Linh
Sắt đoàn
0
0
Hợp kim có những tính chất nào tương tự tính chất của các chất trong hỗn hợp ban đầu ?
A. Tính chất hoá học. B. Tính chất vật lí. C. Tính chất cơ học. D. Cả A, B, C.
Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào :
A. thành phần của hợp kim. B. cấu tạo của hợp kim.
C. chế độ nhiệt của quá trình tạo hợp kim. D. Cả A, B, C.
Trong loại hợp kim có tinh thể hỗn hợp hoặc dung dịch rắn, kiểu liên kết chủ yếu là :
A. lên kết kim loại. B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết ion. D. liên kết giữa các phân tử.
Hợp chất hoá học trong hợp kim (có cấu tạo tinh thể hợp chất hoá học) có kiểu liên kết là :
A. Kim loại. B. Cộng hoá trị. C. Ion. D. Cả A, B, C.
Những tinh thể được tạo ra sau khi nung nóng chảy các đơn chất trong hỗn hợp tan vào nhau, gọi là :
A. Tinh thể hỗn hợp. B. Tinh thể dung dịch rắn.
C. Tinh thể hợp chất hoá học. D. Cả A, B, C.
Hợp kim không được cấu tạo bằng loại tinh thể nào ?
A. Tinh thể hỗn hợp. B. Tinh thể ion.
C. Tinh thể dung dịch rắn. D. Tinh thể hợp chất hoá học.
Để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy thuỷ ngân này trong dung dịch (dư) của :
A. Hg(NO3)2 B. Zn(NO3)2 C. Sn(NO3)2 D. Pb(NO3)2
Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Để loại được tạp chất có thể dùng :
A. bột Cu dư, sau đó lọc. B. bột Fe dư, sau đó lọc.
C. bột Zn dư, sau đó lọc. D. Tất cả đều đúng.
Cho phản ứng : Ag+
+ Fe2+ Ag + Fe3+ Fe2+ là :
A. Chất oxi hoá mạnh nhất. B. Chất khử mạnh nhất.
C. Chất oxi hoá yếu nhất. D. Chất khử yếu nhất.
Giữa hai cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra phản ứng theo chiều :
A. chất oxi hoá yếu nhất sẽ oxi hoá chất khử yếu nhất sinh ra chất oxi hoá mạnh hơn và chất khử mạnh hơn.
B. chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử yếu nhất sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử mạnh hơn.
C. chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
D. chất oxi hoá yếu nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất sinh ra chất oxi hoá mạnh nhất và chất khử yếu hơn.
Trong phản ứng : 2Fe3++Cu2++2Fe2+ Chất khử yếu nhất là :
A. Fe3+
B. Cu
C. Cu2+
D. Fe2+
Trong phản ứng : Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ Chất oxi hoá yếu nhất là :
A. Cu B. Fe3+ C. Cu2+ D. Fe2+
Trong phản ứng : Ni + Pb2+ Pb + Ni2+ Chất khử mạnh nhất là :
A. Ni B.Pb2+ C. Pb D. Ni2+
Trong phản ứng : 2Ag+
+ Zn 2Ag + Zn2+ Chất oxi hoá mạnh nhất là :
A. Ag+ B.Zn C. Ag D. Zn2+
Ý nghĩa của dãy điện hoá kim loại :
A. Cho phép cân bằng phản ứng oxi hoá – khử.
B. Cho phép dự đoán được chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử.
C. Cho phép tính số electron trao đổi của một phản ứng oxi hoá – khử.
D. Cho phép dự đoán tính chất oxi hoá – khử của các cặp oxi hoá – khử.
Đâu không phải là tính chất hoá học chung của kim loại ?
A. Tác dụng với phi kim. B. Tác dụng với axit.
C. Tác dụng với bazơ. D. Tác dụng với dung dịch muối.
Đâu không phải là đặc điểm về cấu tạo nguyên tử kim loại ?
A. Bán kính nguyên tử tương đối nhỏ hơn so với nguyên tử phi kim.
B.Số electron hoá trị thường ít hơn so với nguyên tử phi kim.
C.Lực liên kết với hạt nhân của những electron hoá trị tương đối yếu.
D. Cả A, B, C đều là đặc điểm của cấu tạo nguyên tử kim loại.
Những tính chất vật lí của kim loại như : tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng phụ thuộc chủ yếu vào
A. bán kính và điện tích ion kim loại. B. khối lượng nguyên tử kim loại.
C. mật độ electron tự do. D. cả A, B, C.
Kim loại có tỉ khối lớn nhất là :
A. Cu B. Pb C. Au D. Os