Phạm Thị Thu Trang
Bạch kim đoàn
1,985
397
Câu trả lời của bạn: 11:33 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
1. Tác giả: Theo tài liệu của Sở khoa học – công nghệ
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi . Ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → bao bì ni lông: Giới thiệu “Ngày Trái Đất” và chủ đề ngày trái đất năm 2000.
- Phần 2: Tiếp theo → môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng.
- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi
c, Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng
d, PTBĐ: Nghị luận, thuyết minh
e, Giá trị nội dung:
- Lời kêu gọi giản dị, tạo ấn tượng cho người đọc, có ý nghĩa như một khẩu hiệu, một thông điệp gửi tới tất cả mọi người để cùng nhau hành động: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
* Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Hình thức trang trọng.
- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.
- Bố cục chặt chẽ.
- Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chân thành... trên cơ sở khoa học khách quan, đáng tin cậy…
Câu trả lời của bạn: 11:30 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Hai cây phong
* Mạch kể chuyện:
- Mạch kể thứ nhất: xưng tôi - là họa sĩ → bộc lộ cảm xúc riêng về hai cây phong.
- Mạch kể thứ hai: xưng chúng tôi - lũ trẻ ngày trước → cảm xúc chung về hai cây phong.
=> Việc thay đổi ngôi kể làm cho câu chuyện sinh động thân mật đáng tin cậy hơn, Không những là câu chuyện của riêng tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người.
1. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu
- Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn, thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong....
- Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương.
→ Nghệ thuật so sánh: khẳng định giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong.
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi
- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau
- Hai cây phong gắn bó với sự sống với con người
- Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu
+ Tác giả nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen.
+ Kỷ niệm của những lần phá tổ chim.
- Nghệ thuật nhân hoá → tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân.
→ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến…
3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen
- Thầy đã đem 2 cây phong về trồng cùng bé An-tư-nai
- Gửi gắm ở 2 cây phong ước mơ, hi vọng.
→ những đứa trẻ nghèo khổ...thành người có ích.
- Hai cây phong là nhân chứng cho 1 câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò.
Câu trả lời của bạn: 11:30 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Hai cây phong
1. Tác giả
- Ai-ma-tôp (1928- 2008), là nhà văn Cư- rơ- gư- xtan (thuộc Liên Xô trước đây)
- Là tác giả của nhiều tập truyện vừa và nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản trích trong phần đầu của truyện : “Người thầy đầu tiên” - 1957
b, Bố cục: 4 phần
- Phần 1: Từ đầu → say sưa ngây ngất: Giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong
- Phần 2: Tiếp theo → chiếc gương thần xanh: Cảm nhận của “tôi” về hai cây phong mỗi lần về thăm quê
- Phần 3: Tiếp theo → biêng biếc kia: Hai cây phong và kí ức của tuổi thơ
- Phần 4: Còn lại: Hai cây phong và thầy Đuy-sen
c, Thể loại: Truyện ngắn.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
- Miêu tả sinh động, cụ thể hình ảnh hai cây phòn bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
- Thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên, yêu quý, trân trọng người thầy đầu tiên
f, Giá trị nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo
- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc
- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng táo bạo đầy chất thơ
Câu trả lời của bạn: 11:27 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
1. Nhân vật Giôn-xi
a, Hoàn cảnh sống:
- nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo
- bị bệnh sưng phổi nặng
b, Di
Câu trả lời của bạn: 11:27 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
1. Tác giả
- O. Hen-ri (1862-1910) là nhà văn hiện thực nước Mĩ chuyên viết truyện ngắn
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản là phần cuối của truyện “Chiếc lá cuối cùng”
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết
- Phần 2: Tiếp theo → vịnh Na- plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết
- Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng
c, Thể loại: Truyện ngắn.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.
- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.
- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
Câu trả lời của bạn: 11:20 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê.
- Xuất thân: Quý tộc nghèo.
- Ngoại hình: Gầy gò, cao lênh khênh.
- Trang phục: đội mũ sắt, áo giáp sắt, vai mang giáo dài đã han gỉ
- Cưỡi ngựa còm.
- Lí tưởng: làm hiệp sĩ để trừ gian ác, giúp người lương thiện.
- Hành động: Xông vào đánh cối xay gió → tưởng là những tên khổng lồ.
- Trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.
- Kết quả: Giáo gẫy tan tành, người và ngựa lăn ra xa, ngựa: toạc nửa vai.
→ Lí tưởng cao đẹp, hành động dũng cảm nhưng đầu óc thì mê muội.
- Nghệ thuật: khoa trương, kể, tả hấp dẫn.
=> Làm nổi bật hình ảnh Đôn-ki-hô-tê là một người có đầu óc hoang tưởng, bị ảnh hưởng bởi những truyện hiệp sĩ giang hồ → không thực hiện được khát vọng trở thành một kẻ nực cười.
2. Giám mã Xan- chô- pan- xa.
- Xuất thân: Nông dân.
- Hình dáng: Béo, lùn.
- Cưỡi con lừa thấp lè tè.
- Làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê.
- Tính cách: thích ăn uống, ngủ → thực dụng.
- Hành động:
+ Can ngăn Đôn-ki-hô-tê: Đó là những chiếc cối xay gió.
+ Thúc lừa đến cứu chủ, nâng, đỡ Đôn-ki-hô-tê lên ngựa → tận tụy, hết lòng phục vụ chủ.
+ Hơi đau là rên rỉ ngay → thật thà và hèn nhát.
→ Đầu óc thì tỉnh táo nhưng lí tưởng lại thấp hèn, khát vọng tầm thường, chỉ nghĩ đến quyền lợi và sự hưởng thụ của cá nhân mình.
- Nghệ thuật: Tương phản, đối lập; cách xây dựng nhân vật độc đáo.
=> Chế gi
Câu trả lời của bạn: 11:19 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Tác giả
- Xec –van –tet (1547- 1616)
- Là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha thời phục hưng
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- VB trích từ phần đầu chương VIII của cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → Không cân sức: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu
- Phần 1: Nói rồi → Toạc nửa vai: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
- Phần 1: Vừa bàn tán → hết: Hai thầy trò tiếp tục lên đường
c, Thể loại: Tiểu thuyết.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
- Qua văn bản tác giả chế gi
Câu trả lời của bạn: 11:15 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Cô bé bán diêm
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Hoàn cảnh:
+ Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã mất
+ Sống với cha: khó tính, nghiện rượu
+ Sống chui rúc một xó trên gác sát mái nhà
+ Em phải đi bán diêm trên phố
→ Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả.
- Hình ảnh em bé:
+ Thời gian: đêm khuya, giao thừa gần đến
+ Không gian: đường phố rét dữ dội, trong các nhà sáng rực, ngoài phố sực nức mùi ngỗng quay.
+ Em bé: đầu trần chân đất, bụng đói cật rét, dò dẫm trong bóng tối.
- Nghệ thuật: tương phản
→ Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.
=> Làm nổi bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc
2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng, thực tại của cô bé bán diêm.
Mộng tưởng
Thực tại
Lần 1
- Ngồi trước lò sưởi rực hồng
→ Mong ước được sưởi ấm
- Lò sưởi biến mất
- Bần thần cả người, nghĩ về nhà thế nào cũng bị cha mắng
Lần 2
- Bàn ăn sạch sẽ, những đồ dùng quý giá, có ngỗng quay.
→ Ước được ăn ngon
- Bức tường dày đặc lạnh lẽo
- Khách qua đường lãnh đạm
Lần 3
- Cây thông Noel, hàng trăm ngọn nến, những ngôi sao sáng lấp lánh
→ Ước được vui đón Noel
- Tất cả bay lên trời
- Nghĩ đến bà
Lần 4
- Bà nội hiện về
→ Mong được mãi ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương.
-Bà biến mất
=> Bốn lần quẹt diêm là bốn mong ước giản dị, chân thành, chính đáng
Lần 5
- Bà dắt em lên trời
- Em đã chết vì đói rét.
=> Làm nổi bật mong ước chính đáng và số phận bất hạnh của em bé
3. Cái chết của cô bé bán diêm
- Em bé: thi thể ngồi giữa những bao diêm, má hồng, môi mỉm cười → cái chết thương tâm.
- Cảnh vật: bừng sáng
- Mọi người: vui vẻ ra khỏi nhà, không ai để ý đến cô bé đã chết bên đường.
→ Xót thương, đồng cảm với số phận của cô bé, tố cáo xã hội thờ ơ trước người nghèo khổ.
Câu trả lời của bạn: 11:15 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Cô bé bán diêm
1. Tác giả
- An-đéc-xen (1808- 1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
- Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là người nghèo khổ.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.
- Văn bản “Cô bé bán diêm” trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → cứng đờ ra: Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Phần 2: Tiếp theo → thượng đế : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé
- Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé
c, Thể loại: Truyện ngắn.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
- Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Kể chuyện hấp dẫn chân thực
- Di
Câu trả lời của bạn: 11:11 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Lão Hạc
1. Nhân vật lão Hạc.
a. Hoàn cảnh Lão Hạc
- Lão nông già yếu, nghèo khó
- Vợ chết sớm
- Con trai bỏ đi đồn điền cao su, để lão ở nhà với “cậu Vàng”
→ Hoàn cảnh cô đơn, đáng thương
b. Tình cảm của lão Hạc với cậu Vàng trước khi bán:
- Gọi con chó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi con cái
- Bắt rận, đem ra ao tắm
- Cho ăn cơm….cái bát như một nhà giàu
- Nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng
- Chửi yêu, nói với nó như nói một đứa cháu
- Không đủ sức nuôi nó, lão suy tính đắn đo, coi việc bán chó là việc rất hệ trọng.
→ Tình yêu tha thiết với loài vật, một người giàu tình cảm
c. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:
- Thái độ, cử chỉ:
+ Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu
+ Đôi mắt lão ầng ậng nước
+ Mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt
+ Cái đầu ….ngoẹo, miệng móm mém…mếu
+ Lão hu hu khóc
- Suy nghĩ: con chó không biết gì, già rồi còn đánh lừa một con chó.
- Nghệ thuật: sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, động từ có sức gợi tả cao.
→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận, tự trách mình
=> Lão Hạc là người nhân hậu, tình nghĩa, thuỷ chung, giàu tình yêu thương.
d. Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán chó.
- Lão nhờ ông giáo hai việc:
+ Giữ hộ mảnh vườn cho con
+ Gửi tiền để lo ma cho mình
→ Thương con sâu sắc, cẩn thận, chu đáo, không muốn phiền luỵ đến láng giềng.
- Chỉ ăn khoai, củ chuối, củ ráy, sung luộc, rau má, trai, ốc.
- Từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo
→ Cuộc sống cùng cực, khổ sở
=> Lão Hạc giàu lòng tự trọng.
e. Cái chết của lão Hạc
- Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép trào ra, chốc chốc lại bị giật mạnh nảy lên, vật vã đến hai giờ mới chết
- Miêu tả cái chết cụ thể, chi tiết cận cảnh sử dụng liên tiếp từ tượng thanh, tượng hình
→ Cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm và thương tâm.
=> Là người có ý thức cao về lẽ sống, coi trọng nhân phẩm, sống trong sạch, lương thiện
=> Là điển hình của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 với số phận cơ cực, đáng thương nhưng có phẩm chất tốt đẹp, đáng kính trọng.
2. Nhân vật ông giáo
- Muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc, ái ngại, an ủi, bùi ngùi...
- Giấu giếm vợ giúp lão Hạc.
- Tôn trọng, cảm thông, xót thương tình cảnh của lão Hạc.
- Những ý nghĩ thấm đẫm triết lý nhân sinh, thâm trầm, sâu sắc.
=> Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc. Người trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người.
Câu trả lời của bạn: 11:11 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Lão Hạc
1. Tác giả
- Nam Cao (1915- 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở Lí Nhân – Hà Nam
- Là nhà văn hiện thực phê phán đầu thế kỉ XX.
- Sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài: người tri thức tiểu tư sản và người nông dân.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác:
- “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943. Là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân trong xã hội phong kiến của Nam Cao.
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.
- Phần 2: Tiếp theo → đáng buồn: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.
- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.
c, Thể loại: Truyện ngắn.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
- Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, khách quan.
- Xây dựng nhân vật tiêu biểu, điển hình
- Kết hợp triết lí và trữ tình.
Câu trả lời của bạn: 11:07 27/04/2021
C/ Đọc hiểu tác phẩm Tức nước vỡ bờ
1. Nhân vật chị Dậu
a. Hoàn cảnh gia đình: là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy khắp nơi để nộp sưu, phải bán gánh khoai, đàn chó và con mới đủ tiền nộp sưu cho chồng.
b. Chị Dậu khi chăm sóc chồng:
- Cháo chín, múc ra bát, quạt cho chóng nguội.
- Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng, ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
→ Là người phụ nữ hiền dịu, yêu thương chồng con.
c. Khi đối phó với bọn tay sai:
- Lúc đầu:
+ run run, thiết tha
+ xưng hô: cháu – ông
→ Nhẫn nhục, van xin, l
Câu trả lời của bạn: 11:07 27/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Tức nước vỡ bờ
1. Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893- 1954), quê ở Lộc Hà – Bắc Ninh nay là Đông Anh – Hà Nội
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8 – 1945.
- Là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, giàu tính chiến đấu, ông thường viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội phong kiến.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” .
- “Tắt đèn” là tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
b, Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Chị Dậu chăm sóc chồng.
- Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng.
c, Thể loại: Tiểu thuyết.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ
- Chân lí dân gian: Có áp bức, có đấu tranh
- Chân lí cuộc sống: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng, không có con đường nào khác.
f, Giá trị nội dung:
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.
- Toát lên vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
g, Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
- Khắc họa rõ nét nhân vật qua miêu tả di