,  ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Theo tác giả cảm nhận hình ảnh cô gái không chỉ xuất hiện trong hai câu thơ cuối mà hình ảnh cô gái xuất hiện trong cả bài thơ. Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngắm cánh đồng thể hiện sự năng nổ, tích cực của người con gái muốn ngắm cánh đồng từ nhiều phía để thâu tóm, nắm bắt. Hai câu thơ sau cô gái tập trung miêu tả chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình rất hồn nhiên và đầy sinh động. Qua đó thấy được giá trị của bài ca dao, là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

                                                    Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao hay, ngắn nhất (4 mẫu) - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 2

Khi phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Tuy nhiên, không hoàn toàn tách biệt như vậy bởi vì ngay từ hai câu đầu: hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hòa quyện với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được đảo lại và trước đó cô gái đã miêu tả chỗ đứng, cách quan sát cánh đồng của mình. Nhờ hai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng”  và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống. 

Bài viết liên quan

485
  Tải tài liệu