Tác giả tác phẩm Ngắm trăng Ngữ văn lớp 8 - bố cục, nội dung bài thơ, sơ lược về tác giả, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy, bài văn phân tích mẫu
Bài giảng Ngắm trăng - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
A/ Nội dung và tóm tắt bài thơ Ngắm trăng
Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.\
Dịch thơ
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Quảng cáo
3 câu trả lời 923
B/ Tìm hiểu về bài thơ Ngắm trăng
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguy
C/ Đọc hiểu bài thơ Ngắm trăng
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
- Hoàn cảnh
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.
+ Điều kiện: không rượu, không hoa
→ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ,
- Tâm trạng của Bác: “khó hững hờ”: tâm trạng bối rối, xao xuyến
→Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm tinh tế của Bác
2. Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
+ Người ngắm trăng : Bác vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến với trăng
+ Trăng nhòm, ngắm nhà thơ: Trăng chủ động tìm đến với Bác
- Câu trúc đối giữa câu 3,4, nghệ thuật nhân hóa → sự giao thoa, hòa quyện giữa Bác với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
→Tình yêu thiên nhiên, tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
- Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích.
→ Phong thái ung dung, tự tại, ý chí nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng.
- Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng tự do là niềm hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
1017
-
-
-
-
-