Dương Thị Vân Anh
Đồng đoàn
285
57
Câu trả lời của bạn: 17:32 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Chiếu dời đô
Câu trả lời của bạn: 17:32 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Chiếu dời đô
1. Lí do dời đô.
- Cơ sở lịch sử :
+ Nhà Thương: 5 lần dời đô
+ Nhà Chu: 3 lần dời đô
- Mục đích:
+ Đóng đô ở nơi trung tâm
+ Mưu toan nghiệp lớn
+ Tính kế muôn đời cho con cháu
- Kết quả: vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh.
- Nhà Định – Lê đóng đô một chỗ là hạn chế
- Hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.
→ Số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ
⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.
2. Lí do chọn Đại La làm kinh đô.
Dựa vào lợi thế của thành Đại La:
- Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Về địa lí: trung tâm đất trời, thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng.
- Dân cư: khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi.
⇒ Luận cứ xác đáng, khẳng định Đại La là nơi đóng đô bền vững, đưa đất nước phát triển phồn thịnh.
3. Quyết định dời đô.
- Kết thúc bài chiếu, tác giả không nêu mệnh lệnh mà đặt câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi.
- Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ, tình cảm chân thành,
- Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện vọng của dân.
Câu trả lời của bạn: 17:31 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Chiếu dời đô
1. Tác giả
- Lí Công Uẩn (974-1028), tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).
- Là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.
- Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.
b, Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → “không thể không dời đổi”: Lí do dời đô.
- Phần 2: Tiếp theo → “đế vương muôn đời”: Lí do chọn Đại La làm kinh đô.
- Phần 3: Còn lại: Quyết định dời đô.
c, Thể loại: Chiếu – là thể văn được vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
d, Giá trị nội dung: Bài “Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
e, Giá trị nghệ thuật:
- Là áng văn chính luận đặc sắc, viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
- Dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục
- Có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Câu trả lời của bạn: 17:25 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Đi đường
Câu trả lời của bạn: 17:25 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Đi đường
1. Câu khai:
- "đi đường – gian lao" → cách nói trực tiếp nhằm nhấn mạnh việc đi đường rất gian lao khổ cực.
⇒ Ẩn dụ: chỉ con đường Cách mạng đầy gian nan thử thách
2. Câu thừa
- Điệp ngữ “ núi cao” – nhấn mạnh nỗi gian lao, vất vả của con đường
→ Nói đến gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết lớp núi này đến lớp núi khác – Kinh nghiệm rút ra từ thực ti
Câu trả lời của bạn: 17:24 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Đi đường
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguy
Câu trả lời của bạn: 17:11 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Ngắm trăng
Câu trả lời của bạn: 17:09 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Ngắm trăng
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
- Hoàn cảnh
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.
+ Điều kiện: không rượu, không hoa
→ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ,
- Tâm trạng của Bác: “khó hững hờ”: tâm trạng bối rối, xao xuyến
→Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm tinh tế của Bác
2. Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
+ Người ngắm trăng : Bác vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến với trăng
+ Trăng nhòm, ngắm nhà thơ: Trăng chủ động tìm đến với Bác
- Câu trúc đối giữa câu 3,4, nghệ thuật nhân hóa → sự giao thoa, hòa quyện giữa Bác với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
→Tình yêu thiên nhiên, tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
- Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích.
→ Phong thái ung dung, tự tại, ý chí nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng.
- Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng tự do là niềm hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
Câu trả lời của bạn: 17:09 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Ngắm trăng
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguy
Câu trả lời của bạn: 16:56 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
Câu trả lời của bạn: 16:55 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Tức cảnh Pác Bó
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
- Cảnh sinh hoạt của Bác
+ Thời gian: sáng- tối
+ Không gian: suối – hang
+ Hành động: ra – vào
→ lối sống giản dị, đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng
- Cảnh làm việc của Bác
+ Thức ăn: cháo bẹ, rau măng → thức ăn giản dị mộc mạc, đơn sơ
+ Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh → Khó khăn, thiếu thốn
+ Công việc: dịch sử Đảng → Công việc vĩ đại, quan trọng
→ Cuộc sống và công việc đầy khó khăn của Bác
⇒ Tình yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào
2. Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng
+ “Sang” – dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trọng và vui thích
+ “Sang” - niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác
⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống
→ đây chính là nhãn tự của bài thơ
Câu trả lời của bạn: 16:43 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Tức cảnh Pác Pó
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
- Quê quán : Nam Đàn - Nghệ An
- Là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
- Là danh nhân văn hóa thế giới
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: 2/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó
- Phần 2: câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
e. Nhan đề bài thơ:
- Tức cảnh: Từ một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà viết nên thơ
- Pác Bó: Cốc Pó – nghĩa là đầu suối
→ Từ cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt nơi hang Pác Bó, Bác Hồ bày tỏ cảm nhận của mình về cuộc đời làm cách mạng
f. Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
g. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
Câu trả lời của bạn: 16:40 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Khi con tu hú
Câu trả lời của bạn: 16:39 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Khi con tu hú
1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu thơ đầu)
+ Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều → náo động, rạo rực
+ Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh). → rực rỡ, tươi tắn
+ Hương vị: chín, ngọt → ngọt ngào, đầy sức sống
+ Không gian: rộng mà cao (TT): → thoáng đãng, tự do
- Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ, động từ, tính từ:
- Biện pháp liệt kê: những hình ảnh tươi sáng của mùa hè
→ Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ
→ Tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu cuộc sống tha thiết của người tù Cách mạng
2. Tâm trạng người tù cách mạng (4 câu cuôis)
- Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ).
- Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10).
→ Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ
→ niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.
* Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau:
- Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.
- Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.
→ Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của cuộc sống hối hả, là khao khát đất nước hòa bình, độc lập đang cháy hừng hừng trong lòng người tù- nhà thơ.
Câu trả lời của bạn: 16:39 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Khi con tu hú
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguy
Câu trả lời của bạn: 16:36 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Quê hương
1. Giới thiệu chung về làng quê
- Lời giới thiệu: “ vốn làm nghề chài lưới” – làng nghề đánh cá truyền thống
- Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông
⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Thời gian : Sớm mai hồng → gợi niềm tin, hi vọng
- Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”
→ Buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
- Hình ảnh chiếc thuyền: “ hăng”, “ phăng”, “ mạnh mẽ”, phép so sánh: “như con tuấn mã” → khí thế mạnh mẽ, sôi nổi , sự dũng mãnh của con thuyền
- “Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương
⇒ Bức tranh lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Không khí trở về:
+ Trên biển ồn ào
+ Dân làng tấp nập
→Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
- Hình ảnh người dân chài:
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: → vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nhuộm vị nắng gió xa xăm
⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm
3. Nỗi nhớ quê hương da diết
- Hình ảnh : “ màu nước xanh”, “ cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “ con thuyền rẽ sóng”
→ Hình ảnh binh dị, thân thuộc
- Mũi vị “ mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, của con người → hương vị đặc trưng của quê hương
⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương
Câu trả lời của bạn: 16:35 13/04/2021
B/ Tìm hiểu về bài thơ Quê hương
1. Tác giả
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách di
Câu trả lời của bạn: 16:33 13/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Ông đồ
Câu trả lời của bạn: 16:32 13/04/2021
C/ Đọc hiểu bài thơ Ông đồ
1. Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
- Khung cảnh xuất hiện:
+Thời gian: hoa đào nở - mùa xuân
+ Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho
+ Địa điểm: phố đông người → sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về
- Hình ảnh ông đồ:
+ Cặp từ “mỗi năm…lại” → xuất hiện quen thuộc đều đặn của ông đồ như một thói quen thường lệ thu hút sự chú ý của bao người
+ Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài” → Thời kì vàng son của ông đồ
⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam.
2. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:
+ “mỗi năm mỗi vắng” – xuất hiện thưa thớt theo thời gian.
+ “Người thuê viết nay đâu?” - Câu hỏi tu từ → xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.
→ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không ai thuê viết, ngợi khen
- Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập:
+ Hình ảnh nhân hóa: Giấy đỏ - không thắm, mực đọng – nghiên sầu, → không gian ảm đạm, gợi cảm giác bẽ bàng, trơ trọi.
+ Tả cảnh ngụ tình: lá vàng, bụi bay - Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo
→ Tâm trạng con người buồn tủi, cô đơn, tội nghiệp
⇒ Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa đường phố - sự mai một của nét văn hóa truyền thống, sự lãng quên của lòng người đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Tình cảm của nhà thơ:
- Thời gian: mùa xuân - đào lại nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên)
- Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng
- Câu hỏi tu từ : “Những người muôn năm cũ...bây giờ?”: Câu hỏi tu từ không lời đáp → nỗi niềm xót xa, cay đắng.
⇒ Tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc